Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Bến Tre đến năm 2020

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu

Thực hiện đo lường và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm từ 2011- 2014, dựa trên các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. - Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre từ nay đến năm 2020.

Phương pháp nghiên cứu

Nguồn dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị của Công ty xăng dầu Bến Tre từ năm 2011 đến 2014, các báo cáo từ bộ phận nhân sự và một số tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu do các phòng nghiệp vụ của công ty cung cấp, trong đó chủ yếu là số liệu từ phòng Kế toán -Tài chính. Dựa trên các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp trên để đưa ra các kết luận về thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Kết cấu của luận văn

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp định tính là chủ yếu (tổng hợp, phân tích, diễn giải, quy nạp). Từ thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty đã được phân tích ở chương 2, với các nguồn lực sẵn có của công ty và điều kiện kinh doanh hiện tại, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

    Việc phân tích phải được tiến hành toàn diện, đầy đủ, tổng hợp toàn bộ các mặt có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để phát hiện các nhân tố có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực trong kinh doanh, để nhà quản trị đề ra các quyết định và phương án kinh doanh phù hợp, theo hướng tối ưu hóa các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao. Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định số lượng đối thủ cạnh tranh, thị phần mà các đối thủ cạnh tranh đang nắm giữ; ai là đối thủ cạnh tranh chính để phân tích chiến lược họ đang thực hiện, các tiềm năng, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có các chiến lược ứng phó phù hợp.

    (Hình 6: Kênh phân phối dịch vụ)
    (Hình 6: Kênh phân phối dịch vụ)

    PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011-2014

    Giới thiệu chung về Công ty xăng dầu Bến Tre

    Cơ sở để bộ máy tổ chức Công ty hoạt động là các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ và phân công cho từng bộ phận đã được ban hành như: Quy chế làm việc của Ban giám đốc, Quy chế quản lý tài chính, Quy chế quản lý cửa hàng, Quy chế quản lý công nợ, Quy chế đào tạo, Quy chế trả lương và phân phối tiền thưởng…. Công ty chịu sự chỉ đạo của Tập đoàn, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các công tác khác, trên cơ sở các quy chế hiện hành của Tập đoàn ban hành thống nhất toàn ngành như: Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, Quy chế quản lý tài chính, Quy chế giám sát tài chính, Quy chế đầu tư xây dựng, Quy chế kinh doanh xăng dầu, …. Hàng tháng, Tập đoàn sẽ thông báo mức lãi gộp này, để công ty chủ động tính toán mức thù lao phải chi cho các đại lý, các khoản chi phí kinh doanh, …Đối với các hàng hóa khác, công ty được quyền chủ động giá bán, trên cơ sở giá định hướng của nhà cung cấp.

    Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

    Thời gian này cú Cụng ty trỏch nhiệm hữu hạn Hưng Thỏi (với nguồn hàng khụng rừ nguồn gốc) thực hiện giảm giá mạnh cho các doanh nghiệp tiêu thụ và các tàu đánh cá khu vực vùng biển Bình Đại và Ba Tri từ 2000-2500 đồng so với giá bán lẻ cho mỗi lít dầu diesel, công ty không cạnh tranh được. Trong thời gian này, công ty đã áp dụng nhiều biện pháp như tập trung cho phương thức bán lẻ, xây mới, sửa chữa nâng cấp các cửa hàng theo nhận dạng thương hiệu, thường xuyên kiểm tra các thiết bị đo lường, đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa, thay đổi phong cách bán hàng, nâng cao dịch vụ phục vụ khách hàng, tăng cường công tác thông tin tiếp thị tìm kiếm khách hàng mới. Việc quản lý, sử dụng tài sản có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty, vì vậy cần phân tích hiệu suất sử dụng tài sản qua các chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản và vòng quay của các yếu tố cấu thành tài sản như: các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định (xem bảng 2.8).

    Bảng 2.2: Sản lượng xăng dầu bán theo từng phương thức của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014
    Bảng 2.2: Sản lượng xăng dầu bán theo từng phương thức của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

    Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

    Ngoài việc cần đầu tư nhiều hơn cho đào tạo, để khai thác được tiềm năng của người lao động công ty nên chú trọng các yếu tố tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi và áp dụng các chính sách động viên khen thưởng hợp lý để nó trở thành động lực làm việc cho người lao động, góp phần tăng hiệu quả cho công ty. Theo xu hướng phát triển hiện nay của xã hội, để điều hành quản lý và đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp thì các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn cao còn cần phải có kiến thức về xã hội, tâm lý, kinh tế, khả năng giao tiếp,… Vì vậy thời gian tới công ty cần đào tạo cho lực lượng kế thừa để có đủ trình độ và khả năng điều hành doanh nghiệp. Công ty đầu tư các thiết bị, máy tính ở văn phòng công ty và các cửa hàng, đáp ứng yêu cầu thông tin về khách hàng mọi lúc như công nợ, sản lượng tiêu thụ lũy kế, cơ cấu nhận hàng trên tổng số lượng mua hàng của từng người,…Ngoài ra, chương trình quản lý cửa hàng cũng cung cấp cho bộ phận quản lý các thông tin về tình hình thực hiện kinh doanh của từng cửa hàng trực thuộc.

    Hình 2.3 thể hiện thị phần của các công ty đầu mối xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2014.
    Hình 2.3 thể hiện thị phần của các công ty đầu mối xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2014.

    Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre giai đoạn 2011-2014

    ● Chi phí kinh doanh xăng dầu tăng trong khi sản lượng sụt giảm, hiệu quả sử dụng chi phí của công ty giảm dần qua các năm từ 2011-2014, do nhiều nguyên nhân trong đó có yếu tố cạnh tranh, sự tăng giá cả của hàng hóa dịch vụ đầu vào, cùng với việc phải thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn phòng cháy, bảo vệ môi trường. Tuy rủi ro xảy ra cháy nổ không thuộc các tồn tại hiện nay để công ty cần đưa ra giải pháp, nhưng công ty luôn phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro của ngành nghề kinh doanh đặc thù này, cùng với việc ngăn ngừa rủi ro mất an toàn tài chính trong quản lý. Trong quá trình phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu Bến Tre, kết hợp với việc phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động của công ty từ môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, tác giả đã rút ra những điểm cơ bản trong hoạt động của công ty trong giai đoạn 2011-2014.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020

    Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Bến Tre đến năm 2020

    Để phù hợp với điều kiện hiện nay của công ty về nguồn vốn đầu tư và nhân lực, vừa để chấp hành theo quy định của địa phương, Công ty cần có các bước chuẩn bị để thực hiện theo lộ trình ưu tiên như trong năm 2015 hoàn tất việc nâng cấp hai cửa hàng Tân Thành và An Thới, bốn cửa hàng còn lại sẽ tiếp tục thực hiện trong năm 2016 và 2017. Với việc dừng hoạt động đối với các cửa hàng không hiệu quả do sản lượng quá thấp hiện nay như Cảng Cá, An Thủy 2, Bình Thắng, công ty vừa giảm được chi phí vừa có một số lao động dôi dư từ các cửa hàng này để bố trí về các điểm bán hàng chính, khai thác hết công suất sử dụng cửa hàng, sắp xếp lại ca bán hàng theo hướng phù hợp hơn. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc thu, nộp số tiền bán hàng hàng ngày ở các cửa hàng, nộp vào ngân hàng cuối mỗi ca bán hàng để chuyển về công ty, từ đó trích chuyển tự động về Tập đoàn, nhằm mục đích giữ an toàn tài chính đồng thời cũng để giảm tiền trả lãi chậm nộp công ty phải trả, góp phần tăng lợi nhuận.

    Các kiến nghị

    Cùng với các biện pháp ngăn ngừa rủi ro cháy nổ, công ty cần xây dựng kế hoạch, phối hợp với cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở địa phương tổ chức thực hiện, để nhân viên diễn tập thao tác xử lý tức thời trong các tình huống xảy ra cháy. Các ngành cần thực hiện đúng chức năng để ngăn chận nạn gian lận thương mại và tình trạng buôn lậu gần như công khai ở các vùng biển Bình Đại, Ba Tri kéo dài từ năm 2012 đến nay vẫn chưa được giải quyết, để giảm thất thu ngân sách của Tỉnh và để các đơn vị kinh doanh đúng pháp luật không bị thiệt thòi do nạn cạnh tranh không lành mạnh. Do kinh doanh xăng dầu là một ngành nghề kinh doanh đặc thù, tuy thực tế ở công ty chưa xảy ra cháy nổ, nhưng nếu để xảy ra cháy nổ sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh của công ty, nên tác giả xin phép đưa ra vấn đề quản lý rủi ro cháy nổ và xem như là một trong số các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.