Ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh khách sạn tại khách sạn Sojo Ga Hà Nội

MỤC LỤC

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ KHÁCH SẠN SOJO GA HÀ NỘI

Người lao động được hưởng các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ mất việc làm, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo các mức 15 ngày liên tục hoặc 30 ngày liên tục trở lên… Đặc biệt, nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù cho ngành du lịch đã góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và lao động du lịch như giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023, giảm thời gian hoàn trả ký quỹ cho doanh nghiệp lữ hành (từ 60 ngày xuống 30 ngày), giảm 50% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành, phí thẩm định cấp thẻ Hướng dẫn viên du lịch, hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các cơ sở lưu trú du lịch trực tiếp tham gia phòng chống dịch và bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Từ cuối năm 2021, khi dịch bệnh dần được kiểm soát, thực hiện chủ trương từng bước mở cửa nền kinh tế, Tổng cục Du lịch đã chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Bộ Văn hóa và Thể thao trình Thủ tướng Chính phủ nhất trí chủ trương, lộ trình thí điểm mở cửa đón khách du lịch quốc tế, đồng thời tham mưu Lãnh đạo Bộ ban hành Hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận tại một số địa phương trọng điểm du lịch như Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam… Bên cạnh đó, để triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm kích cầu du lịch trong nước gắn với công tác bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19, Tổng cục Du lịch đã tham mưu Lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch số 3228 triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành; Hướng dẫn tạm thời số 3862 về thích ứng an toàn, linh hoạt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; Chương trình phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Ngay sau khi Chính phủ cho phép mở lại các hoạt động du lịch, Bộ Bộ Văn hóa và Thể thao, Tổng cục Du lịch đã đồng hành, phối hợp cùng các địa phương tổ chức nhiều sự kiện du lịch lớn để tái khởi động ngành du lịch như: Hội nghị chính thức phát động mở lại hoạt động du lịch Việt Nam tại Quảng Ninh; Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia Quảng Nam - 2022 tại Hội An; Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội VITM 2022; Diễn đàn Phát triển du lịch Kon Tum. - Năm 2022, Hà Nội tổ chức các chuỗi hoạt động, sự kiện, lễ hội sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa Thủ đô thu hút khách du lịch trước, trong và sau SEA Games 31 như: Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội, Lễ hội Du lịch Hà Nội, Liên hoan ẩm thực và du lịch làng nghề Hà Nội; Liên hoan làng nghề, phố nghề năm 2022; Festival Áo dài Hà Nội, khai trương du lịch Ba Vì, du lịch Gia Lâm…. - Về xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế, Hà Nội tập trung triển khai kế hoạch nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề tại các quận, huyện, thị xã; chú trọng nâng cấp, phát triển sản phẩm du lịch tại 4 tuyến chính từ trung tâm Hà Nội đến làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm), Hương Sơn (Mỹ Đức), Thạch Thất - Quốc Oai và Sơn Tây - Ba Vì.

Cộng thêm với định vị về vị trí của các khách sạn Sojo luôn tọa lạc ở những chỗ đắc địa, như SGH là ở phố Trần Hưng Đạo ở trung tâm thành phố Hà Nội, đối diện Ga Hà Nội, nên SGH thường đón được những đoàn khách tới Hà Nội để tham gia hội thảo, triển lãm tại Cung Văn hóa Lao động Việt – Xô, Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội; hoặc những khách nghỉ trong lúc chờ tàu để di chuyển tới những tỉnh, thành phố du lịch khác của Việt Nam.

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SOJO GA HÀ NỘI

Còn với khách hàng tiêu dùng thì SGH thường xuyên có cả những chương trình chung với toàn chuỗi Sojo Hotels và những chương trình riêng nhằm hút đối tượng khách hàng của khách sạn, đặc biệt là nhóm khách tới tham dự các chương trình, sự kiện tại 02 trung tâm tổ chức sự kiện gần khách sạn. GURU có thể làm chức năng như một lễ tân, một nhân viên dịch vụ nhà hàng và quầy uống (Food and Beverage Service - F&B) hay nhân viên concierge (hỗ trợ khách hàng tại tiền sảnh), thậm chí các bạn có thể hỗ trợ khách hàng các công việc khác. Theo dữ liệu phỏng vấn lãnh đạo khách sạn tháng 9/2023 thì mức lương của các GURU tại SGH đang cao hơn tầm 20% so với mặt bằng của ngành, dù vậy doanh thu của SGH vẫn nằm trong top đầu của chuỗi hệ thống khách sạn của Sojo và nằm ở top giữa trong tương quan với 5 khách sạn cùng hạng sao ở gần Ga Hà Nội.

Đối diện với những biến động do dịch Covid-19, ngành khách sạn đang cần một sự thay đổi mạnh mẽ và những giải pháp mang tính cách mạng: Hạn chế tiếp xúc vật lý, áp dụng công nghệ để tạo ra trải nghiệm mới, bỏ bớt cỏc dịch vụ bổ trợ, đầu tư vào dịch vụ lừi để nõng cao chất lượng và giá bán cạnh tranh. - Thứ 3, tính bản địa trong trải nghiệm dịch vụ du lịch, ăn uống mới chỉ dừng ở mức giới thiệu chứ chưa có sự kết hợp với các nhà cung ứng để mang lại dịch vụ tổng thể cho khách hàng (khách sạn không có quầy travel, không có gian hàng giới thiệu đặc sản v.v).

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT

Guru cho thấy sự thuận lợi hơn (2.47 điểm) nhưng cũng không quá dễ dàng do đặc tính của bộ phận Guru là rất mới so với các mô hình kinh doanh khách sạn truyền thông khiến cho Guru phải biết và học quá nhiều thứ, đây cũng là điểm cần đánh giá them để làm sao phát huy được lợi thế của Guru mà không làm cho nhân viên của bộ phận này cảm thấy khó trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trao đổi sâu hơn với quản lý và lãnh đạo khách sạn thì thực tế là việc ứng dụng hệ thống công nghệ do tập đoàn tự xây dựng và cập nhật có nhiều lợi thế về sự chủ động đáp ứng với mô hình kinh doanh riêng của Sojo Hotels, tuy nhiên cũng có nhiều bất cập do vừa ứng dụng vừa điều chỉnh theo thực tế hoạt động kinh doanh cùng những yêu cầu từ phía khách hàng. Hàng tuần bộ phận CNTT trên toàn hệ thống Sojo Hotels đều phải họp bàn với nhau để trao đổi các vấn đề phát sinh về công nghệ để có giải pháp xử lý chung, do vậy áp lực về việc nâng cao hiệu quả công việc là rất lớn khiến cho việc đòi hỏi công nghệ ngày một đáp ứng tốt hơn là rất cao, đặc biệt là trong giai đoạn công nghệ số thay đổi liên tục và hiện đại hóa từng ngày từng giờ như hiện nay.

Như vậy, thông qua việc đánh giá những dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn lãnh đạo, quản lí của SGH như phần chương 3 ở trên, cũng như phân tích dữ liệu khảo sát nhân viên ở mục 4.1, tác giả rút ra một số kết luận về thành công, hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế của việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh của SGH như hai phần tiếp theo dưới đây. Định hướng phát triển du lịch, khách sạn của Hà Nội thời gian tới Báo cáo kết quả triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025, đã chỉ ra rằng ngành du lịch của Thủ đô đã có sự phục hồi ấn tượng sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đạt được nhiều kết quả tích cực trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023. - Thành phố Hà Nội đặt mục đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tạo bước phát triển toàn diện, đồng bộ ngành du lịch Thủ đô cả về quy mô, chất lượng, cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế, từng bước khẳng vai trò là ngành kinh tế tổng hợp, mũi nhọn, động lực quan trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực khác.

 Video giới thiệu đặc trưng của SGH, hướng dẫn trải nghiệm tại SGH, từ việc đi từ sân bay Nội Bài hoặc ga Hà Nội bước vào cửa khách sạn như thế nào, check-in online ra sao, mở khóa phòng bằng điện như nào… có thể áp dụng công nghệ thực tế ảo để biến mỗi khách hàng trở thành 1 nhân vật trong video khi mỗi lần họ truy cập vào app hoặc book phòng;.