MỤC LỤC
Về phương diện thực tiễn, liên quan đến các đặc trưng của thị trường chứng khoán mới nổi, bao gồm việc sử dụng biên độ dao động giá, tình trạng bất cân xứng thông tin, và cách thức doanh nghiệp tiếp cận khái niệm về “trách nhiệm xã hội”, tác động của CBTT TNXH có thể được thực hiện qua các kênh truyền dẫn khác lên rủi ro rớt giá cổ phiếu so với các nghiên cứu trước đây. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu về CBTT TNXH của doanh nghiệp và tác động của nó đến rủi ro rớt giá cổ phiếu càng được nhấn mạnh trong bối cảnh Việt Nam hiện nay khi các sự kiện về kinh tế, môi trường và xã hội trong nước cùng làm nổi bật lên chủ đề này.
Để đảm bảo kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, luận án điều chỉnh thang đo phù hợp về CBTT TNXH nhằm đáp ứng với bối cảnh thực tiễn Việt Nam, do cơ sở dữ liệu về CBTT TNXH không có sẵn và cũng chưa có khung đo lường thống nhất. Do đó, luận án điều chỉnh công thức đo lường thước đo rủi ro rớt giá cổ phiếu nhằm áp dụng phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại thị trường chứng khoán có áp dụng biên độ dao động giá như thị trường chứng khoán Việt Nam.
Từ đó, đánh giá các kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước, tìm ra khe hở nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án.
Đầu tiên, luận án tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu liên quan, bao gồm các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm giải thích mối quan hệ giữa CBTT TNXH và rủi ro rớt giá cổ phiếu, kết hợp với bối cảnh tại Việt Nam nhằm xác định khe hở nghiên cứu. Trên cơ sở xác định được các khe hở nghiên cứu, luận án đề xuất các câu hỏi nghiên cứu, lập luận các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá trong bối cảnh Việt Nam. Các giả thuyết nghiên cứu được diễn giải trong khung phân tích lý thuyết, bao gồm: (1) Giả thuyết nghiên cứu H1 về ảnh hưởng ngược chiều của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếu; (2) Giả thuyết nghiên cứu H1a và H1b về ảnh hưởng ngược chiều của CBTT TNXH kinh tế và phi kinh tế lên rủi ro rớt giá cổ phiếu; (3) Giả thuyết nghiên cứu H2 về vai trò trung gian của hiệu quả hoạt động can thiệp vào ảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếu; (4) Giả thuyết H4 về vai trò điều tiết của bất cân xứng thông tin can thiệp vào ảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếu.
Trong đó, phần thảo luận kết quả nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả ước lượng và so sánh sự phù hợp với các lý thuyết nền và các nghiên cứu trước có liên quan.
CRit=δ0+δ1CRit−1+δ2CSRDit+δ3CONTROLSit+INDUSTRYi+εit (I) Tiếp theo, với giả thuyết H2, luận án sử dụng kết hợp 4 mô hình (I,II,III,IV) để phân tích ảnh hưởng gián tiếp của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếu thông qua biến trung gian là hiệu quả hoạt động. Sau cùng, với giả thuyết H3, luận án sử dụng phân tích điều tiết và đề xuất mô hình (I,V,VI) để xem xét vai trò điều tiết của BCXTT can thiệp vào ảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếu. - CSRD là biến giải thích, thể hiện mức độ CBTT TNXH, được đo lường thông qua ba thước đo CSRD, CSRDeco, và CSRDneco, lần lượt là các chỉ số phản ánh mức độ CBTT TNXH tổng thể, mức độ CBTT TNXH kinh tế, và mức độ CBTT TNXH phi kinh tế.
- FP là biến giải thích, hiệu quả hoạt động, được đo lường thông qua hai thước đo là khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), và khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Ghi chú: X là biến độc lập; M là biến trung gian; Y là biến phụ thuộc; a là hệ số hồi quy thể hiện tác động của biến độc lập lên biến trung gian; b là hệ số hồi quy thể hiện tác động của biến trung gian lên biến phụ thuộc, c là hệ số hồi quy thể hiện tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc; c’ là hệ số hồi quy thể hiện tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc khi có biến trung gian trong mô hình. - Trực tiếp không qua trung gian: Tác động trực tiếp của biến độc lập X lên biến phụ thuộc Y có ý nghĩa thống kê, nhưng tác động gián tiếp của biến độc lập X lên biến phụ thuộc Y không có ý nghĩa thống kê (hoặc tác động của biến X lên biến M không có ý nghĩa thống kê, và/hoặc tác động của biến M lên biến Y không có ý nghĩa thống kê). - Không tác động qua trung gian: Tác động trực tiếp của biến độc lập X lên biến phụ thuộc Y không có ý nghĩa thống kê, và tác động gián tiếp của biến độc lập X lên biến phụ thuộc Y cũng không có ý nghĩa thống kê (hoặc tác động của biến X lên biến M không có ý nghĩa thống kê, và/hoặc tác động của biến M lên biến Y không có ý nghĩa thống kê).
Ghi chú: X là biến độc lập; W là biến điều tiết; Y là biến phụ thuộc; a là hệ số hồi quy thể hiện tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc; b là hệ số hồi quy thể hiện tác động của biến điều tiết lên biến phụ thuộc, c là hệ số hồi quy thể hiện tác động của tương tác được tạo thành từ biến độc lập và biến điều tiết lên biến phụ thuộc.
Biến chỉ số, CRASH, được đặt bằng 1 cho một công ty-năm nếu công ty trải qua một hoặc nhiều lần tỷ suất lợi nhuận hàng tuần riêng rơi vào 3,09 lần độ lệch chuẩn dưới giá trị trung bình của tỷ suất lợi nhuận hàng tuần riêng cho năm tài chính đó; nếu không, CRASH được đặt bằng 0 (xem Hình 3-5). Dữ liệu giá chào mua (giá Bid), giá chào bán (giá Ask) và giá đóng cửa có điều chỉnh của chứng khoán trong năm t được thu thập bắt đầu từ đầu quý II năm t đến cuối quý I năm tiếp theo, tức là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tương ứng với thời hạn mà công ty niêm yết bắt buộc công bố báo cáo tài chính kiểm toán. Các biến kiểm soát liên quan đến đặc thù doanh nghiệp được xác định dựa trên các nghiên cứu trước đó gồm SIZE, LEV, TANG, FOR, GROW, AGE, DIVY và BIG4, lần lượt là các biến kiểm soát cho quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tài sản hữu hình, sở hữu nước ngoài, tăng trưởng doanh thu, tuổi niêm yết của doanh nghiệp, tỷ suất cổ tức và chất lượng kiểm toán (J.
Ngoài ra, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu về ảnh hưởng của CBTT TNXH lên rủi ro rớt giá cổ phiếu, dữ liệu giá trong năm t được thu thập bắt đầu từ đầu quý II năm t đến cuối quý I năm tiếp theo, tức là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tương ứng với thời hạn mà công ty niêm yết bắt buộc công bố báo cáo tài chính kiểm toán.
Ngược lại, một số công ty có chỉ số CSRD rất thấp do không tuân thủ CBTT trên thị trường chứng khoán hoặc lờ đi một số mục liên quan đến TNXH trên báo cáo thường niên, ví dụ Công ty Cổ phần Chiếu xạ An Phú (APC, HSX), Công ty Cổ phần Tập đoàn Cotana (CSC, HNX), Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một (TDM, HSX). Điều này có thể giải thích do mức độ biến động mạnh của thị trường chứng khoán trong giai đoạn này, và cũng phù hợp với đặc trưng của thước đo CRASH2 là bị ảnh hưởng bởi các giá trị tỷ suất lợi nhuận quá lớn hoặc quá bé. Vì CRASH1 được xác định dựa vào độ lệch chuẩn của tuần tăng giá và độ lệch chuẩn của tuần giảm giá, nên thước đo CRASH1 trong nghiên cứu này có giá trị trung bình thấp hơn so với CRASH1 ở các thị trường không quy định biên độ dao động là hợp lý.
Ghi chú:Low_ CSRD và High_CSRD: nhóm công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thấp và cao; Low_ CSRDeco và High_CSRDeco: nhóm công bố thông tin trách nhiệm xã hội kinh tế của doanh nghiệp thấp và cao; Low_ CSRDneco và High_CSRDneco: nhóm công bố thông tin trách nhiệm xã hội phi kinh tế của doanh nghiệp thấp và cao; diff: chênh lệch giữa hai nhóm thấp và cao; **,*** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 5% và 10%; Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu.