MỤC LỤC
Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị sự khác biệt văn hóa trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu quần áo sang thị trường Mỹ của Công ty TNHH HS Fashion Corporation (Vietnam) trong giai đoạn 2021-2023. Khoá luận tập trung nghiên cứu về quản trị sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Mỹ trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu quần áo sang thị trường Mỹ tại Công ty TNHH HS Fashion Corporation (Vietnam).
Để đảm bảo cho nội dung của nghiờn cứu cụ thể và làm rừ được vấn đề nghiờn cứu, sau khi thu thập được dữ liệu thứ cấp từ các nguồn, dữ liệu tiếp tục được sàng lọc để lấy thông tin cần thiết, được tổng hợp và sắp xếp lại cho phù hợp với các phần nghiên cứu khác nhau. Đối với dữ liệu lấy từ các phòng ban chuyên môn của Công ty TNHH HS Fashion Corporation, chúng sẽ được chọn lọc các thông tin, số liệu liên quan, cần thiết cho bài nghiên cứu, xử lý phân tích và tổng hợp lại thành dạng bảng, biểu đồ để đưa ra so sánh, đánh giá phù hợp.
Sau khi thực hiện phỏng vấn các nhân viên phụ trách cũng như trực tiếp ghi lại quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, các thông tin sẽ được ghi chép, đánh giá và chọn lọc nội dung phù hợp để đưa vào khóa luận.
(1997), khác biệt văn hoá liên quan đến việc tích hợp và duy trì những giá trị, niềm tin và quy tắc ứng xử được xã hội tiếp thu, tác động đến phạm vi hành vi được chấp nhận có thể phân biệt được giữa nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác. Trong Bài giảng Quản trị đa văn hoá cũng đề cập tới: “Khác biệt văn hóa có thể hiểu là việc giữa hai hay nhiều nền văn hóa có những giá trị khác nhau, thậm chí trái ngược nhau tạo nên những nét riêng làm cho có thể phân định được các nền văn hóa.
Mặc dùng vậy, yếu tố văn hóa cũng có ảnh hưởng nhất định đến cách các doanh nghiệp xây dựng hợp đồng: Khía cạnh né tránh bất trắc của Hofstede, theo đó các quốc gia có chỉ số thấp ở khía cạnh này thường sử dụng hợp đồng dạng chung chung bởi họ có thể giải quyết các rủi ro một cách linh hoạt, mềm dẻo theo thực trạng. Quản trị đa văn hóa miêu tả cách hành xử của các tổ chức trong khuôn khổ các quốc gia và các nền văn hóa; so sánh những cách ứng xử giữa các quốc gia và các nền văn hóa với nhau; và, điều quan trọng nhất, có lẽ là hướng tới việc cố gắng hiểu và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa những người là đồng nghiệp, các nhà quản lý, khách hàng, các nhà cung ứng, và các đối tác liên kết đến từ các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau”.
Công ty TNHH HS Fashion Corporation chuyên kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thời trang dệt may và dệt kim (trừ trang phục từ da lông thú) và giày dép sang nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Công ty đã thiết lập sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ ở thị trường Mỹ, United Kingdom, Đan Mạch và nhiều quốc gia khác trên thế giới, đồng thời xuất khẩu sản phẩm của mình cho khách hàng ở các khu vực này.
Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn năm 2021-2023 Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy được thị trường Mỹ là thị trường chủ lực của công ty, thị trường Mỹ chiếm chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty (khoảng hơn 60%). Đến năm 2023, dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, thị trường thể giới mở cửa trở lại, hoạt động thương mại quốc tế được hồi phục, kéo theo đó là nhu cầu thị trường tăng lên nên sản lượng xuất khẩu của công ty cũng tăng đáng kể (khoảng 14,5%) so với năm 2022.
Nguồn: Tác giả tự thu thập thông qua phỏng vấn Theo kết quả phỏng vấn (Việt Nam với số điểm trung bình là 2.33 điểm, Mỹ với số điểm trung bình là 1.67 điểm) cho thấy cách thức xây dựng hợp đồng của đối tác Mỹ và Việt Nam đều theo cách từ dưới lên (6/6 người được phỏng vấn cho rằng Mỹ rất thường xuyên hoặc thường xuyên dùng hợp đồng từ dưới lên, 60% còn lại rất hay dùng hợp đồng từ dưới lên). Tóm lại, khi lựa chọn và theo đuổi chiến lược này, công ty đã cố gắng tận dụng những mặt tích cực mà văn hoá Mỹ mang lại, như sự đúng giờ, v.v… Tuy nhiên, công ty vẫn cố gắng giữ được nét văn hóa trong đàm phán riêng của mình, và kết hợp giữa cách thức quản trị của công ty mình với cách thức quản trị của công ty đối tác và tin rằng đây là cách tốt nhất để vận hành hoạt động của doanh nghiệp.
Một hạn chế nữa đó là các nhà đám phán của công ty chưa thích nghi tốt với tốc độ đàm phán của đối tác Mỹ, công ty vẫn gặp đôi chút choáng ngợp và bị rơi vào tình trạng căng thẳng do công việc bàn luận diễn ra liên tiếp yêu cầu các nhà đàm phán phải suy nghĩ liên tục và sự tập trung cao độ cho việc cung cấp các thông tin và trả lời các câu hỏi từ khách hàng một cách chính xác nhất. Nhân viên chịu trách nhiệm đàm phán chủ quan chưa thực sự chủ động trong việc nghiên cứu, tìm hiểu đối tác, việc chuẩn bị cho buổi đàm phán đôi khi còn chưa tốt, đàm phán theo kinh nghiệm cá nhân mà không ghi chép lại cách xử lý đối với từng trường hợp cụ thể, khi gặp lại các trường hợp tương tự sẽ bị động và không biết cách xử lý đúng.
Công ty cần phải nghiên cứu đối tác, lợi ích, mục tiêu của họ và mọi biến động thị trường là rất cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt và truyền đạt hiệu quả quan điểm của mình trong quá trình đàm phán. Quản trị một cách có hệ thống hơn về quy trình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu theo một lộ trình kế hoạch chi tiết nhằm đặt được các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn mà công ty đã đề ra, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tiến trình làm việc của các nhân viên chuyên trách.
Thông qua các ghi chép trên, công ty có thể tổng hợp được những đặc điểm nổi trội, những điểm đã làm tốt và những điểm cần phải cải thiện khi đàm phán với các đối tác Mỹ, để từ đó rút ra những kinh nghiệm từ đó xây dựng lộ trình kế hoạch, đưa ra các chiến lược đàm phán phù hợp nhằm tăng tỉ lệ thành công. Một số hội chợ được tổ chức hàng năm như: Hội chợ thương mại quốc tế Hoa Kỳ lần thứ nhất – American Expo 2024; Triển lãm Máy móc, Thiết bị, Nguyên phụ liệu dệt may 2024; Hội chợ Sourcing At Magic – hội chợ xúc tiến thương mại chuyên ngành thời trang – nơi tập hợp hàng đầu các nhà sản xuất, nhà cung cấp và cung ứng dịch vụ quốc tế từ mặt hàng sản xuất quần áo, giày dép, hàng dệt may đến vật liệu, linh kiện, phụ kiện thuộc.
Thứ hai, Nhà nước Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao hơn nữa, tham gia ký kết các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh tài trợ cho hoạt động xuất khẩu, Mỹ là một trong những quốc gia nhập khẩu lớn từ Việt Nam, vậy nên trong thời gian tới Nhà nước cũng có thể tiến hành củng cố hơn nữa mối quan hệ riêng với Mỹ để tạo cơ hội ký kết nhiều hơn các hiệp định thương mại. Thứ tư, cung cấp thêm các công cụ giúp nghiên cứu và thông tin thị trường quốc tế để giỳp doanh nghiệp hiểu rừ xu hướng thị trường, xỏc định cỏc cơ hội xuất khẩu tiềm năng và đưa ra quyết định sáng suốt trong quá trình đàm phán hợp đồng là cần thiết.
- Việt Nam: xây dựng mối quan hệ - 6 (Mong muốn xây dựng quan hệ) – Công ty đặt mục tiêu đảm bảo các điều kiện thuận lợi đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và tích cực, vì thế sẽ sử dụng nhiều cách để hai bên hiểu nhau hơn như tặng cà phê, đưa đón khách, cho khách đi tham quan, v.v…. Đoàn đàm phán thoải mái với việc không đúng chờ trong khoảng 15-30 phút, và thường sẽ có một phần nói chuyện nhỏ trước khi bắt đầu buổi đàm phán - Sự khác biệt này có thể gây ra hiểu lầm giữa hai bên khi phía Mỹ cho rằng Việt Nam đang lãng phí thời gian của họ; trong khi phía đoàn Việt Nam lại thấy rằng phía Mỹ không cho thấy sự tôn trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với mình.