Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu 1. Câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là phân tích hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu và đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro. - Qua những đánh giá về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân nêu trên, đề xuất ra các giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro.

Phương pháp nghiên cứu

Ngoài ra còn có các dữ liệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro cung cấp như báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo về kim ngạch xuất khẩu, các văn bản và quyết định của công ty, kế hoạch và mục tiêu phát triển của công ty để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng chung và thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của công ty. Phương pháp phân tích dữ liệu: Đối với dữ liệu định lượng, khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp phân tích nhằm phân tích sâu về các số liệu thứ cấp đã thu thập, sau đó tổng hợp nhằm đánh giá, đưa ra kết luận về bản chất của vấn đề cần nghiên cứu và chứng minh cho các luận điểm.

Kết cấu của khóa luận

Phương pháp thu thập dữ liệu: sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từluận văn, công trình nghiên cứu của khóa trước nhằm hệ thống, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu và đưa ra các cơ sở lý luận về mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá. Đối với dữ liệu định tính, khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết nền kết hợp cùng các công cụ phân tích, so sánh, tổng hợp để giải thích và phân tích các dữ liệu đã thu thập nhằm đưa ra kết luận về vấn đề.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HểA

Cơ sở lý luận về xuất khẩu 1. Khái niệm về xuất khẩu

Việc trực tiếp tiếp xúc với thị trường nước ngoài của doanh nghiệp sẽ giúp chủ động hơn trong việc kinh doanh, nắm bắt được diễn biến tình hình thị trường từ đó đưa ra chiến lược phù hợp với từng thị trường cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm bớt chi phí trung gian và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Cơ sở lý luận về thị trường và thị trường xuất khẩu 1. Khái niệm về thị trường

Theo quan điểm về kinh doanh quốc tế: “Thị trường xuất khẩu là tập hợp những khách hàng có nhu cầu thị trường với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại mà doanh nghiệp có dự án trong mối quan hệ của môi trường kinh doanh và điều kiện cạnh tranh quốc tế.”. Có thể thấy, ngoài những đặc điểm chung của thị trường thì thị trường xuất khấu còn có những nét riêng là: chủ thể của thị trường xuất khẩu là người mua và người bán có quốc tịch khác nhau, hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ được thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và mức độ cạnh tranh cao hơn so với tại thị trường trong nước.

Cơ sở lý luận về hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa 1. Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa

Để mở rộng thị trường theo chiều sâu, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp như sau: (i) xúc tiến bán với những khách hàng hiện tại qua các sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp; (ii) lựa chọn thị trường ngách trong thị trường hiện có để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp hoặc (iii) nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ mới cho các thị trường hiện có của doanh nghiệp. Đối với hoạt động xúc tiến bán tới người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng một trong các hình thức: hàng mẫu, phiếu mua hàng, quà tặng, giảm giá trực tiếp, hoàn tiền một phần hoặc thưởng thêm hàng,… Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thực hiện xúc tiến bán tới người tiêu dùng hoặc tới trung gian phân phối, áp dụng kỹ thuật như: ưu đãi mua hàng, trợ cấp chuyển hàng, giảm giá khi mua tiếp, hàng tặng, hỗ trợ trưng bày hàng, hội nghị khách hàng, hội thi bán hàng hoặc quảng cáo và xúc tiến hợp tác.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN

Theo độ tuổi

Theo dừi, giỏm sỏt quỏ trỡnh và bỏo cỏo tiến độ sản xuất hàng ngày với cấp trên. Mỗi kho có thủ kho chịu trách nhiệm quản lý hàng xuất nhập kho và hàng tồn lại mỗi ngày, mỗi tháng và thông báo lại cho bộ phận kinh doanh cũng như bộ phận sản xuất để điều chỉnh lượng sản xuất cho phù hợp.

Theo trình độ lao động

    Lý giải cho diễn biến tình hình xuất khẩu nông sản của công ty qua các năm là do năm 2021 đại dịch làm đứt gãy chuỗi ngành hàng nông sản từ sản xuất đến vận chuyển, sản xuất, chế biến, phân phối khó khăn, ngưng trệ còn từ năm 2022 dường như nền kinh tế đã trở lại trang thái bình thường, đại dịch được kiểm soát, công ty đã kịp thời điều chỉnh lại bộ máy điều hành, tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu mới và nguồn cung ứng nguyên liệu mới chú trọng tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi mà các hiệp định thương mại song phương, đa phương Việt Nam ký kết với các thị trường lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên hiệp châu Âu (EVFTA) có hiệu lực thì càng cho thấy cơ hội cho nông sản Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu là rất lớn. Bên cạnh, đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp theo hướng nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức hợp tác của nông dân, đẩy mạnh tập trung đất đai, tăng quy mô tạo điều kiện thuận lợi áp dụng cơ giới hóa và phát triển chế biến nông sản; phát triển các tổ chức hợp tác, trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ và kinh doanh dịch vụ cơ giới nông nghiệp; đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò là “trụ cột” của chuỗi giá trị.

    Phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản được cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; chú trọng phát triển các doanh nghiệp chế biến, bảo quản có đủ năng lực về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ để dẫn dắt chuỗi giá trị nông sản, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả; khuyến khích phát triển các cụm liên kết làm động lực của các vùng. Vì vậy, công ty cần nâng cao chất lượng mặt hàng và thúc đẩy sản lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường này và cạnh tranh với sản phẩm của các thị trường khác như Trung Quốc, Indonesia, Brazil,… Ngoài những đơn hàng sản xuất, công ty còn thu mua và kinh doanh thêm các sản phẩm thương mại nhằm đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, phục vụ được nhu cầu của nhiều khách hàng hơn, làm tiền đề để mở rộng thị trường xuất khẩu.

    Bảng 3.2. Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro giai đoạn  2021 – 2023
    Bảng 3.2. Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro giai đoạn 2021 – 2023

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

      Thứ nhất, Nhà nước cần đưa ra những giải pháp đồng bộ hỗ trợ toàn ngành phát triển theo chuỗi, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, số hóa trong sản xuất, chế biến nông sản để đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm; thực hiện truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu và đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế. Thứ hai, Hiệp hội ngành hàng cần tăng cường xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ, triển lãm, quảng bá lồng ghép các chương trình giao dịch thương mại, kết nối giao thương, truyền thông thương hiệu, phát triển thương mại đa kênh trong đó thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, tăng cường hoạt động thương mại điện tử với nhiều sàn giao dịch lớn trong và ngoài nước, đẩy mạnh kết nối xuất khẩu thông qua các nhà phân phối nước ngoài tại Việt Nam. Trên cơ sở những kiến thức được đào tạo trong nhà trường, kết hợp với nghiên cứu tình thực tế và sự học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ công ty, em đã rút ra được những thành công, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại; đồng thời đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp cũng như một số kiến nghị với Nhà nước, Hiệp hội ngành hàng nhằm giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro nói riêng và các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nông sản nói chung có thể mở rộng thị trường xuất khẩu cả chiều rộng lẫn chiều sâu.