MỤC LỤC
“ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất đối với mảnh đất của mình vào các mục đích cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với nhà nước theo quy định của pháp luật”. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng cứ pháp lý vô cùng quan trọng để xác định được mảnh đất đó thuộc quyền sử dụng của ai, người đó sử dụng với mục đích như thế nào, kèm theo đó là các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng mảnh đất đó.
Bên cạnh những quyền lợi được hưởng như trên thì người sử dụng đất phải thực hiện những nghĩa vụ của mình đối với nhà nước: Người sử dụng đất phải khai thác, sử dụng đất đúng với mục đích, ranh giới của thửa đất đó, đúng với những quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không trung, bảo vệ tất cả các công trình công cộng của nhà nước trong lòng đất và phải thực hiện đầy đủ nghiêm túc các quy định khác của pháp luật. Nhờ có những số liệu thống kê từ công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ nhà nước có thể năm bắt được tình hình biến động của thị trường bất động sản, các thương vụ giao dịch, mua bán trên thị trường để từ đó quản lý toàn bộ diện tích đất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và xa hơn nữa là có thể lập các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển quỹ đất của nước ta, tạo điều kiện không nhỏ cho sự phát triển chung về kinh tế xã hội của đất nước ;.
- Bản sao các loại giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ cần rất nhiều sự quan tâm chú trọng, trách nhiệm của các ban nghành lãnh đạo quản lý, công tác này cần thường xuyên khảo sát, thanh tra, kiểm tra, phải thường xuyên tiến hành xét khen thưởng thi đua cho cán bộ, chuyên viên của các đơn vị, đồng thời tuyên dương những tổ chức đơn vị đạt kết quả tốt trong công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ, từ đó tạo ra khí thế phấn khởi, hăng say thi đua hơn, tạo động lực vô cùng lớn cho các đơn vị, cố gắng hoàn thành tốt các công việc, chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt là ở khu vực thành thị thì trình độ dân trí của người dân cao hơn, sự hiểu biết, nắm vững các văn bản pháp luật, những quy định của nhà nước về công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ cũng cao hơn rất nhiều, từ đó dẫn tới việc thực hiện, chấp hành quy định của pháp luật của người dân sẽ tốt hơn, tạo điều kiện cho việc lập hồ sơ nhanh hơn, các khoản phí và lệ phí được hoàn thành đúng hạn, góp phần hạn chế những thiếu sót, vi phạm về các loại giấy tờ.
Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫn UBND xã, phường quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo của Thành phố về phòng, chống và xử lý khai thác cát lòng sông trái phép; xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ, xây dựng quy chế hoạt động và lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo; Ban chỉ đạo Thành phố và Ban chỉ đạo đã triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động, tổ chức được nhiều đợt kiểm tra, xử lý 11 tổ chức và cá nhân vi phạm về hoạt động khai thác cát lòng sông trái phép, hoạt động bến bãi với tổng số tiền phạt là 127.000.000 đồng.
Đất phi nông nghiệp khác có 6.87 ha chiếm 0.15% diện tích đất phi nông nghiệp bao gồm đất làm lán trại, nhà tạm.
Hơn thế nữa, đất nông nghiệp ở thành phố Hải Dương có chiều hướng giảm về diện tích đất, để chuyển sang các mục đích khác phục vụ cho công nghiệp hóa, phát triển kinh tế đô thị, tích cực xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và đất ở cho người dân thành phố, người dân chuyển từ nông thông lên thành phố. Diện tích đất chưa sử dụng giảm dần do thành phố đang tích cực cải tạo khai thác để đưa vào phục vụ các nhu cầu phi nông nghiệp, chuyển thành mục đích sử dụng làm đất ở cho người dân, giao thông, công trình sự nghiệp,…Hải Dương đang phấn đấu, nỗ lực hết sức để khai thác được diện tích đất chưa sử dụng này để làm cho kinh tế thành phố vươn lên trên đà tăng trưởng của cả nước. + Việc xác định diện tích sai lệch giữa diện tích được giao khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn( diện tích trong biên bản giao ruộng, sổ giao ruộng) với diện tích đo đạc hiện trạng sau chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn( diện tích trên bản đồ địa chính) gặp rất nhiều khó khăn.
+ Sau khi thực hiện việc dồn ô đổi thửa, các hộ lại tự đổi đất cho nhau dẫn đến vị trí sử dụng đất, diện tích bị thay đổi, không trùng khớp với bản đồ địa chính đã được đo đạc hiện trạng sau chuyển đổi từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, nhiều thửa đất diện tích đo vẽ trên bản đồ địa chính là diện tích sử dụng chung của 02 đến 03 hộ gia đình nên tiếp tục phải đo đạc lại để chỉnh lý bản đồ.
Đồng thời UBND thành phố cần phải kết hợp với Sở tài nguyên và môi trường để tăng cường kiểm tra chỉ đạo của UBND phường, xem xét tính tuân thủ trong các quy định pháp luật của quá trình đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ, kiểm tra thường xuyên ý thức làm việc của các cán bộ địa chính tại phòng Tài nguyên và môi trường, tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc UBND thành phố, tình trạng các trang thiết bị máy móc, giám sát việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ. Vì lý do đó thành phố Hải Dương cần tích cực tuyên truyền, phổ biến về pháp luật liên quan tới lĩnh vực đất đai nói riêng và tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội, tiến hành tuyên truyền qua những hình thức như sau: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình, loa truyền thanh ở các khu dân cư, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật đất đai ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,… Công việc này cũng phải được tiến hành thường xuyên liên tục, để từ từ thấm dần vào ý thức của mỗi người dân, rồi từ đó ý thức chấp hành pháp luật của họ sẽ được nâng cao, tạo điều kiện không hề nhỏ cho công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ được đẩy nhanh về tiến độ và nâng cao chất lượng công tác.
- Làm việc cụ thể với các đơn vị tư vấn để thống nhất biện pháp giải quyết đối với các hợp đồng đã ký kết nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành khối lượng công việc, có biện pháp yêu cầu đơn vị tư vấn lập, chuyển giao đủ các loại bản đồ, sổ Địa chớnh, sổ Mục kờ, sổ cấp GCNQSDĐ về UBND thành phố để theo dừi, tổng hợp theo đúng quy định của pháp luật đất đai. - Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nội dung cho cán bộ địa chính, Chủ tịch UBND các xã, phường để có hướng thống nhất trong xét duyệt, xử lý các trường hợp còn vướng mắc về cấp GCNQSDĐ hiện nay theo đúng quy định của pháp luật đất đai hiện hành, yêu cầu UBND các xã, phường báo cáo chi tiết các trường hợp người dân không nhất trí kết quả xét duyệt để tập trung giải quyết, trường hợp nào cần phải đo đạc lại thì phải làm việc với đơn vị tư vấn để kịp thời tháo gỡ.