MỤC LỤC
Phát triển năng lực người học là một vấn đề cấp thiết, giáo viên cần tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để học sinh được thực hiện các hoạt động vận cụng kiến thức, sử dụng kỹ năng và thể hiện thái độ, phát huy năng lực của mình.
Đưa các hoạt động dạy học tích cực vào giờ học có hợp lý không?. Từ bảng số liệu trên, tôi nhận thấy học sinh yêu thích môn Sinh chiếm tỷ lệ khá thấp chỉ chiếm 10.1% trong đó tỷ lệ học sinh không thích môn Sinh chiếm tỷ lệ 15%. Một trong những nguyên nhân học sinh chưa học tốt môn Sinh chính là do học sinh cho rằng kiến thức môn Sinh khô khan chiếm tới 35.4% ; sau đó là do học sinh hổng kiến thức chiếm 28.9%; Trong đó nguyên nhân đến từ phía giáo viên chiếm tỷ lệ khá cao 22.9% học sinh cho rằng do giáo viên chưa khơi gợi hứng thú của bộ môn Sinh học cho học sinh.
Khi được hỏi rằng có nên các hoạt động dạy học tích cực vào giờ học không thì có tới 34,9 % cho rằng là việc đó là không hợp lý. Trên cơ sở đó tôi nghĩ giáo viên cần phải xây dựng được cho học sinh sự hứng thú, kích thích tò mò tự giác tìm hiểu môn học. Bằng kinh nghiệm và tìm hiểu của bản thân cũng như việc thường xuyên áp dụng trong các tiết dạy, tôi nhận thấy: việc đưa các hoạt động dạy học tích cực vào giờ học vào trong qúa trình dạy học đã tạo hứng thú cho học sinh ngay khi bắt đầu giờ học, cũng như lôi cuốn trong suốt cả tiết học.
Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và đọc lời bình cho hình ảnh đó. Sinh đẻ có kế hoạch Cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai.
GV chia học sinh thành 3 nhóm HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đã giao. Sau khi các nhóm đã thống nhất nội dung giáo viên giúp học sinh chuẩn kiến thức và mỗi nhóm được chia thành 2 nhóm nhỏ gọi là khu A và khu B. Lần lượt từng HS chuyên gia trong nhóm mảnh ghép chia sẻ kiến thức do nhóm mình chuẩn bị trong nhóm chuyên gia mà mình đã thành thạo về kiến thức.
Sau khi hết thời gian chia sẻ nội dung các nhóm mảnh ghép đổi sản phẩm cho nhau. Phải đảm bảo tất cả học sinh trong nhóm mảnh ghép đều được chia sẻ và tương tác kiến thức. Sau khi nghe HS chia sẻ kiến thức các thành viên hoàn thành nội dung trong phiếu ghi bài.
GV nhận xét kết quả làm việc nhóm và yêu cầu HS ghi vào phiếu học tập về sinh đẻ có kế hoạch, các biện pháp tránh thai, cơ chế tác dụng, ưu nhược điểm của các biện pháp tránh thai. Kiểm tra các kiến thức mà học sinh đã được trang bị trong nội dung hình thành kiến thức về sinh đẻ có kế hoạch, Cơ chế tác dụng, ưu nhược điểm của các biện pháp tránh thai. Biện pháp tránh thai nào có thể phòng chống được các bệnh lây qua đường tình dục?.
Kiểm tra khả năng tranh biện của học sinh biện trước các vấn đề về tình yêu tuổi học trò; Tình yêu gắn với tình dục, Mang thai ở tuổi học trò. GV yêu cầu mỗi nhóm cử hai thành viên đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình về các nội dung đã chuẩn bị. Chủ đề Tình yêu học trò gắn với tình dục: Nhóm 3 ủng hộ, nhóm 4 phản đối.
Lần lượt HS đại diện của 6 nhóm lên trình bày luận điểm để bảo vệ ý kiến của nhóm mình về nội dung đã được chuẩn bị. Các thành viên khác có nhiệm vụ hỗ trợ và sẵn sàng tham gia trình bày khi được chỉ định. Giáo viên yêu cầu HS nhận xét và đánh giá cho điểm về luận điểm mà bạn mình trình bày.
GV tổng hợp ý kiến và đưa ra ý kiến nhận xét cũng như điểm đánh giá của mình đối với từng thành viên trong nhóm báo cáo. Kết thúc tiết học mỗi học sinh sẽ có một điểm từ bài kiểm tra một điểm từ quá trình làm việc trên lớp do các bạn tromg nhóm chuyên gia và mảnh ghép chấm.Hoc sinh còn tự đánh giá điểm trong giờ học của mình.
Qua kết quả từ bảng 1 và đồ thị 1 tôi nhận thấy Khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực đã giúp cho hoc sinh hứng khởi ghi nhớ kiến thức làm tăng điểm số hơn. Qua bảng số liệu tôi nhận thấy số lượng học sinh yêu thích môn sinh ở mức độ thích là 28% và rất thích là 20,4% và chỉ còn 2% học sinh là không thích. Đặc biệt 100% học sinh cho rằng việc hoạt động dạy học tích cực vào giờ học là hợp lý.
Như vậy có thể thấy khi thay đổi phương pháp dạy học đặc biệt là hoạt động dạy học tích cực vào giờ học đã đem lại hiệu quả. Mặt khác qua quá trình dạy học tôi nhận thấy khi hoạt động dạy học tích cực vào giờ học đã đem lại hứng thú chủ động cho học sinh, phương pháp này. Mặt khác phương pháp này cũng phát triển được phẩm chất, năng lực của học sinh.
Về mặt lý luận: Tăng cường bổ sung làm phong phú thêm các phương pháp dạy học mới trong quá trình giảng dạy môn Sinh học nói riêng và các môn học khác. Về mặt thực tiễn: Phát huy được khả năng tự học, tinh thần đoàn kết, khả năng sáng tạo … của học sinh, vận dụng để giải các vấn đề thực tiễn, cụ thể. Từ đó không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà còn nâng cao phẩm chất năng lực học sinh.
Tăng cường khả năng tự học của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức. Cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường trang bị các thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học như: máy quay phim, chụp ảnh, ….
Không những trau dồi chuyên môn nghiệp vụ làm chủ các phương pháp dạy học, áp dụng linh hoạt để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh từ đó sẽ phát huy được năng lực cho HS. Cần tích cực chủ động trong việc lĩnh hội và làm chủ kiến thức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao không chỉ về điểm số mà còn làm thay đổi nhận thức học tập phát huy năng lực của học sinh.
Sáng kiến thực hiện tốt được mục tiêu đổi mới của giáo dục, bên cạnh việc trang bị kiến thức sáng kiến còn giúp học sinh phát triển toàn diện, có khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả. Cần phát huy và mở rộng xây dựng nhiều các phương pháp dạy học bằng trò chơi học tập.