Quản lý hành vi tích cực của học sinh trong lớp học

MỤC LỤC

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC ÁP DỤNG TRONG LỚP HỌC

Tài liệu giảng dạy học phần Quản lý hành vi của học sinh 45 Trước đó, các em phải lên kế hoạch và trình bày vì sao các em muốn tổ chức hoạt động đó và phải dùng các lý lẽ để thuyết phục giáo viên hay hiệu trưởng đáp ứng mong muốn của các em. Giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân và không phạt học sinh vì những lỗi do ngoại cảnh tác động, hoặc không phải do bản thân các em cố tình gây ra (ví dụ đi học muộn do mưa bão, không mặc đồng phục do hoàn cảnh gia đình khó khăn, chỉ mua được một bộ mà đồng phục em giặt chưa kịp khô; em đến lớp muộn do trên đường giúp người gặp nạn v.v..). Tài liệu giảng dạy học phần Quản lý hành vi của học sinh 49 Nhưng nếu giáo viên giao cho em thực hiện tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử của khoa học nguyên tử, tức là dựa vào sở thích yêu môn sử của em, người giáo viên này sẽ nâng cao lòng yêu mến của học sinh đó đối với môn Hoá học và giúp em này hiểu nó.

Theo kinh nghiệm ở những trường, lớp đã tổ chức hoạt động này, nội quy do học sinh xây dựng nói chung đều có nội dung phù hợp với quy định chung của ngành và nhà trường, nhưng với ngôn ngữ của học sinh nên gần gũi với các em hơn và các em chấp nhận một cách dễ dàng và tự nguyện hơn. • Treo nội quy ở một vị trí phù hợp trong lớp học sao cho tất cả học sinh đều có thể dễ dàng nhìn thấy trong giờ học (thường là một góc bên cạnh bảng đen,. Tài liệu giảng dạy học phần Quản lý hành vi của học sinh 52 ngay cửa ra vào). • Có thể thực hiện xây dựng nội quy vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sau tiết xây dựng nội quy nên tổ chức hướng dẫn học sinh cách thực hiện và thông báo nội quy đến cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh hỗ trợ con em mình trong việc chấp hành nội quy;.

Một tập thể lớp tốt là một tập thể hướng tới và hoạt động dựa trên các giá trị như: tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết các xung đột không bằng bạo lực… và là môi trường lý tưởng để trẻ học tập và phát triển nhân cách. Giáo viên đề nghị học sinh ngồi yên, nhắm mắt lại, nhớ về một khoảng thời gian trong quá khứ, khi các em được sống trong một tập thể lớp học tốt, đó là lúc các em cảm thấy vui vẻ, mọi người quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong một lớp học với những học sinh có cá tính khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, không phải tất cả học sinh sẽ chơi với nhau nhưng một tập thể gắn bó sẽ hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực (chia bè phái, khích bác nhau, phân biệt đối xử v.v.).

Tài liệu giảng dạy học phần Quản lý hành vi của học sinh 58 Hoạt động 6: Tìm hiểu về suy nghĩ và cảm nhận của học sinh về lớp học Mục đích: Hoạt động này giúp giáo viên hiểu cảm nhận và mức độ hài lòng của học sinh đối với lớp học, trên cơ sở đó có biện pháp để cải thiện tình hình. • Trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm dành một khoảng thời gian nhất định tạo điều kiện để học sinh được chia sẻ những bức thư mà học sinh thích và gợi ý để các em phát huy những mặt tốt mà các em đã được khen ngợi. Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra.

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG TRƯỜNG THPT

Nhóm A: Các câu từ 1-7 phản ánh đặc điểm của cách quản lý độc đoán: "Tôi là giáo viên và chúng ta làm mọi việc theo như cách tôi bảo." Đây là cách có hiệu quả để xây dựng những lớp học có tổ chức tốt, nhưng ít có tác dụng tạo ra được động cơ thúc đẩy học sinh cố gắng đạt kết quả tốt hay khuyến khích các em đạt được những mục tiêu cá nhân. Từ việc tự đánh giá, giáo viên xác định được những vấn đề, rào cản cho việc áp dụng các biện pháp GDKLTC – từ đó đặt ra mục tiêu cần đạt được bằng cách chuyển từ các câu phủ định sang câu khẳng định. Tình trạng hiện nay (theo bản tự đánh giá). Tình trạng mong đợi/mục tiêu Giáo viên còn e ngại trong việc áp. dụng các biện pháp GDKLTC. Giáo viên ủng hộ áp dụng các biện pháp. Tài liệu giảng dạy học phần Quản lý hành vi của học sinh 69 GV chưa hiểu rừ về cỏc biện phỏp. GV hiểu rừ về cỏc biện phỏp GDKLTC. GV chưa hoàn toàn tin tưởng và tự tin trong việc áp dụng các biện pháp GDKLTC. GV hoàn toàn tin tưởng và tự tin trong việc áp dụng các biện pháp GDKLTC. Câu hỏi đặt ra ở đây là “Cần làm gì để đạt mục tiêu”. Dựa trên kết quả đánh giá và mục tiêu cụ thể đã đề ra, giáo viên xác định được những việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Khi lên kế hoạch hành động, giáo viên sẽ đặt cho mình các câu hỏi:. i) Mình cần phải làm gì?. ii) Tại sao mình cần làm việc này? iii) Khi nào mình sẽ làm việc này iv) Mình làm việc này ở đâu?. v) Mình sẽ làm bằng cách nào?. vi) Mình cần những gì để có thể làm được việc đó? vii) Làm thế nào để biết mình đã thành công hay chưa?.

Tháng thứ 1 như trong bảng dưới đây là tháng đầu tiên - tháng mà giáo viên bắt đầu thực hiện (có thể là tháng đầu năm học, giữa năm học v.v.) Khi đó xỏc định được thỏng, giỏo viờn cú thể ghi rừ thỏng đó là tháng nào vào kế hoạch. Như trên đã nói, việc áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực không thể thành công nếu giáo viên thực hiện một cách đơn lẻ, đặc biệt ở cấp trung học phổ thông khi một nhiều giáo viên cùng dạy một lớp và một lớp có nhiều giáo viên dạy. Sau khi phân tích SWOT về nhà trường, bước tiếp theo là xác định những vấn đề còn tồn tại trong việc kỷ luật học sinh; Việc này cần sự tham gia của Ban giám hiệu và toàn thể giáo viên trong nhà trường.

Trong quá trình thảo luận, sẽ có những giáo viên đã áp dụng một hoặc nhiều biện pháp kỷ luật tích cực giới thiệu ở trên; Nhưng cũng có thể có những giáo viên áp dụng những biện pháp khắt khe hơn. Thực hiện kế hoạch: Lựa chọn vấn đề, xếp thứ tự ưu tiên Trong điều kiện hiện nay khi nhà trường, giáo viên có rất nhiều việc để làm, lựa chọn vấn đề, xếp thứ tự ưu tiên những công việc cần thực hiện là việc làm cần thiết. Khi thực hiện kế hoạch, nhà trường nên lựa chọn những vấn đề ưu tiên có tính cấp thiết, nghĩa là nếu những vấn đề đó không được giải quyết, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường.

Hoạt động: Tổ chức cho giáo viên chia sẻ về các trường hợp mà giáo viên đã biết/đã gặp phải về ảnh hưởng/hậu quả cùa các tình huống áp dụng trừng phạt thân thể; Hoặc những bài học rút ra từ việc áp dụng các biện pháp không dùng trừng phạt thân thể v.v.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Theo thầy/cô, những nguyên nhân nào dẫn đến việc một số giáo viên đã và đang sử dụng các biện pháp TPTT và xúc phạm tinh thần học sinh khi các em mắc lỗi?. Hãy nêu những hậu quả của việc sử dụng các biện pháp TPTT và xúc phạm tinh thần học sinh khi các em mắc lỗi?. Kể tên một số biện pháp thầy cô thường sử dụng nhằm thay đổi cách cư xử trong lớp học.

Trong các hình thức đó, thầy cô thấy hình thức hoạt động nào là hiệu quả và khả thi. Thầy cô sẽ sử dụng hình thức hoạt động nào để xây lớp học của mình thành tập thể lớp tốt?. Gợi ý/chia sẻ của thầy cô về các hoạt động nhằm xây dựng tập thể lớp gắn bó và đoàn kết?.

Những hình thức hoạt động nào có thể được thực hiện tại trường nơi thầy/cô đang công tác. Hãy nêu các bước trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện GDKLTC trong quản lí lớp học?. Tự đánh giá bản thân về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với việc thực hiện GDKLTC.

Thầy/cô hãy xây dựng kế hoạch áp dụng các biện pháp GDKLTC trong lớp/trường mà mình phụ trách.