MỤC LỤC
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Các dữ liệu phục vụ nghiên cứu này chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, bao gồm: Các văn bản pháp lý về chi NSNN, đặc điểm địa bàn nghiên cứu; các báo cáo về chi NSNN của các đơn vị; các công trình nghiên cứu có liên quan;. Các dữ liệu này đƣợc thu thập từ các nguồn Chi cục Thống kê huyện Tĩnh Gia, Phòng Tài chính - Kế hoạch UBND thị xã Nghi Sơn, Kho bạc nhà nước huyện Tĩnh Gia, các thư viện của các trường đại học, các trang Web … bằng cách tìm, đọc, phân tích, tổng hợp lại và trích dẫn đầy đủ.
- Thống kê mô tả: Sử dụng các tham số thống kê mô tả nhƣ số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân… để phân tích mức độ thực hiện các chức năng quản lý chi NSNN cấp huyện. - Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này nhằm so sánh mức độ thực hiện các chức năng quản lý chi NSNN giữa các đơn vị, giữa các năm, giữa thực hiện với kế hoạch.
Và là nguồn tư liệu tham khảo cho người học, các nhà khoa học quan tâm đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương. Gắn với chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước, chi NSNN thực hiện ở nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội nhƣ quốc phòng; an ninh và trật tự an toàn xã hội; giáo dục - đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; y tế, dân số và gia đình; văn hóa thông tin; phát thanh, truyền hình, thông tấn; thể dục thể thao; bảo vệ môi trường; hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước…; với nhiều khoản chi có tính chất kinh tế xã hội khác nhau nhƣ chi đầu tƣ phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia…; liên quan đến nhiều chủ thể trong xã hội.
Mục tiêu chung của quản lý chi NSNN cấp huyện là làm sao mang lại một kết quả tốt nhất về phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể khác trong xã hội nhằm đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý chi ngân sách nhà nước Hội đồng nhân dân huyện, UBND huyện, phòng Tài chính - KH huyện, KBNN huyện và các đơn vị sử dụng ngân sách có mối quan hệ mật thiết trong việc điều hành, quản lý chi ngân sách, trong đó phòng Tài chính - KH huyện đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý chi NSNN của huyện.
Trên cơ sở báo cáo của UBND cấp huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và Cục thuế tỉnh thảo luận dự toán ngân sách năm kế hoạch với địa phương, thống nhất về số liệu và các nội dung của dự toán thu, chi ngân sách năm kế hoạch với UBND huyện; đồng thời thông báo với Sở Tài chính kiểm tra về dự toán ngân sách đối với UBND huyện, đặc biệt là giao nguồn thu đảm bảo sát với thực tế, tính đầy đủ nhu cầu và định mức, đồng thời bổ sung đầy đủ phần cân đối ngân sách cho huyện. Căn cứ vào dự toán đƣợc UBND tỉnh giao, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chủ động phối hợp với Chi cục thuế tham mưu cho UBND huyện lập dự toán thu NSNN huyện và xây dựng phương án phân bổ chi ngân sách đối với các đơn vị và các lĩnh vực theo thẩm quyền; Thẩm định, thống nhất số liệu giao dự toán ngân sách cho cấp xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện để UBND huyện trình HĐND huyện xem xét, quyết định phê chuẩn.
Những năm qua, thực hiện Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội từ thị xã đến cơ sở đã chủ động, tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị góp phần vào sự phát triển, chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chi ngân sách giai đoạn 2020 - 2022 của thị xã đáp ứng kịp thời và cơ bản đảm bảo các nhiệm vụ chi như: Chi tiền lương, chi bảo trợ xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu, hoạt động nghiệp vụ thường xuyên cho công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các ngành, các cấp từ thị xã đến cơ sở, đảm bảo hoạt động bình thường trên tất cả các lĩnh vực và chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay UBND thị xã có 11 phòng chuyên môn, 05 ban, đội, trung tâm trực thuộc (Ban QLDAĐTXD, Ban GPMB HT&TĐC, Trung tâm DVNN, Trung tâm VHTTTT&DL và Đội KTQTXD). UBND thị xã có nhiệm vụ lập dự toán chi, phương án phân bổ, lập quyết toán chi NSNN trình HĐND thị xã phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Căn cứ vào nghị quyết của HĐND thị xã, UBND thị xã quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và nhiệm vụ. thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp xã. Ngoài ra, UBND thị xã còn đƣa ra những quyết định về giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN đã đƣợc HĐND phê duyệt; kiểm tra, báo cáo công khai việc thực hiện chi NSNN của thị xã, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong việc quản lý chi NSNN thị xã. Phòng Tài chính – kế hoạch thị xã. Phòng Tài chính – kế hoạch thị xã Nghi Sơn là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND thị xã Nghi Sơn, có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính ngân sách, tài sản theo quy định của pháp luật. Phòng Tài chính – kế hoạch thị xã bao gồm 11 cán bộ công chức, nhân viên đều đạt trình độ đại học trở lên. Trong công tác quản lý chi NSNN cấp huyện, phòng Tài chính – kế hoạch thị xã là chủ thể quản lý quan trọng, có vai trò tham mưu cho HĐND – UBND thị xã Nghi Sơn về công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách trên địa bàn theo Luật ngân sách Nhà nước quy định. Về công tác đầu tƣ XDCB, phòng Tài chính – kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu cho HĐND – UBND từ khâu lập kế hoạch, thực hiện và quyết toán các công trình XDCB, công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách, công tác xã hội hóa đầu tƣ. Giai đoạn 2020-2022, phòng Tài chính – kế hoạch thị xã đã đạt đƣợc nhiều thành tích trong công tác quản lý chi NSNN nói riêng và công tác quản lý tài chính nói chung. Nhiều năm liên tiếp, phòng Tài chính – kế hoạch thị xã đã được UBND thị xã khen thưởng, tặng cờ thi đua xuất sắc trong công tác quản lý ngân sách, kế hoạch đầu tƣ. Kho bạc nhà nước Nghi Sơn. Trong công tác quản lý chi NSNN của thị xã thì KBNN Nghi Sơn có nhiệm vụ thực hiện kiểm soát các khoản chi NSNN theo quy định của Luật NSNN, kiểm tra đối chiếu xác nhận số liệu chi NSNN trên địa bàn Thị xã. Bên cạnh đó KBNN Nghi Sơn còn có nhiệm vụ:. - Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước thị xã sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cƣợc, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:. a) Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN Nghi Sơn; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật. b) Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật. c) Thực hiện lập báo cáo quyết toán các nguồn vốn đầu tƣ thuộc nguồn vốn NSNN và các nguồn vốn khác đƣợc giao quản lý theo quy định. d) Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN Nghi Sơn. Nguyên nhân của sự biến động dự toán các khoản chi thường xuyên NSNN tại thị xã Nghi Sơn là do trong năm 2020 nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách như thực hiện lộ trình chính sách cải cách tiền lương, luật dân quân tự vệ, chính sách an sinh thị xã hội đối với hộ nghèo,…Sang năm 2021 và 2022, thị xã tập trung đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, hỗ trợ GPMB các dự án trọng điểm… do đó, năm 2021, 2022 tỷ trọng của chi đầu tƣ xây dựng tăng lên, tỷ trọng của chi thường xuyên giảm đi.
Nhờ có sự nhận thức đƣợc vị trí, vai trò quan trọng của ngân sách thị xã Nghi Sơn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền thị xã Nghi Sơn cũng nhƣ trong sự phát triển kinh tế - thị xã hội trên địa bàn để có những định hướng thiết thực, phù hợp tình hình thực tế của địa phương trong quá trình xây dựng và điều hành ngân sách. Bên cạnh đó, để có thể thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách thị xã Nghi Sơn phải có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, của cơ quan tài chính, KBNN các cấp và sự giám sát của nhân dân theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phát huy nguyên tắc công khai, dân chủ trong quản lý ngân sách thị xã Nghi Sơn.
Về việc lập và giao dự toán chi đầu tư phát triển: Trên cơ sở định hướng kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của thị xã và hướng dẫn của cấp trên về phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ trong năm, UBND thị xã đã thực hiện chỉ đạo việc lập kế hoạch nguồn vốn đầu tƣ cho năm kế hoạch kịp thời, đúng quy trình, cụ thể cho từng dự án, công trình, đã bố trí vốn đầu tƣ theo thứ tự ƣu tiên, đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển trên địa bàn thị xã. Kết quả phân tích, đánh giá những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản chi ngân sách, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán đến thanh tra, kiểm tra chi NSNN để làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã Nghi Sơn trong thời gian tới.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, với chức năng nhiệm vụ đã đƣợc quy định, các cơ quan, các đơn vị, các ngành, UBND các xã, phường trên tinh thần nõng cao trỏch nhiệm đƣợc giao, xỏc định rừ nhiệm vụ, những khú khăn vướng mắc cần phải tháo gỡ theo chuyên môn nghiệp vụ của mình, nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chi ngân sách. - UBND thị xã Nghi Sơn tập trung chỉ đạo điều hành phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của thị xã đi đôi với tích cực tranh thủ các nguồn lực, lựa chọn các vấn đề trọng tâm, các lĩnh vực trọng điểm để xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, phân công tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức tài chính, nâng cao trình độ nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo, đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ các kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, các kiến thức bổ trợ, đào tạo lại theo chức danh, đào tạo theo vị trí việc làm, đội ngũ cán bộ quản lý NSNN phải đủ về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu hợp lý, có tính chuyên nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng hoàn thiện công tác quản lý NSNN. Tích cực triển khai Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, mở rộng xã hội hóa dịch vụ công ở những địa bàn, lĩnh vực có điều kiện, trọng tâm là xây dựng kết cấu giá dịch vụ sự nghiệp công, tiến tới tiệm cận tới giá thị trường; tái cơ cấu chi NSNN cho từng lĩnh vực theo hướng giảm dần sự hỗ trợ từ NSNN trực tiếp cho các đơn vị sự nghiệp, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực ngoài nhà nước để tập trung thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết ở chương 1, thực trạng quản lý chi ngân sách ở chương 2 và định hướng phát triển, yêu cầu và mục tiêu quản lý chi ngân sách của thị xã Nghi Sơn, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trên địa bàn thị xã trong thời gian tới. Tác giả hy vọng đây sẽ là những ý kiến đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà trên địa bàn thị xã Nghi Sơn nói riêng, đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa nói chung với mục tiêu thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.