Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức xã tại thành phố Buôn Ma Thuột

MỤC LỤC

Công chức cấp xã

Trong hệ thống hành chính nhà nước, công chức cấp xã làm việc ở cấp hành chính thấp nhất nên công chức cấp xã với nhiệm vụ chủ yếu là thực thi chính sách và trong quá trình thực thi nhiệm vụ báo cáo, phản ánh, kiến nghị đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung những chính sách chưa phù hợp với thực tiễn mà không phải hoạch định những chính sách có tính vĩ mô. Thực tế, về trình độ chuyên môn của công chức cấp xã hiện vẫn còn thấp so với mặt bằng chung và đặc biệt tại các khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng núi, biên giới, hải đảo những nơi không có điều kiện để phát triển và nâng cáo chuyên môn nghiệp vụ.

Các yếu tố ảnh hưởng thúc đẩy đến tạo động lực làm việc của công chức xã

Các yếu tố chủ quan

Với một người lãnh đạo ngoài các yếu tố về năng lực chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo,… thì công chức thường sẽ quan tâm đến phòng cách lãnh đạo, người ta thường nói “Lãnh đạo nào phong trào đấy” ý nghĩa là như vậy. Trong phạm vi chương 1: Với đề tài mang tính chất nghiên cứu ứng dụng tại chương này tác giả đã nghiên cứu, trình bày các cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, trình bày các khái niệm cơ bản có liên quan đến luận văn như động lực, động lực làm việc, tạo động lực làm việc. Việc phân tích, làm rừ cỏc khỏi niệm và cỏc yếu tố liờn quan đến cỏc vấn đề về cơ sở lý luận ở chương 1 là cơ sở để tác giả đi vào nghiên cứu thực trạng động lực làm việc và tạo động lực làm việc của công chức 8 xã trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk để từ đó đề xuất các giải pháp ở chương 3 của luận văn.

Thực trạng về mục tiêu tạo động lực làm việc của công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột

Chủ trương cải cách tiền lương đã được triển khai từ Đại hội XII của Đảng nhưng việc triển khai hiện vẫn chưa thực hiện được vì nhiều lý do khách quan như khủng hoảng kinh tế, đại dịch Covid-19,… Để làm rừ nội dung này, tỏc giả đó tiến hành về đỏnh giỏ mức độ quan tâm của công chức cấp xã đến việc cải cách tiền lương. Bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp đối với công chức cấp xã cho thấy, Nghị quyết 27- NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về thiết kế cơ cấu tiền lương mới và xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Tỷ lệ 12,5% công chức thấy bình thường và 5% không quan tâm, với tỷ lệ công chức này một số cho rằng mức cải cách tiền lương vẫn chưa đáp ứng được mức sống hiện tại của họ và đa số đều có những công việc khác ngoài giờ làm việc hoặc gia đình tương đối khá giả so với mặt bằng chung của xã hội tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Thực trạng tạo động lực làm việc của công chức cấp xã trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột

Thực trạng tạo động lực thông qua công chính sách về tiền lương, tiền thưởng và chế độ phúc lợi

Qua nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự phản hồi của công chức về một số vấn đề như đa số công chức cho rằng chính sách khen thưởng hiện nay mang nặng tính hình thức, đôi khi còn không công bằng mang tính phân chia năm nay người này được thì sang năm đến người khác,… và chưa phản ánh thực chất công trạng của công chức và làm cho công chức chưa cảm thấy vinh dự về phần thưởng mà mình nhận được. Tuy nhiên, theo quan sát của bản thân nhận thấy, vấn đề về mối quan hệ giữa công chức với lãnh đạo, đồng nghiệp ở một số nơi vẫn còn tồn tại sự mâu thuẫn, nhiều lãnh đạo vì cơ cấu, một số lại thuộc diện phải sắp xếp bố trí công việc tương đương hay bị kỷ luật điều chuyển về .v.v năng lực đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu của vị trí lãnh đạo làm mất sự tin tưởng, kính trọng của công chức từ đó cấp trên thường gây khó dễ, đồng nghiệp đố kỵ, ganh ghét dẫn đến bầu không khí nặng nề nơi công sở. Điều này được thể hiện qua cách đánh giá một là do sự nể nang, nghĩa là trong khi thực hiện việc đánh giá thì trách nhiệm của người đứng đầu chưa thực hiện hết chức trách nhiệm vụ của mình, sợ ảnh hưởng đến thành tích chung của tập thể và hai là công tác tự phê bình và phê bình của bản thân công chức thường không chịu thừa nhận là mình không hoàn thành nhiệm vụ hay là hoàn thành kém.

Đánh giá chung công tác tạo động lực cho công chức cấp xã tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng tham gia như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ,…đồng hành cùng chia sẻ nhọc nhằn, khó khăn, gian khổ để cùng nhau hướng tới một đích chung là xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột ngày càng phát triển với đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kỷ luật, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi để triển khai có hiệu quả các mục tiêu của thành phố đã đề ra. Chính sách tiền lương của công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng hiện vẫn đang áp dụng theo thang bảng lương của nhà nước với cách tính theo hệ số lương và theo thâm niên công tác nên có hiện tượng một số vị trí việc làm đang được hưởng mức lương cao nhưng lại không phản ánh đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức và ngược lại đối với một số vị trí việc làm phải hoàn thành rất nhiều công việc nhưng mức lương lại thấp do tuổi nghề còn trẻ và hệ số lương thấp. Ngoài ra, chính sách lương mới đảm bảo cuộc sống cơ bản và chính sách về khen thưởng và chế độ phúc lợi hiện vẫn ở mức động viên cán bộ công chức là chính, chưa đáp ứng được mức sống của đại đa số cán bộ, công chức dẫn đến hệ luỵ không mong muốn là nhiều cán bộ, công chức phải tìm nguồn khác ngoài lương để bù đắp phần thiếu hụt ảnh hưởng đến chất lượng lãnh đạo, quản lý, thực thi công vụ, cung cấp dịch vụ công, dẫn đến tiêu cực, tham nhũng.

Quan điểm và định hướng tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại thành phố Buôn Ma Thuột

Ở đây, một môi trường văn hóa lành mạnh không chỉ đẹp bên ngoài đó là môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp mà yếu tố bên trong đó là đạo đức công vụ, kỷ cương, kỷ luật hành chính, các mối quan hệ trong môi trường phải thật sự chân tình, thân thiện và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính và hội nhập quốc tế. Ngay lập tức, ngày 3/1/2023, UBND tỉnh đã có kế hoạch triển khai Nghị quyết số 72 nhằm cụ thể hóa những nội dung của nghị quyết này; sớm đưa cơ chế, chính sách vào thực tiễn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phát triển mạnh mẽ, góp phần xây dựng và phát triển thành phố trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo mục tiêu đã đề ra tại Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị. Đứng trước cơ hội lớn, các ban ngành địa phương đã phổ biến sâu rộng đến toàn thể cỏn bộ cụng chức viờn chức và nhõn dõn hiểu rừ được ý nghĩa sâu sắc của Nghị quyết 72 để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đoàn kết, cùng nhau xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột ngày càng giàu mạnh, văn minh và hiện đại.

Các giải pháp tăng cường tạo động lực làm việc cho công chức xã thành phố Buôn Ma Thuột

Dẫu biết rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực thi công vụ của công chức cấp xã sẽ gặp nhiều khó khăn do những hạn chế về năng lực, khả năng tiếp cận nhưng với xu thế phát triển hiện nay các cấp chính quyền cần phải quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính cho người dân, giảm áp lực trong việc xử lý hồ sơ, giấy tờ cho công chức hướng đến xây dựng một nền hành chính số, xã hội số tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong các hoạt động thực thi công vụ. Phải xác định đúng đắn mục tiêu đào tạo bồi dưỡng, lấy mục tiêu trang bị kiến thức lên hàng đầu, từ đó đào tạo đúng nhu cầu, đúng yêu cầu công việc, kích thích được nhu cầu lĩnh hội kiến thức một cách tự giác và hiệu quả cho công chức, góp phần nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Việc các giải pháp về tăng cường tạo động lực cho công chức cấp xã tại địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột được đưa ra không phải để giải quyết những tồn tại, hạn chế của một đơn vị cấp xã nào cụ thể mà là giải pháp chung cho toàn thể UBND cấp xã nghiên cứu và tham khảo để cú cỏi nhỡn rừ hơn về những hạn chế, khú khăn của đơn vị trong cụng tỏc tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã để có phương hướng áp dụng vào tình.