MỤC LỤC
Từ đó, có cái nhìn tổng thể, đa chiều, bao quát hơn về xây dựng ĐSVH ở Việt Nam và các vùng miền, địa phương… Cùng với đó, cung cấp cơ sở thực tiễn, bổ sung làm phong phú những kinh nghiệm xây dựng ĐSVH cơ sở ở tỉnh Phú Thọ: chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xây dựng ĐSVH cơ sở; quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đề cao vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng ĐSVH cơ sở; phát huy những lợi thế của Tỉnh trong xây dựng ĐSVH cơ sở…. Thông qua những nội dung cơ bản và giá trị của nó đối với đề tài luận án cũng cho thấy vấn đề “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 2010 đến năm 2020” đang là “khoảng trống” khoa học trong nghiên cứu (đó là, cần nghiờn cứu hệ thống, khỏi quỏt, luận giải, làm rừ chủ trương và sự chỉ đạo;. đưa ra nhận xét: ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; rút ra các kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về xây dựng ĐSVH cơ sở từ năm 2010 đến năm 2020), cho nên nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không trùng lặp với các công trình đã được công bố.
Cần đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền (tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng,…) để. vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội, ngày giỗ, ngày tết và các hình thức sinh hoạt văn hóa ở địa phương; cần “ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức xã hội” [44, tr.48];. xây dựng cách ứng xử tốt đẹp giữa con người với con người trong toàn xã hội. Bốn là, đầu tư xây dựng hệ thống TCVH cơ sở. Tăng cường “hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở các cấp”. Xây dựng hệ thống TCVH phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, thúc đẩy các hoạt động, phong trào văn hóa phát triển mạnh ở địa phương. Thông qua các TCVH sẽ kích thích, ươm mầm cho những ý tưởng, khát vọng sáng tạo;. trao truyền, quảng bá và lan tỏa các sản phẩm văn hóa; huy động tinh thần đoàn kết của nhân dân, giúp họ tăng tình yêu và gắn bó với quê hương, đất nước. Trên cơ sở đó, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong thực hiện chủ trương về xây dựng ĐSVH cơ sở;. đồng thời, khắc phục khâu yếu, những mặt còn hạn chế trong xây dựng ĐSVH cơ sở. Chính sách của Nhà nước về xây dựng ĐSVH cơ sở. Một là, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động; kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng làm công tác văn hóa cơ sở. Thực hiện hoạt động tuyên truyền gắn với “phát động và tổ chức tốt phong trào thi đua, tạo động lực, thúc đẩy thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” [117, tr.6]. Tiến hành kiện toàn về tổ chức, hoạt động và bảo đảm điều kiện cho Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Chú trọng “công tác giáo dục, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, chiến sỹ lực lượng vũ trang gương mẫu thực hiện phong trào” [117, tr.5]. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo và lực lượng làm công tác văn hóa các cấp. Hai là, triển khai đồng bộ các biện pháp xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh. Triển khai các biện pháp nhằm xây dựng môi trường văn hóa: Thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, vận động. người dân tập thể dục thể thao, phòng chống tệ nạn trong xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động… Thực hiện xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, tạo ra môi trường tốt đẹp để xây dựng ĐSVH cơ sở, hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ cộng đồng thân thiện, đoàn kết giúp nhau. “Xóa đói, giảm nghèo”, hợp tác phát triển kinh tế. Tích cực “gắn kết và phát huy vai trò của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với phát triển văn hóa nông thôn; xây dựng nông thôn mới” [117, tr.2]. Từng bước xây dựng gia đình văn hóa, thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa và tương đương. Ba là, chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa tốt đẹp, nhất là ở các vùng nông thôn. Chú trọng xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, giao tiếp, ứng xử văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng; bảo vệ cảnh quan, thiên nhiên, môi trường và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội. Mọi người, mọi nhà tích cực “thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới; việc tang và lễ hội” [117, tr.3], kiên quyết bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Tiếp tục phấn đấu 80% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định hiện hành về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị; phấn đấu 90% trở lên cán bộ, công chức, viên chức không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Bốn là, xây dựng hệ thống TCVH đồng bộ, hiệu quả và nâng cao chất lượng các phong trào văn hóa cơ sở. Quan tâm xây dựng hệ thống TCVH, thể thao cơ sở, “từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân ở các vùng, miền, khu vực trong cả nước” [120, tr.2]. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc “xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở” [117, tr.2]; đồng thời, vận động nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ các công trình văn hóa, lịch sử, thể thao, vui chơi, giải trí, từng bước nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa của mỗi người dân. Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng các TCVH, kịp thời phát hiện, khắc phục những hiện tượng sai lệch, tiêu cực, có biện pháp giải quyết phù hợp. Nâng cao chất lượng các phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản văn hóa; tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn. hóa; nhằm tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng con người có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa. Đẩy mạnh hoạt động triển khai thực hiện phong trào. “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ vũ phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá”, “Khu dân cư tiên tiến”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”. “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. tiêu biểu cấp tỉnh. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử, văn hóa của tỉnh Phú Thọ. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đặc biệt, còn nhiều xã nghèo, nhiều hủ tục lạc hậu trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số chưa được thay đổi…);. Ca Trù (hay còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu…) là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX trở về trước. Phú Thọ là một trong 17 tỉnh, thành thuộc vùng lan tỏa của Ca Trù. Nhân dân Phú. Thọ đã sớm tiếp thu và sử dụng Ca Trù trong các dịp lễ hội, đình đám và là một sản phẩm tinh thần trong đời sống sinh hoạt văn nghệ dân gian của cộng đồng, tồn tại song hành với các làn điệu Hát Xoan, Hát Ghẹo vùng trung du Bắc Bộ. Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể của vùng Đất Tổ nói riêng và kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Tỉnh Phú Thọ tự hào khi sở hữu ba di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận: Lễ hội Đền Hùng, Hát Xoan và Ca Trù. Đây là điều có ý nghĩa to lớn và là thế mạnh riêng của Phú Thọ. Phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đã góp phần nâng cao ĐSVH cơ sở của người dân trên địa bàn tỉnh; đồng thời, là cơ hội để quảng bá nét đẹp và phát huy ảnh hưởng của văn hóa truyền thống ở Phú Thọ tới các tỉnh, thành trên phạm vi cả nước và ra thế giới. Người dân tỉnh Phú Thọ đã lưu giữ được những giá trị văn hóa tốt đẹp. Xuất phát từ mảnh đất thiêng liêng - cội nguồn của dân tộc Việt Nam, kinh đô của nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương; ngay từ rất sớm, người dân Phú Thọ đã hun đúc tinh thần yêu nước, căm thù giặc; tinh thần ham học hỏi, cầu thị, tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới… Người dân nơi đây luôn biết giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Là vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, tỉnh Phú Thọ hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, những di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đó vẫn được gìn giữ và phát huy giá trị, là sức mạnh nội sinh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có di tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt; 73 di tích được xếp hạng quốc gia, 12 di tích lịch sử cấp tỉnh…. Hiện tại, tỉnh Phú Thọ có 92 lễ hội được bảo tồn, lưu giữ hoàn chỉnh cả phần lễ và phần hội tại các địa phương; 43 lễ hội được. tổ chức hằng năm. Nhiều lễ hội đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, độc đáo như: Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, hội Trò Trám Tứ Xã…. Với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú mà tỉnh Phú Thọ đã và đang sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng ĐSVH cơ sở và thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Từ đó, góp phần phát triển các hoạt động dịch vụ trên địa bàn tỉnh, từng bước nâng cao ĐSVH của người dân. Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử - văn hóa của Tỉnh đó thờ̉ hiện rừ những thuận lợi và khú khăn tỏc động trực tiếp đến quỏ trỡnh Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng ĐSVH cơ sở. Về thuận lợi: Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhất là độ đậm đặc của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. truyền thống đã tạo điều kiện cho tỉnh Phú Thọ trong giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế; đầu tư nguồn lực xây dựng, nâng cấp TCVH; đẩy mạnh các phong trào văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao quần chúng.. Tuy nhiên, mặt trái của những tiếp xúc, giao lưu, sự giao thoa văn hóa, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Một số nét đẹp văn hóa trong lối sống, phong tục, lễ hội truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một; các di tích lịch sử văn hóa, không gian văn hóa bị xuống cấp; những tác động của văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng đi ngược lại truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, của địa phương.. có tác động tiêu cực, làm suy thoái hoặc đánh mất giá trị văn hóa, ĐSVH của người dân trên địa bàn tỉnh. Môi trường và nếp sống văn hóa có biểu hiện của sự xói mòn, nhiều hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại. Hệ thống các TCVH cơ sở ít được chú trọng. Trên cơ sở nhận thức đúng thuận lợi, khó khăn của Tỉnh là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Phú Thọ quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đề ra phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng ĐSVH cơ sở sát với đặc điểm điều kiện của địa phương. Thực trạng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở tỉnh Phú Thọ trước năm 2010 Ưu điểm:. Một là, công tác tuyên truyền về ĐSVH cơ sở được tiến hành với hình thức phong phú; Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các lực lượng làm công tác văn hoá ở cơ sở thường xuyên được kiện toàn và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, nhất quán và đồng bộ đến cơ sở, địa bàn dân cư gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống. văn hóa”, Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”…. Các “hoạt động thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú đã góp phần quan trọng đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân; xây dựng, tổ chức đời sống văn hóa cơ sở, đấu tranh chống tiêu cực và tệ nạn xã hội” [184, tr.12]. Công tác tuyên truyền, thông tin có nhiều hình thức phong phú, đa dạng: băng rôn, khẩu hiệu, loa phát thanh, bài phóng sự.. thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Mạng lưới truyền thanh phục vụ công tác tuyên truyền được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và chỉ đạo chặt chẽ về nội dung. Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác văn hóa có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Nhận thức đúng tư tưởng Hồ Chí Minh: Cán bộ “là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân” [87, 68]; thấy được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, các địa phương trong tỉnh tiến hành kiện toàn Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Ban Chỉ đạo phong trào của Tỉnh đã soạn thảo “hơn 300 cuốn. “Những điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hơn 100 cuốn “Hỏi và đáp phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” [184, tr.13]. Ban Chỉ đạo và các lực lượng làm công tác văn hoá ở cơ sở góp phần quan trọng “làm chuyển biến từ nhận thức đến hành động trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân; được nhân dân đồng tình, hưởng ứng và tích cực tham gia, góp phần bảo đảm trật tự kỷ cương, tạo lập môi trường văn hoá lành mạnh nhất là văn hoá cơ sở” [184, tr.13]. Hai là, xây dựng môi trường văn hóa có nhiều tiến bộ. Hằng năm, tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ, lễ hội truyền thống… góp phần làm phong phú và nâng cao ĐSVH tinh thần của nhân dân. Hoạt động các phong trào “đã góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực, tạo môi trường văn hoá lành mạnh”. Ba là, xây dựng nếp sống văn hóa có sự chuyển biến tích cực. Việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn hoá ở cơ sở dần đi vào nền nếp. Các địa phương đã “phối hợp tổ chức cho nhân dân ở các khu dân cư trực tiếp tham gia thảo luận các tiêu chí danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu dân cư văn hóa và khu dân cư tiên tiến. Bốn là, việc củng cố, xây dựng TCVH và nâng cao chất lượng các phong trào văn hóa cơ sở đạt được những kết quả quan trọng. Việc củng cố, xây dựng TCVH đã “huy động được đông đảo lực lượng xã hội tích cực tham gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao;. góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, tình hình an ninh chính trị - trật tự xã hội được giữ vững. Một là, công tác tuyên truyền về xây dựng ĐSVH cơ sở có thời điểm chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn. âm lịch)… Thông tin tuyên truyền đến với người dân thường chậm, không kịp thời; phạm vi tác động của thông tin, tuyên truyền còn hẹp; đối tượng tiếp nhận thông tin hạn chế và thường bị chi phối bởi khả năng, nhận thức chính trị và khả năng, mức độ cảm nhận giá trị văn hóa, nghệ thuật.
Cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra với quy mô ngày càng lớn, sâu rộng hơn, tốc độ nhanh hơn đã tạo nên sự thay đổi to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… Nền kinh tế tri thức dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học và công nghệ: Nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới… Thông tin và tri thức khoa học trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng của sản xuất và đời sống xã hội, ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, trở thành động lực của sự phát triển của sản xuất, con người và xã hội. Chú trọng “quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành văn hóa, nhất là đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở để công tác quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa ở các địa phương đúng định hướng của Đảng và các quy định của pháp luật” [138, tr.5]; đồng thời “lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ tham mưu lĩnh vực văn hóa, văn nghệ từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý văn hóa, chú trọng kỹ năng bảo vệ giữ gìn di sản văn hóa đối với đội ngũ cán bộ văn hóa cấp xã” [138, tr.5].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra, phấn đấu “đảm bảo 100% khu dân cư có nhà văn hóa; nhiều công trình văn hóa, thể thao hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân” [8, tr.19]; các tổ chức chính trị - xã hội: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh… đã tích cực vận động các nguồn lực để xây dựng hệ thống nhà văn hóa ở khắp xã, phường, thị trấn; có kế hoạch sửa chữa, cải tạo hệ thống nhà văn hóa đã xuống cấp… nhằm phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện chủ trương xây dựng ĐSVH cơ sở từ năm 2015 đến năm 2020, Tỉnh ủy, UBND, HĐND cùng cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Phú Thọ thường xuyên bám sát tình hình, chú trọng phát huy tốt vai trò tham mưu của Ban Chỉ đạo xây dựng ĐSVH cơ sở, các sở, ban ngành tập trung chỉ đạo thực hiện: Nâng cao chất lượng tuyên truyền, tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phát triển lực lượng làm công tác văn hóa cơ sở; tăng cường xây dựng môi trường văn hóa cơ sở; tăng cường xây dựng nếp sống văn hóa cơ sở; tăng cường đầu tư, xây dựng các TCVH cơ sở và đẩy mạnh các phong trào văn hóa cơ sở.