MỤC LỤC
Phương pháp luận đánh giá chính sách (Policy evaluation approach): Đây là phương pháp nhằm xem xét, đo lường và đánh giá hiệu quả của một chính sách công sau khi được ban hành và triển khai. Luận án phân tích và xác định các tiêu chí để đánh giá hiệu quả chính sách bao gồm các công cụ, mô hình để đánh giá tác động của. chính sách tới các nhóm đối tượng khác nhau. Từ đó, luận án đưa ra kết luận về hiệu quả và đề xuất các giải pháp cải thiện quá trình thực hiện chính sách. Hướng tiếp cận nghiên cứu. Luận án đi theo hướng tiếp cận liên ngành, đa ngành trong khoa học xã hội, đặc biệt là các hướng nghiên cứu chính trong thực hiện CS, cụ thể:. Tiếp cận theo quy trình thực hiện CS: Tuy là một phần trong chu trình CS, nhưng giai đoạn thực hiện CS được xem là giai đoạn quan trọng quyết định tới sự thành công hay thất bại của một CS khi được ban hành. Dựa trên cách tiếp cận về chu trình CS, giai đoạn thực hiện CS cũng được nhiều học giả thống nhất và phân chia thành các bước cụ thể khác nhau bao gồm: 1) Xây dựng văn bản và kế hoạch triển khai thực hiện; 2) Phổ biến, tuyên truyền; 3) Huy động nguồn lực; 4) Phân công, phối hợp thực hiện; 5) Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện CS. (4) Những tồn tại hiện có trong việc thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Việt Nam và giải pháp khắc phục. Phương pháp xử lý dữ liệu định tính. Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được xử lý bằng phần mền Nvivo 2020, giúp cho tác giả có thể xác định ý kiến, quan điểm của những người được phỏng vấn, sau đó phân tích và đưa ra các kết luận về các vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt, việc sử dụng phần mềm Nvivo 2020 giúp cho quá trình phân tích dữ liệu định tính trở nên tiện lợi và đáng tin cậy hơn, bằng cách tổ chức và quản lý dữ liệu một. cách có hệ thống và chính xác. Từ đó, giúp cho người nghiên cứu có thể đưa ra những kết luận và khuyến nghị dựa trên cơ sở dữ liệu chính xác và cụ thể. Câu hỏi nghiên cứu. Dựa trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:. 1) Kết quả thực hiện các CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT trên địa bàn Hà Nội hiện nay như thế nào?. 2) Những yếu tố nào hiện đang cản trở hoặc thúc đẩy tới quá trình thực hiện các CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT trên địa bàn Hà Nội?. 3) Làm thế nào để cải thiện việc thực hiện các CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT trên địa bàn Hà Nội?.
Tóm lại, đối với nhóm dân số cao tuổi, một số đặc trưng nổi bật bao gồm: xu hướng già hoá dân số ngày càng tăng với tốc độ nhanh; số lượng NCT ở nhóm sơ lão và đại lão gia tăng nhanh chóng, trong đó tỷ lệ NCT nữ cao hơn so với nam giới và ở độ tuổi càng cao, mức độ nữ húa càng rừ so với cỏc nhúm tuổi khỏc. - Hệ thống chăm sóc cho NCT cần đa dạng hoá chủ thể cung cấp dịch vụ bao gồm hai nhóm chính thức (do nhà nước, thị trường/tư nhân, các tổ chức phi chính phủ/tổ chức tôn giáo/tổ chức từ thiện) và nhóm phi chính thức (bao gồm các thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè, tình nguyện viên tại cộng đồng);.
Đối với các cơ sở chăm sóc xã hội, để có thể thực hiện việc chăm sóc NCT, cần phải đáp ứng một số điều kiện về mặt cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của NCT theo các yêu cầu về quản lý nhà nước được quy định trong các NĐ 68/2008/NĐ- CP (đã hết hiệu lực), NĐ 103/2017/NĐ-CP và các thông tư, quyết định khác được ban hành kèm theo. Mặc dù có sự khác nhau về chủ thể thành lập, nhưng theo quy định của pháp luật, một cơ sở TGXH dù là công lập hay ngoài công lập, để được thành lập, tổ chức và hoạt động phải chịu sự quản lý của Nhà nước và phải đảm bảo các yếu tố: có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, biểu tượng riêng (nếu có).
Tổng hợp các khái niệm trên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, khái niệm CS được hiểu tương đồng với khái niệm CS công và bao gồm có những đặc điểm sau: (1) Chủ thể ban hành CS là chính phủ hoặc một thành viên của khu vực địa lý hoặc đơn vị chính trị có thẩm quyền ban hành; (2) CS công là việc lựa chọn hoặc không lựa chọn hành động để giải quyết một vấn đề nhất định; (3) CS công được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau dưới dạng văn bản pháp luật và khi đưa vào thực hiện, được thể hiện cả dưới dạng quy tắc bất thành văn do bản thân những người liên quan đến việc thực hiện CS; (4) CS công bao gồm những quyết định của nhà nước về việc lựa chọn mục tiêu, giải pháp thực hiện mục tiêu; (5) CS công có tác động nhất định đến đời sống kinh tế, xã hội của cả quốc gia hoặc một bộ phận dân cư nhất định. Một đặc trưng khác của CS công là việc thể hiện ý định của chủ thể ban hành CS mà cụ thể ở đây, CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT thể hiện ý định can thiệp của nhà nước (bao gồm chính phủ và chính quyền theo đơn vị địa lý hoặc chính trị) trong việc phát triển cơ sở chăm sóc cho nhóm dân số cao tuổi. Trình bày về ý định của nhà nước trong việc phát triển cơ sở chăm sóc NCT, Uchimura-Shiroshi và Terada- Hagiwara [140] và Dewen Wang [84] cho thấy các văn bản CS thể hiện sự can thiệp của nhà nước dựa trên ba khía cạnh cơ bản bao gồm: CS quản lý nhà nước về hành chính và chất lượng dịch vụ; CS ưu đãi khuyến khích phát triển và các CS đào tạo và phát triển thị trường nhân lực cung ứng cho lĩnh vực đó. Bàn về vai trò quản lý nhà nước đối với các cơ sở TGXH ở Việt Nam, Đinh Thị Minh Tuyết [13] cho rằng cần bao gồm 7 nội dung: 1) Xây dựng, tổ chức thực hiên quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở TGXH;. 2) Xây dựng, tổ chức thực hiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước với các cơ sở TGXH; 3) Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống CS (hỗ trợ, đầu tư, xây dựng cơ sở TGXH công lập… ); 4) Kiện toàn và tổ chức thực hiện bộ máy quản lý nhà nước đối với các cơ sở TGXH; 5) Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn đối với cơ sở TGXH; 6) Huy động, quản lý nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và kỹ thuật đối với các cơ sở TGXH…; 7) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở TGXH.
Theo Triệu Văn Cường [45], các chủ thể tham gia thực hiện CS bao gồm 3 nhóm: (1) Chủ thể tổ chức triển khai thực hiện là các cơ quan bộ máy nhà nước ở TW và/hoặc địa phương; (2) Chủ thể tham gia phối hợp thực hiện gồm các cơ quan nhà nước từ TW đến địa phương trong đó nòng cốt là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các cấp và cơ quan chuyên môn của UBND các cấp; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dân sự từ TW đến cơ sở, các hội, hiệp hội nghề nghiệp và tổ chức dân sự tự quản khác trong xã hội có sự phối hợp với chủ thể triển khai; (3) Đối tượng mục tiêu và đối tượng thụ hưởng CS bao gồm cơ quan tổ chức, cá nhân trong xã hội, cá nhân hưởng lợi trực tiếp và những người không thụ hưởng lợi ớch trực tiếp từ CS. Ở cấp TW, Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và hoàn thiện CS tuyển dụng, đãi ngộ và định mức với cán bộ, nhân viên tại các cơ sở TGXH công lập; Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí, điều chỉnh định mức, kinh phí hoạt động và quy định mức thu XHH của các cơ sở TGXH theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật; Các bộ ban ngành khác có liên quan như Bộ Xây dựng, Tài nguyên môi trường, KHĐT để giải quyết các vấn đề CS cụ thể liên quan đến lĩnh vực quản lý.
Bởi vậy, CS có nội dung tốt cần đảm bảo các yếu tố sau: Hệ thống văn bản CS liên quan đến việc phát triển cơ sở chăm sóc NCT được xây dựng đầy đủ, cấu trúc theo tiêu chuẩn Luật ban hành văn bản; Mục tiêu chung và mục tiờu cụ thể của CS cụ thể và rừ ràng; Giải phỏp phự hợp với mục tiờu và cú tớnh khả thi, phự hợp với thực tế và đáp ứng nhu cầu của đối tượng CS là cơ sở chăm sóc NCT và đối tượng thụ hưởng gián tiếp (NCT, gia đình/người chăm sóc NCT); Công cụ thực hiện được nhà nước sử dụng có tác dụng hỗ trợ và khuyến khích các chủ thể tham gia phát triển cơ sở chăm sóc NCT; Thẩm quyền của các bên liên quan được xỏc định cụ thể, rừ ràng. Đối với CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT, các bên liên quan chính có thể bao gồm: chính phủ (hoạch định CS); các cơ quan bộ ngành (chịu trách nhiệm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện CS hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình triển khai CS); các cơ sở chăm sóc NCT (chủ thể hưởng lợi trực tiếp); NCT và gia đình (đối tượng hưởng lợi gián tiếp); các ban ngành đoàn thể tại địa phương (tham gia thực hiện CS); các cơ quan truyền thông (đơn vị trung gian); các doanh nghiệp, tổ chức từ thiện (đơn vị phối hợp thực hiện).
NCT, Luật đầu tư số 61/2020/QH14 quy định về CS đầu tư và khuyến khích đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến lĩnh vực chăm sóc NCT; Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 bố trí kinh phí hoạt động cơ sở TGXH công lập; Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và hoàn thiện CS tuyển dụng, đãi ngộ và định mức với cán bộ, nhân viên tại các cơ sở xã hội theo Luật; Các bộ ban ngành khác có liên quan như Bộ Xây dựng, Tài nguyên môi trường, KHĐT để giải quyết các vấn đề CS cụ thể liên quan đến lĩnh vực quản lý. Các cơ sở TGXH cần đáp ứng các tiêu chuẩn bố trí đất đai, cơ sở hạ tầng để nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở TGXH như sau: Diện tích đất tự nhiên tối thiểu 30m2 ở khu vực nông thôn và 10m2 ở khu vực thành thi trên một đối tượng; Diện tích phòng ở, phòng cung cấp dịch vụ cho đối tượng tối thiểu 6m2/đối tượng, đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở, phòng cung cấp dịch vụ tối thiểu 8m2/đối tượng và các phòng ở, phòng cung cấp dịch vụ được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng; Cơ sở vật chất tối thiểu có khu nhà ở, khu chăm sóc y tế, khu cung cấp dịch vụ, khu đào tạo, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, khu sản xuất và khu phục hồi chức năng trị liệu; các công trình, trang thiết bị bảo đảm cho đối tượng tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
Người lao động trong các cơ sở TGXH công lập được nhận mức phụ cấp 60% trực tiếp xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp NCT không tự phục vụ được, 40% với NCT cho công chức, viên chức thường xuyên; 30% với công chức, viên chức quản lý; không vượt mức 25% với công chức, viên chức khác trong cơ sở (Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT- BLĐTBXH-BNV). Chương này tập trung vào việc làm rừ cỏc cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc phõn tích, đánh giá hiệu quả của việc thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Việt Nam hiện nay bao gồm khái niệm, đặc trưng và nhu cầu chăm sóc của NCT; khái niệm và phân loại cơ sở chăm sóc NCT; khái niệm và phân loại các CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT; khái niệm thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT, các chủ thể thực hiện và quy trình thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT cùng các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT theo mô hình 7C.
Về đặc điểm nhân khẩu và sức khoẻ của NCT: Tại Hà Nội, số hộ mà NCT sống một mình hoặc chỉ có NCT sống với nhau, số NCT cô đơn không nơi nương tựa, số NCT là NKT (đã được UBND cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật), số NCT thuộc hộ nghèo không có khả năng tự phục vụ bản thân, số NCT thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng có tổng số khoảng 133 nghìn NCT, chiếm 12,4% tổng số NCT tại Hà Nội [38] (xem Phụ lục 10). Với một số khía cạnh nêu ở trên, có thể thấy rằng mặc dù được chính quyền TP Hà Nội quan tâm và coi công tác NCT là một trong những hoạt động ASXH trọng điểm của Thành phố, nhưng bức tranh về NCT tại Hà Nội còn tồn tại nhiều vấn đề như tốc độ già hoá, số lượng NCT (đặc biệt nhóm đại lão) khá cao, các khó khăn về xã hội, sức khoẻ, nhu cầu chăm sóc, khả năng chi trả và nhu cầu sử dụng cơ sở TGXH của NCT.
(Nam, cán bộ CS cấp Bộ, 45 tuổi) Thảo luận nhóm cho thấy các chủ cơ sở chăm sóc đánh giá cao thái độ làm việc của các cán bộ thực hiện CS nhưng đều cho rằng cán bộ thực hiện đang kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở theo tình hình thực tế chứ không đưa ra được cách giải quyết có tính định hướng cho cơ sở; việc đánh giá còn mang tính chủ quan vì chưa có những tiêu chuẩn cụ thể xác định sự tuân thủ của các cơ sở khi chăm sóc NCT; trong quá trình các cơ sở chăm sóc NCT xin giấy phép hoạt động hoặc đề nghị được hưởng lợi từ các CS hỗ trợ, nhiều cán bộ CS cho rằng các cơ sở này đang thực hiện mô hình chăm sóc y tế cho NCT dưới dạng bệnh viên tư nhân. (Nữ, chủ cơ sở ngoài công lập, 45 tuổi) quận/huyện và Cục Quản lý Y tế Dự phòng thành phố, hoặc các hoạt động kiểm tra liên ngành của các ban bộ ngành có liên quan khác. Hầu hết, việc đánh giá giám sát chủ yếu tập trung vào việc vận hành của cơ sở và thường diễn ra vào những thời điểm đặc biệt, ví dụ như giai đoạn dịch bệnh Covid-19 xảy ra. Tổng thể, các con số thống kê và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc thiếu cơ. chế giám sát cụ thể và bộ tiêu chí đánh giá, giám sát vẫn đang là một thách thức lớn đối với việc phát triển các cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội. Việc đánh giá chưa hướng tới cải thiện các CS đã ban hành, mà chỉ tập trung vào đánh giá chất lượng các cơ sở chăm sóc NCT theo những quy định chung. Các hạn chế này cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng và áp dụng các bộ tiêu chí đánh giá cụ thể và hiệu quả, cùng với cơ chế giám sát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các cơ sở chăm sóc NCT và các CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội. -Yếu tố truyền thông: Các kiến nghị của các cơ sở - cơ chế truyền thông nội bộ - dường như ít có tác động tới quá trình thay đổi. Theo kết quả nghiên cứu, các cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội đã đưa ra nhiều kiến nghị để cải thiện các CS hỗ trợ cơ sở chăm sóc NCT, bao gồm yêu cầu hỗ trợ về mặt bằng, tài chính, và hợp tác giữa các cơ sở. Tuy nhiên, các kiến nghị này ít có tác động tới quá trình thay đổi, chỉnh sửa CS. Cụ thể, trong số các cơ sở được khảo sát, chỉ có 5/13 cơ sở cho biết đã đưa ra các kiến nghị với các cơ quan liên quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc chăm sóc NCT. Trong số đó, chỉ có 2/13 cơ sở cho biết các kiến nghị của họ đã được cơ quan liên quan xem xét và giải quyết nhưng thời gian kéo dài rất lâu. Điều này làm giảm động lực tham gia của đối tượng CS. Hình thức kiến nghị của các cơ sở bao gồm việc đưa ra kiến nghị trực tiếp cho cơ quan chức năng, hoặc kiến nghị thông qua việc tham gia hội thảo hoặc đối thoại với các cơ quan chức năng hoặc tổ chức liên quan, một số cơ sở đã tham gia đóng góp ý kiến trong các hoạt động lập pháp. Tuy nhiên, các kiến nghị này chưa được đưa vào hoặc ít có tác động tới quá trình thay đổi, chỉnh sửa CS. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này được xác định bao gồm: 1) Thiếu kênh thông tin: Nhiều cơ sở chăm. “Các cơ sở ngoài công lập có thành lập các nhóm để trao đổi thông tin, trợ giúp lẫn nhau nhưng một cách phi chính thức. Các hội thảo cũng gọi rủ nhau cùng đi, nêu ý kiến nhưng dường như ý kiến chỉ được ghi nhận, lắng nghe chứ không tạo ra những điều chỉnh CS”. “Đầu tiên, anh còn thích tham gia các hội thảo để đóng góp ý kiến. Nhưng sau thấy mọi thứ mãi không thay đổi và anh cảm thấy chán dần”. sóc không biết cách liên hệ hoặc gửi kiến nghị đến các cơ quan chức năng hoặc tổ chức liên quan; 2) Thiếu tư vấn và hướng dẫn: Nhiều cơ sở chăm sóc không biết cách tham gia hoạt động lập pháp hoặc tham gia các hội thảo, đối thoại với các cơ quan chức năng hoặc tổ chức liên quan; 3) Thiếu sự quan tâm và phản hồi: Một số cơ quan chức năng và tổ chức liên quan chưa quan tâm đến kiến nghị từ cơ sở chăm sóc hoặc không đưa ra phản hồi.
Tóm lại, công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện CS phát triển cơ sở chăm sóc NCT tại Hà Nội đến nay đã được thực hiện định kỳ, cũng bộc lộ những hạn chế giống các bước khác của quy trình thực hiện CS khi báo cáo về sự phát triển cơ sở mang tính lồng ghép, sự tham gia của các bên liên quan mang tính hình thức và báo cáo tổng kết không có kênh công khai minh bạch để các bên hữu quan nắm được quy hoạch phát triển CS. Theo QĐ số 2330/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở xã hội trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với các mục tiêu cụ thể bao gồm việc tăng cường chất lượng cung cấp DVCS NCT; đẩy mạnh XHH; tăng quy mô công suất tiếp nhận; điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội và tăng cường đầu tư cơ sở hạn tầng cho các cơ sở TGXH.
(5) Cuối cùng, hệ thống CS cần toàn diện tác động tới NCT như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm chăm sóc dài hạn bởi các nghiên cứu tổng quan tại Nhật, Trung Quốc cho thấy đây là cú hích với thị trường dịch vụ chăm sóc bởi gia tăng khả năng tiếp cận của NCT với các dịch vụ chăm sóc dài hạn. Những hạn chế của nội dung CS có thể là kết quả của các yếu tố sau: 1) chưa coi trọng đúng mức việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của CS; 2) năng lực thiết kế CS của cơ quan hoạch định CS; 3) dân chủ hóa trong hoạch định CS chưa được coi trọng đúng mức, sự tham gia của người dân và hoạt động tư vấn, giám định và phản biện của các tổ chức chưa đáp ứng yêu cầu [9, 18, 21]. Nếu có hệ thống văn bản triển khai ưu đãi sự phát triển cơ sở TGXH liên ngành (thuế, đất, mặt nước, điện… ) sẽ tạo điều kiện để các cơ sở tiếp cận và tìm hiểu CS hưởng ưu đãi tốt hơn; (2) Việc truyền thông trong nội bộ cơ quan quản lý CS theo ngành dọc được đánh giá hiệu quả, nhưng truyền thông theo ngành ngang giữa liên ngành còn nhiều hạn chế, dẫn tới việc hiểu về CS không đồng nhất hoặc giải quyết những vướng mắc phát sinh chậm trễ, cản trở quá trình thực hiện CS; (3) Yếu tố truyền thông, giao tiếp hai chiều bị hạn chế như công khai thông tin Quy hoạch, thông tin ưu đãi… ảnh hưởng trực tiếp tới việc thụ hưởng của đối tượng CS hiện nay, khiến cho nhiều cơ sở chăm sóc NCT và các nhà đầu tư không có niềm tin nhiều vào việc thụ.
Các nhóm văn bản CS cần rà soát bao gồm (nhưng không giới hạn): (1) CS về quy hoạch mạng lưới các cơ sở TGXH; (2) CS quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và giải thể cơ sở TGXH (công lập và ngoài công lập); (3) CS về khuyến khích XHH, danh mục chi tiết loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các tổ chức thực hiện XHH; (4) CS về hỗ trợ đầu tư, giao/cho thuê đất, cho thuê/xây dựng cơ sở vật chất cho cơ sở TGXH; (4) CS miễn/giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; (5) CS ưu đãi về tín dụng và huy động vốn; (6) CS về miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất thuế nhập khẩu;. Truyền thông về NCT, dịch vụ chăm sóc và chính sách liên quan: Sở LĐTBXH và UBND TP Hà Nội Kết hợp với các Ban/Bộ/Ngành hoặc Phòng ban chức năng, thực hiện đa dạng hóa các hình thức truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và cộng đồng xã hội về tác động và thích ứng với vấn đề già hóa dân số, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số tác động đến đời sống của NCT; trách nhiệm của gia đình, cộng đồng xã hội và nhà nước trong việc chăm sóc, phát huy vai trò của NCT.