MỤC LỤC
Nhằm thống nhất thực hành về nghiệp vụ tín dụng chứng từ trên phạm vi toàn cầu, phòng Thương Mại Quốc Tế (International Chamber of Commerce – ICC) cho ra đời bản điều lệ về quy tắc thực hành và thống nhất về tín dụng chứng từ lần đầu tiên vào năm 1933 (tại Viene – Áo). UCP là văn kiện tập hợp toàn bộ những qui tắc và định nghĩa quốc tế thống nhất về tín dụng chứng từ, được hơn 165 quốc gia công nhận (đặc biệt Mỹ và Canada coi UCP là một bộ luật cấu thành luật pháp quốc gia).
Vận đơn ghi tên người giao hàng là phía thứ 3 trong trường hợp người hưởng L/C uỷ thác quy định mọi nghĩa vụ về giao hàng thuộc về người yêu cầu uỷ thác, người xuất khẩu chịu trách nhiệm về ký kết hợp đồng ngoại thương, chứng từ thanh toán và được hưởng hoa hồng phí. Tuỳ theo loại hàng hoá, quan hệ giữa người mua và người bán, yeu cầu của nước nhập khẩu… mà L/C có thể quy định thêm một số chứng từ khác, như: Phiếu đóng gói/phân loại (Packing list/Specification); Giấy chứng nhận trọng lượng, chất lượng hàng hóa; Chứng nhận giám định.
Việc mô tả hàng hoá trên C/O có thể là chung chung, miễn là không mâu thuẫn với mô tả hàng hoá trong L/C.
Khi thực hiện các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến tín dụng chứng từ, ngân hàng thu được một mức phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàng đối với từng nghiệp vụ cụ thể: phí mở L/C, phí thanh toán L/C, phí tu chỉnh L/C. Để thu các khoản phí này, ngân hàng có thể được thu theo một tỷ lệ nhất định trên giá trị dịch vụ thực hiện hoặc thu cố dịnh theo từng món nghiệp vụ phát sinh như: phí mở L/C thu theo tỷ lệ % trên trị giá L/C phát hành , phí thông báo L/C thu cố định theo từng L/C nhận được. Chúng ta có thể nhận xét một cách tổng quát về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như sau: Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng vừa là trung gian thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, vừa là người đảm bảo thanh toán cho hai bên nhận được sự đảm bảo thanh toán từ ngân hàng mở hoặc NHXN, đảm bảo thu được tiền hàng khi xuất trình chứng từ phù hợp các điều khoản và điều kiện của L/C.
Chương I, khoá luận đã tâp trung nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận: các thành phần tham gia thanh toán L/C, quy trình nghiệp vụ, lợi ích và rủi ro đối với các bên, bộ chứng từ trong L/C, chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ… Những lý luận này sẽ làm nền tảng cho việc vận hành vào thực tiễn ở chương II và đưa ra giải pháp xử lý trong chương III.
Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ liên quan đến thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch.Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý kho tiền và qũy tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT VN. Để giữ vững và tăng cường huy động vốn, Sở giao dịch I đã chủ động triển khai mạnh mẽ nhiều biện pháp thu hút vốn như: Áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ hạn với lãi suất bậc thang linh hoạt theo số tiền và kỳ hạn gửi tiền; triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn VNĐ và ngoại tệ để khách hàng lựa chọn; mở rộng đối tượng huy động vốn là TCTD phi NH; TCKT khác; các quỹ công đoàn..Triển khai kịp thời các đợt phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm dự thưởng kèm quà khuyến mại; Chủ động quảng cáo và đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng..Kết quả, Sở giao dịch I đã duy trì được nguồn vốn ổn định và tăng trưởng, tiếp tục giữ vững là đơn vị có nguồn vốn huy động lớn nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam, đáp ứng đủ vốn cho thanh toán và đầu tư phát triển của mọi đối tượng khách hàng. Với sự phát triển khá toàn diện của các mặt hoạt động kinh doanh với công nghệ ngày càng được hoàn thiện hoạt động kế toán không chỉ hoàn thành khối lượng công việc lớn của mình, mà còn thực hiện tốt vai trò " đầu mối thanh toán bắc cầu" cho một số chi nhánh NHCT trong cả nước và các ngân hàng khác hệ thống.
Trong năm qua, Sở giao dịch I thường xuyên kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ mới như: Dịch vụ Internet Banking, đến nay đã có 35 đơn vị và cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ này; Cho vay du học, chứng minh tài chính được 10 món, số tiền là 1,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, Sở giao dịch I còn thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động thanh toán L/C như: Cho vay ký quỹ, chiết khấu bộ chứng từ cửi hàng, bảo lãnh… Nhờ vậy, phương thức tín dụng chứng từ cho thấy nhập khẩu được sử dụng hiệu qủa hơn, uy tín của Sở giao dịch I nói riêng và củ Ngân hàng Công Thương Việt Nam nói chung được nâng lên. Để đạt được tất cả những thành tích trên Sở giao dịch I nói chung và Phòng Tài trợ thương mại nói riêng đã nhận thức được và chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối; chính sách; pháp luật của Đảng, Nhà nước; của ngành và địa phương. Tư vấn chính xác cho khách hàng những vấn đề liên quan trong nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện đưa chứng từ đến tận nơi cho khách hàng lớn, nên được khách hàng tin yêu số lượng khách hàng đến giao dịch với Phòng tăng nhanh.
Tuy nhiên, là một phương thức thanh toán khá phức tạp và đòi hỏi kiến thức kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ cao nên bên cạnh những thành tựu nhất định thì thực sự hoạt động thanh toán của phương thức này vẫn còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế.
Đồng thời, ngân hàng cần xem xét các yếu tố cần thiết phải có của bộ chứng từ trước khi quyết định chiết khấu như: uy tín nhà xuất khẩu, tình trạng hoạt động và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu nếu bộ chứng từ đó không được thanh toán, khả năng thanh toán của ngân hàng mở, trị giá bộ chứng từ… và mức độ rủi ro biến động giá cả của hàng hoá đó trên thị trường, mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Hiện nay, trong điều kiện thương mại điện tử ngày càng phát triển, ICC đã ban hành eUCP để áp dụng trong những trường hợp xuất trình chứng từ điện tử.Vì vậy, các ngân hàng thương mại cũng cần nắm vững các quy định trong thông lệ này để có thể vận hành nó vào thực tiễn được an toàn và hiệu quả hơn. Hướng dẫn cho khách hàng loại L/C nhập nào nên được mở, các điều khoản mở L/C, nội dung L/C thì phải phù hợp với bộ chứng từ hàng hoá, ưu và nhược điểm của từng loại; để đảm bảo quyền lợi cho mình thì người nhập khẩu nên thực hiện thanh toán như thế nào, hướng dẫn khách hàng bổ sung, sửa chữa những sai sót.…Bên cạnh đó, Sở giao dịch I nên tăng cường việc tổ chức cung cấp kiến thức, giúp khách hàng hiểu về qui trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ, từ đó khách hàng sẽ tránh được những sai sót và rủi ro.
Việc sử dụng có hiệu quả các công nghệ sẵn có luôn luôn phải đi kèm với sự đầu tư mua sắm trang thiết bị mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của phương thức tín dụng chứng từ nói chung và thanh toán L/C nhập khẩu nói riêng trong khi đây là điểm mạnh của Sở giao dịch I. Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký với khách hàng nước ngoài hoặc căn cứ vào L/C đã được thong báo, Ngân hàng cấp tín dụng để giúp đơn vị thu mua hoặc sản xuất hàng xuất khẩu.Việc làm này củng cố mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng để họ thấy rằng ngân hàng không chỉ là người bạn mà còn là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, từ đó khách hàng sẽ tích cực thanh toán qua ngân hàng. Ví dụ khi đã có bằng chứng pháp lý là bên xuất khẩu có hành vi gian lận trong thanh toán L/C, thì cho phép bên nhập khẩu có thể đình chỉ thanh toán, nhằm bảo vệ quyền lợi cho tổ chức xuất nhập khẩu trong nước… Nhà nước cần phải hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến ngân hàng một cách đồng bộ.