Hỗ trợ hiệu quả phát triển nông nghiệp

MỤC LỤC

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Trường Đại học Cần Thơ (2014), “Cơ chế, chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, NXB Đại học Cần Thơ, đã trình bày những nghiên cứu về đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong sự nghiệp đổi mới; kinh nghiệm một số quốc gia trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và bài học đối với Đồng bằng Sông Cửu Long; TCCNNN theo chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Biến đổi khí hậu và chính sách phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020; Các điều kiện, cơ chế, chính sách TCCNNN ở các tỉnh và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Nguyễn Văn Chữ (2016), “Hoàn thiện nội dung QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu KTNN ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, đã hệ thống lý thuyết về QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu KTNN; Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về chuyển dịch cơ cấu KTNN một số nước, để rút ra bài học cho Việt Nam; Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu KTNN và QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu KTNN ở Việt Nam, để chỉ ra những hạn chế và những nguyên nhân chủ quan và khách quan của hạn chế trong QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu KTNN; Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nội dung QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu KTNN Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế theo hướng.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nguyễn Thị Kiều Diễm (2019), “QLNN về TCCNNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, đó làm rừ một số vấn đề lý luận QLNN về TCCNNN, phõn tớch, đỏnh giỏ đúng thực trạng QLNN về TCCNNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chỉ ra các kết quả, nguyên nhân của kết quả, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác QLNN về TCCNNN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Vừ Đồng Phong (2021), “Nõng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nụng nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 19, tháng 7/2021, trên cơ sở phân tích thực trạng, chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp, đã đề ra tám nhóm giải pháp nhằm phát huy tiềm năng cũng nhƣ đẩy mạnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Nội dung nghiên cứu

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp luận

Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: Luận văn sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp… để đánh giá những mặt đạt đƣợc, những hạn chế, tồn tại của QLNN về TCCNNN trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Cơ sở lí luận về tái cơ cấu ngành nông nghiệp 1. Một số khái niệm

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu: TCCNNN là quá trình cơ cấu lại NNN theo hướng bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh cao hơn, bền vững hơn cho toàn ngành, là quá trình phát triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các chuyên ngành nhằm tạo ra nông sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững. Tập trung sản xuất thâm canh các đối tƣợng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, nhuyễn thể); tiếp tục đa dạng hóa đối tƣợng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế; Giảm dần, tiến tới ổn định sản lƣợng khai thác thủy sản gần bờ; quản lý khai thác theo kích cỡ; khuyến khích phát triển mô hình đồng quản lý nguồn lợi ven bờ nhằm nâng cao khả năng tự phục hồi và tính bền vững của nguồn lợi thủy sản; chuyển khai thác bằng tàu công suất nhỏ hoạt động gần bờ sang khai thác bằng tàu công suất lớn hoạt động xa bờ, viễn dương; chuyển đối tượng, mùa vụ, ngư trường khai thác theo hướng khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt; phát triển lực lƣợng kiểm ngƣ trên biển.

Bảng 1.1. Tỷ trọng các ngành trong khu vực nông, lâm nghiệp  và thủy sản Việt Nam (đơn vị tính: %)
Bảng 1.1. Tỷ trọng các ngành trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam (đơn vị tính: %)

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Xây dựng kế hoạch TCCNNN và kế hoạch cơ cấu lại các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuụi, thủy sản; trong đú, xỏc định rừ cỏc vựng sản xuất tập trung đối với các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế của tỉnh, làm cơ sở xây dựng đề án phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (vùng lúa hữu cơ, vùng điều hữu cơ, vùng bắp hữu cơ, vùng cây ăn quả các loại hữu cơ, vùng rau đậu hữu cơ, vùng chăn nuôi hữu cơ, vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ…) và xây dựng đề án phát triển vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi. Thứ hai, Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp Các hình thức tổ chức SXKD trong nông nghiệp chính là các tác nhân tạo ra động lực cho tăng trưởng và CCLNN bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế trang trại và các liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, doanh nghiệp với nông dân, liên kết giữa hợp tác xã với nông dân,.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở một số tỉnh và bài học rút ra cho tỉnh Bình Định

Công tác chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất đƣợc tập trung triển khai thực hiện: Toàn tỉnh có hơn 59.000 ha cây trồng áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm; 600 ha cây trồng các loại, 277 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAP; 18 sản phẩm đƣợc cấp nhãn hiệu hàng hóa và 02 sản phẩm đã xây dựng chỉ dẫn địa lý; xây dựng đƣợc 97 mã số vùng trồng với quy mô hơn 22.000 ha phục vụ xuất khẩu, trong đó có một số thị trường khó tính nhƣ Mỹ, Úc, Nhật Bản; …. Thứ ba, Bố trí sử dụng hiệu quả đối với nguồn nhân lực, ngoài thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, khuyến khích, thu hút, phát huy nguồn nhân lực nói chung, các tỉnh cần đặc biệt chú ý đến lực lƣợng cán bộ khoa học kỹ thuật, đến công tác cán bộ, nhất là phát huy vai trò người đứng đầu; đánh giá đúng mức đối với cán bộ làm tốt, cũng nhƣ kiên quyết, kịp thời xử lý, bố trí, sắp xếp đối với những cán bộ không đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc-Nam tạo điều kiện thuận lợi để Bình Định khai thác các thế mạnh tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho việc phát triển KT-XH, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, giao lưu thông thương với các địa phương và quốc tế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Bình Định trong TCCNNN, phát triển HTX kiểu mới, tổ hợp tác, đoàn kết trên biển; định hướng tạo ra được thành phẩm để xuất khẩu… Diện tích đất đai manh mún (hộ có quy mô diện tích đất nông nghiệp <0,5 ha chiếm 83,79%) nên gặp khó khăn trong bố trí vùng SXHH tập trung.

Sơ đồ 2.1. Quy mô và cơ cấu GRDP theo giá hiện hành năm 2020
Sơ đồ 2.1. Quy mô và cơ cấu GRDP theo giá hiện hành năm 2020

Thực trạng quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020

Ngoài ra, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ thực hiện 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh gồm: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng dừa ta (dừa lấy dầu) tại Bình Định; xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị nông sản cây lạc (đậu phộng) ở tỉnh Bình Định; nghiên cứu tuyển chọn các giống đậu ăn hạt (đậu xanh, đậu đen) phù hợp sản xuất trên chân đất cao, khó khăn nguồn nước tưới tại Bình Định; nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất mai cảnh tại các vùng chuyên canh, làng nghề trồng mai ở tỉnh Bình Định. Hàng năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho động vật, tăng cường công tác giám sát, phát hiện và báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh; tổ chức tốt công tác tiêm phòng vaccine phòng bệnh với tỷ lệ hàng năm đạt hơn 80% tổng đàn trở lên, đảm bảo bảo hộ đàn; tổ chức thu thập mẫu giám sát lưu hành virus cúm gia cầm, lở mồm long móng trâu bò và giám sát huyết thanh sau tiêm phòng, đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch; nhờ đó, từ năm 2017-2020, tình hình dịch bệnh lở mồm long móng gia súc, tai xanh heo và cúm gia cầm tiếp tục được khống chế; các loại bệnh thông thường khác chỉ xảy ra cục bộ, lẻ tẻ không lây lan diện rộng.

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định

Các doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ và thiết bị hiện đại, đồng thời thiết lập và áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng (GMP, SSOP, HACCP,…) để đảm bảo sản phẩm đƣợc kiểm soát một cách tốt nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm trước khi cung cấp ra thị trường. Điển hình là Nhà máy sữa Vinamilk, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các nhà máy chế biến thủy sản, các Hợp tác xã NN sản xuất rau sạch, các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi bò, lợn và gia cầm giống và thương phẩm,.. Tỉnh quan tâm đẩy mạnh cơ giới hóa trồng trọt, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa thực hiện ngày càng cao đã góp phần tăng năng suất và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong NN, NT, cụ thể: i) Khâu làm đất, tỷ lệ cơ giới hóa ƣớc đạt 93% (tăng 13% so với năm 2015), đã chuyển dần từ việc sử. Việc ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo trồng chủ yếu ở cây lúa nhƣ áp dụng kỹ thuật gieo sạ hàng tại một số cánh đồng mẫu lớn; iii) Khâu chăm sóc, tỷ lệ cơ giới hóa ƣớc đạt 26%. Trong Chương 2, luận văn đã giới thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định, phân tích thực trạng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020 để làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020.

Căn cứ và mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM: số xã đạt tiêu chí NTM trên 85% tổng số xã trong toàn tỉnh; 36 xã đạt tiêu chí NTM nâng cao;.

Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thách thức lớn NNN tỉnh Bình Định hiện nay là quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ; kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thấp; chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng nông nghiệp chƣa phát triển; chất lượng nguồn nhân lực thấp và dưới áp lực do hội nhập tạo ra. QLNN về TCCNNN phải lấy khoa học công nghệ và đổi mới quan hệ sản xuất làm động lực cho quá trình phát triển; cùng với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, đất đai, con người nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân và hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định

Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, củng cố và phát triển các tổ chức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho phát triển sản xuất đi kèm với cơ chế kiểm tra, nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhất là cung ứng giống cây trồng vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ làm đất, thu hoạch, tiêu thụ và chế biến nông, lâm, thủy sản, đẩy mạnh phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá…Trước mắt các Trung tâm giống và kỷ thuật: cây trồng, vật nuôi, thủy sản, rà soát, xây dựng đề án theo hướng doanh nghiệp hóa hoặc cổ phần hóa về giống chủ lực phục vụ tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Luận văn đề xuất một hệ thống các giải pháp có tính đồng bộ, khả thi phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Bình Định như: hoàn thiện hệ thống chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng về bền vững, tái cơ cấu lại sản xuất theo vùng nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng, cơ cấu lại sản xuất theo nhóm sản phẩm nhằm phát huy các sản phẩm chủ lực của tỉnh Bình Định và địa phương, tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, tăng cường huy động nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đầu tƣ công, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến nông, tăng cường công tác giám sát, quản lý chất lượng, ATVSTP và phát triển các dịch vụ nông nghiệp và tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quản lý chất lượng sản phẩm.

KIẾN NGHỊ

Xem xét miễn giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ kinh phí để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC; có chính sách phù hợp hơn nhằm tăng cường lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; bổ sung kinh phí cho địa phương để thực hiện công tác giao đất, giao rừng để đất rừng thực sự có chủ. Xem xét, xúc tiến đầu tƣ nâng cấp cảng cá Tam Quan thành khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá ngừ đại dương và đầu tư nâng cấp cảng cá Đề Gi thành khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá từ phía Nam tỉnh chuyển ra.