Công tác hướng nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng

MỤC LỤC

Các hình thức của hướng nghiệp

Giáo dục và tuyên truyền nghề nghiệp là việc thông tin cho học sinh về đặc điểm nghề nghiệp và thị trường lao động xã hội, trong đó đặc biệt là những nghề và những nơi đang cần nhiều lao động, về yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của Nhà nước, tập thể và tư nhân. Công tác giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả công tác tuyên truyền nghề nghiệp, lôi cuốn sự chú ý của thanh niên đến các nghề đang phát triển có nhu cầu cấp thiết về nhân lực, đang cần lực lượng lao động trẻ. Ngoài ra, tuyên truyền nghề nghiệp còn bao gồm việc giới thiệu các gương lao động dũng cảm, sáng tạo trong sản xuất và đời sống xã hội, qua đó điều chỉnh hứng thú, động cơ chọn nghề của học sinh.

Mục đích của tư vấn nghề nghiệp sẽ đạt được bằng cách nghiên cứu những năng lực của một cá nhân cụ thể, do đó các nội dung tư vấn nghề thường là giới thiệu với học sinh đang có nhu cầu chọn nghề những vấn đề như thế giới nghề nghiệp, hệ thống các trường lớp đào tạo, sự phù hợp với nghề, tìm hiểu các khuynh hướng, nguyện vọng, hứng thú và kế hoạch nghề nghiệp của học sinh, theo dừi bước đường phỏt triển sự phự hợp nghề của học sinh…Để đảm bảo mặt này, nhà trường cần làm các nhiệm vụ cụ thể như: khảo sát, đánh giá các đặc điểm về thể chất, trí tuệ, hứng thú, hoàn cảnh… của học sinh, đối chiếu những đặc điểm đó với đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề; trên cơ sở đó cho học sinh những lời khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học. Cá nhân cần phải được thông tin đầy đủ về những yêu cầu, những sự thoả mãn, những khó khăn của mỗi một nghề mà anh ta đang quan tâm bằng nhiều cách khác nhau: tham quan các nhà máy, nghiên cứu các tài liệu, chuyên khảo có liên quan tới nghề, tham dự các cuộc hội thảo, các cuộc họp của nhà máy.

Nguyên tắc hướng nghiệp

Tóm lại, nhà trường và xã hội thực hiện tốt ba khâu này thì học sinh sẽ ít chênh vênh hơn khi lựa chọn nghề nghiệp trong bối cảnh xã hội hiện nay. Như vậy là, hướng nghiệp có hai nhiệm vụ cơ bản: tìm một nghề phù hợp nhất với những khả năng của các cá nhân và thoả mãn nhu cầu nhân sự cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ở cấp độ quốc gia. Thực hiện dạy HS một chương trình lao động kỹ thuật có tính toán đến tổng thể những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo lao động cần thiết làm cơ sở cho việc chọn nghề một cách rộng rãi.

Ý nghĩa của công tác hướng nghiệp

Ý nghĩa về chính trị: Công tác hướng nghiệp gửi vị trí quan trong trong chiến lược giáo dục, chiến lược nghề nghiệp và xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Khi công tác này được thực hiện nghiêm tức, có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài theo đúng định hướng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Ý nghĩa xã hội: Định hướng đúng là một ý nghĩa quan trọng nhất về mặt xã hội.

Việc định hướng này sẽ giúp các học sinh tìm được nghề phù hợp với năng lực, trình độ và nhu cầu xã hội. Từ đó, góp phần tạo ra giá trị xã hội, tránh xảy ra tình trạng thất nghiệp, tệ nạn trộm cắp… gây mất trật tự xã hội.

Hiện trạng của công tác hướng nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Việc chọn ngành theo độ “hot” không phải là một hành vi sáng suốt bởi vì khi lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp với bản thân dễ dẫn đến tình trạng “bỏ ngang giữa chừng” bởi vì không đủ sức lực để theo đuổi lâu dài. Hầu quả là hàng năm hầu như tất cả học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đều dồn vào thi đại học, nên tạo ra áp lực lớn trong các kỳ thi đại học, trong khi giáo dục đại học chỉ có thể tiếp nhận 20% số học sinh tốt nghiệp, 80% còn lại mất định hướng trong nghề nghiệp, thêm vào đó phân hệ giáo dục gồm cả trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đang có quy mô nhỏ bé, có cấu đào tạo chưa tương xứng với nhu cầu về nhân lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông trong thời gian qua tồn tại nhiều bất cập, hạn chế như chưa thực hiện hết chức năng giáo dục hướng nghiệp; chưa tạo đước sự khác biệt về chất cả trên bình diện thái độ nghề nghiệp lẫn hiểu biết nghề nghiệp, đặc biệt là chưa phát triển được năng lực lựa chọn nghề nghiệp phự hợp của từng dựa trờn sự hiểu biết rừ về năng lực của bản thân và hiểu biết những yêu cầu cốt yếu của nghề mà người học định chọn.

Công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông còn hạn chế; chương trình, hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa đổi mới, chưa gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương. Công tác phối hợp giữa ngành giáo dục với ngành lao động, các ban, ngành và đơn vị sử dụng lao động ở các địa phương trong việc tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh, hướng dẫn lựa chọn ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với khả năng, nguyện vọng của người học chưa thật hiệu quả, thiết thực.

Nguyên nhân công tác hướng nghiệp chưa có được hiệu quả

Bên cạnh đó, một số trường sư phạm phía nam hầu như không thực hiện đào tạo giáo viên chuyên trách về công tác hướng nghiệp, vì vậy nguồn nhân lực giáo viên về hướng nghiệp không có dẫn tới việc hướng nghiệp không có chất lượng, không có hiệu quả như yêu cầu đặt ra. Công tác tuyển chọn giáo viên chuyên trách công tác hướng nghiệp còn rất nhiều khó khăn trong khi yêu cầu đòi hỏi giáo viên phải có hiểu biết thực tế sâu, rộng về nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt… nhưng các trường ĐH, CĐ tại Việt Nam vẫn chưa đào tạo chuyên ngành cụ thể về hướng nghiệp. Thêm vào đó, công tác hướng nghiệp với các loại hình như tư vấn, trắc nghiệm…còn quá ít, chưa phổ biến ở tất cả học sinh, chưa triển khai một cách mạnh mẽ dựa trên tình hình thực tế cũng như nhu cầu của xã hội.

TS Huỳnh Văn Sơn “chuyên gia tâm lý, giáo dục hướng nghiệp cần phải xuyên suốt, không chỉ bắt đầu ở cuối cấp THCS và kết thúc khi học sinh lựa chọn được khối thi và ngành thi, mà ở các trường cao đẳng, đại học, công tác này cũng phải được quan tâm”. Tâm lý chọn trường trước chọn nghề dẫn đến việc học sinh không thực sự biết mình cần gì, mình phù hợp với ngành nghề gì mà thay vào đó thì đều muốn học tập thật giỏi, có kết quả thật cao để đỗ vào trường top.

Làm thế nào để công tác hướng nghiệp có hiệu quả hơn

Một nghiên cứu về “Những yêu cầu về năng lực của người giáo viên làm công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông” cho biết năng lực của giáo viên hướng nghiệp bao gồm: Năng lực chuyên môn gồm nắm vững kiến thức chuyên ngành và khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đó vào thực tế; năng lực sư phạm gồm năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức quá trình dạy học, giáo dục; năng lực tư vấn gồm nắm vững kiến thức đa ngành, biết sử dụng các thiết bị đo tâm lý, có khả năng làm việc với cá nhân và tập thể, có khả năng chịu đựng và tỉnh táo khi tiếp xúc với học sinh, có khả năng giao tiếp, thuyết phục học sinh. Để giúp học sinh chọn được hướng đi của mình, tự xác định những việc cần phải làm để đạt được nguyện vọng và để giáo viên có thông tin trong tư vấn hướng nghiệp thì phải cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về vị trí việc làm, về đãi ngộ được hưởng, về số lượng và thời điểm tuyển và những yêu cầu mà ứng viên cần. Cần tăng cường công tác hướng nghiệp không chỉ với học sinh mà còn với các bậc phụ huynh nhằm cung cấp cho các phụ huynh nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn, làm thế nào mới là lựa chọn nghề nghiệp phù hợp…Một số hoạt động tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông như: ngày hội tư vấn, hướng nghiệp; thi tìm hiểu về thế giới hướng nghiệp, các hoạt động.

Bổ sung, cập nhật các nội dung giáo dục hướng nghiệp trong các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với thực tiễn; tích hợp trong chương trình các môn học và hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục tích hợp khoa học- công nghệ-kỹ thuật-toán phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề quốc gia, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị điều kiện đào tạo nhân lực cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thứ sáu, tăng cường quản lý đối với công tác hướng nghiệp thông qua việc xây dưng và khai thác hiệu quả chuyên trang về giáo dục hướng nghiệp; hình thành bộ phận kiêm nhiệm quản lý, theo dừi về hướng nghiệp tại cỏc cấp quản lý giáo dục và các trường THPT; thường xuyên theo duỗi, đánh giá chất lượng công tác nhằm phát hiện hiện kịp thời vấn đề và đưa ra phương án giải quyết hợp lý.