MỤC LỤC
Thứ hai, đất nông nông nghiệp có diện tích cố định, không giống các hàng hóa khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất, nhưng giá trị của đất nông nghiệp ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau. Thứ nhất, đất nông nghiệp có vai trò là tư liệu sản xuất trồng trọt khi cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, nước, oxy và hỗ trợ cho rễ tất cả các yếu tố có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây để sản xuất thực phẩm.
Đối với kế hoạch sử dụng đất thì quy trình gọn hơn (không phải thông qua HĐND huyện). Công khai quy hoạch: UBND huyện tổ chức công khai quy hoạch sau khi được UBND tỉnh phê duyệt tại trụ sở cơ quan UBND huyện và các xã, thị trấn;. công khai trên cổng thông tin điện tử của huyện. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: UBND cấp huyện tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; UBND cấp xã tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện trong phạm vi không gian địa phương mình quản lý. Giám sát, thanh tra, kiểm tra: HĐND cấp huyện giám sát, kiểm tra việc lập, thẩm định, công khai, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất toàn huyện hoặc ở từng xã, thị trấn; HĐND cấp xã, thị trấn giám sát, kiểm tra việc phối hợp lập quy hoạch, kế hoạch, việc công khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi địa phương. UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thanh tra, kiểm tra việc công khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thuộc mình quản lý. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất nông nghiệp. a) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. Đối với hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất thì người sử dụng đất phải tiến hành nộp tiền sử dụng đất (không tính vào thời gian xử lý hồ sơ). Bước 4: Giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp chính quyền cấp xã tổ chức giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được giao đất, cho thuê đất. Đồng thời, phối hợp văn phòng đăng ký đất đai, cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Thời gian xử lý: sau 5 ngày, kể từ khi người được giao đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính. b) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về căn cứ, thẩm quyền cho phép cũng như các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp tương tự việc giao, cho thuê đất nông nghiệp. c) Thu hồi đất nông nghiệp.
Giải quyết nhanh hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế đất đai trong giao dịch; tạo điều kiện thuận lợi cho việc dồn điền đổi thửa, tập trung tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, khu sản xuất sản phẩm nông nghiệp tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thứ hai, điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai; thiết lập, quản lý cơ sở dữ liệu, số hóa hồ sơ lưu trữ về đất nông nghiệp (thông tin về diện tích, loại đất, thổ nhưỡng, chủ sử dụng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, biến động trong quá trình sử dụng,. …), để tạo thuận lợi trong tra cứu thông tin đất đai, phục vụ cho xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch đất đai và các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, phát huy hiệu quả sử dụng đất.
Thu nhập bình quân của người dân đang phụ thuộc nhiều vào ngành nông nghiệp nên giá trị thấp (năm 2021 bình quân người 42,5 triệu đồng). Xu thế trong thời gian tới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp sẽ giảm xuống; ngành thương mại, dịch vụ; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tăng lên, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác sẽ tăng lên. Mặt khác để phát huy hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp, nhu cầu về chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp. b) Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Trong những năm gần đây, huyện Hương Sơn đang tập trung nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cần đầu tư rất nhiều công trình, do đó nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi đất nông nghiệp rất lớn nên trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp cần phải hết sức lưu tâm đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi, giải phóng mặt bằng,.
Nguyên nhân diện tích đất nông nghiệp của huyện được chuyển đổi sang mục đích khác (phi nông nghiệp) trong những năm qua chưa nhiều, mặt khác bù lại, huyện đã đưa được mốt số diện tích đất hoang hóa chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong những năm qua, huyện đã tổ chức giao đất, giao rừng đến các tổ chức hộ gia đình sử dụng, linh hoạt trong việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng trong nội bộ các loại đất nông nghiệp để phát huy hiệu quả sử dụng đất.
Qua cơ cấu tổ chức bộ máy và số lượng biên chế công chức chuyên môn ngành quản lý tài nguyên đất đai ở huyện và xã cho thấy: với tổng diện tích đất đai toàn huyện Hương Sơn rất lớn, trong đó có gần 92% đất nông nghiệp (chủ yếu đất rừng chiếm trên 83% nhóm đất nông nghiệp), số lượng công chức chuyên môn quản lý đất đai ở huyện cũng như ở xã còn mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý (theo quy định về tổ chức bộ máy, biên chế công chức phòng Tài nguyên &Môi trường cấp huyện được bố trí tối đa 09 người; mỗi xã/thị trấn tối đa bố trí 2 người). Số công chức có độ tuổi lớn (trên 50 tuổi), mới ở trình độ trung cấp, không có điều kiện tham gia được các lớp đào tạo chuyên môn đại học, sau đại học nên kiến thức, trình độ quản lý hạn chế, chủ yếu làm theo kinh nghiệm, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
Điều này cho thấy kế hoạch sử dụng đất thiếu tính dự báo chính xác, chưa phù hợp xu thế phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng thương mại dịch vụ). Kế hoạch đất trồng cây hàng năm giảm mạnh, đất nông nghiệp khác, đất nuôi trồng thủy sản tăng lên để phù hợp xu thế chuyển đổi một số vùng đất hàng năm sang sử dụng đất nông nghiệp khác xây dựng trang trại nông nghiệp tổng hợp, sang nuôi trồng thủy sản để hiệu quả sử dụng đất cao hơn. Kế hoạch luân chuyển tăng, giảm giữa các loại đất rừng phòng hộ, rừng sản. xuất, rừng đặc dụng để phù hợp với yêu cầu về bảo vệ rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế rừng. Qua kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cho thấy đất nông nghiệp ngày cảng giảm phù hợp xu thế phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuy nhiên mức giảm không lớn, điều này cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương chưa mạnh. Đất trồng lúa, nhất là đất trồng lúa nước tuy có giảm nhưng rất nhỏ, điều này cho thấy chủ trương thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ đất trồng lúa của huyện Hương Sơn rất tốt. Câu hỏi: Xin ông cho ý kiến đánh giá về thực trạng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn?. - Trả lời của Trưởng Phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Hương Sơn:. Hàng năm đều lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt từ đầu năm. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch diện tích đất nông nghiệp được thực hiện đúng quy định của pháp luật và mang tính chất dự báo, xác định mục tiêu. Tuy nhiên, kế hoạch được xây dựng chưa bám sát thực tiễn và còn chênh lệch rất lớn khi triển khai thực hiện, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2020 trở về trước. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, UBND huyện tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hội nghị,… để nhân dân biết, thực hiện. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp hàng năm mặc dù có bước phối hợp chặt chẽ trong công tác lập, thẩm định, trình phê duyệt. Tuy nhiên còn nhiều xã trên địa bàn huyện Hương Sơn trong quá trình thực hiện xây dựng kế hoạch chưa dự báo sát tình hình thực tế, dẫn tới khi thực hiện có sự chênh lớn so với kế hoạch, làm ảnh. hưởng đến hiệu quả sử dụng đất.”. Nguồn: phỏng vấn của tác giả. Thực trạng quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Giao đất, cho thuê đất nông nghiệp a) Kết quả giao, cho thuê đất. Việc giao đất, cấp Giấy CNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân đã đem đến hiệu quả rừ nột trong quản lý, sử dụng đất: giỏ trị sản xuất/ha canh tỏc tăng lờn; xõy dựng được nhiều mô hình sản xuất lớn; các vụ tranh chấp đất đai giảm xuống; việc thực hiện các quyền sử dụng đất, trong đó có các quyền chuyển đổi, cho thuê, thừa kế,… đất của người dân được thực hiện thuận lợi, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất (trong 3 năm 2019-2021 thu hút được 30 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng được 550 mô hình sản xuất doanh thu trên 500 triệu đồng/năm). b) Việc chấp hành pháp luật trong giao đất, cho thuê đất.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại của diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chủ yếu là ở những khu đất thuận tiện cho giao thông và canh tác, các khu đất rừng phòng hộ đầu nguồn (dự án thủy điện) còn những khu vực đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và xa các trục đường lớn thì hầu như không được quy hoạch phát triển công nghiệp hay chuyển đổi mục đích sử dụng sang các hình thức sản xuất hiệu quả hơn. Các hình thức vi phạm chủ yếu trong quản lý: vi phạm về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm về cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; vi phạm giao, cho thuê đất trái thẩm quyền; vi phạm về thu tiền đất trái quy định; vi phạm trong bồi thường, giải phóng mặt bằng; vi phạm thủ tục hành chính.
Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật về đất nông nghiệp Trong quá trình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hương Sơn thường xảy ra xung đột giữa cá nhân, hộ gia đình về quyền lợi cũng như phát sinh tranh chấp liên quan đến thửa đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nông nghiệp. Qua bảng 2.9, có thể thấy các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật về đất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn trong giai đoạn 2019 – 2021 khá lớn (182 vụ); số vụ được tiếp nhận và giải quyết kịp thời chưa cao (mới đạt 85,71%); tỷ lệ người dân đồng thuận với kết quả giải quyết chưa cao (tỷ lệ 76,92%), còn nhiều vụ việc, người dân khiếu kiện tiếp lên cấp trên (đặc biệt ở cấp xã nhiều vụ việc thụ lý, giải quyết chậm, chưa đúng trình tự, thủ tục quy định; chưa chú trọng công tác hòa giải tranh chấp đất đai theo thẩm quyền).
Trong giai đoạn năm 2019-2021, chính quyền huyện Hương Sơn đã tập trung lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao và cho thuê đất nông nghiệp, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai,..tăng cường thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp nên nhìn chung đất nông nghiệp được người dân sử dụng đúng mục đích, chấp hành nghiêm quy định pháp luật; thực hiện được các quyền sử dụng đất của mỡnh thuận lợi, hiệu quả sử dụng đất cú chuyển biến rừ nột (giỳp cho tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện đạt khá, tăng 8-10%/năm; giá trị sản xuất/ha canh tác tăng từ 86 triệu đồng năm 2019 lên 101 triệu đồng/ha năm 2021; xây dựng được nhiều mô hình sản xuất lớn). Công tác giao đất, cho thuê đất gắn với cấp GCNQSD đất vẫn còn chậm, đến nay chưa hoàn thành (đang còn khoảng 5% diện tích, mặc dù quy định của Nhà nước đã có từ năm 1993 đối với đất sản xuất nông nghiệp, năm 1999 đối với đất rừng) làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sử dụng đất của người sử dụng, hạn chế hiệu quả sử dụng đất, khó khăn hơn cho công tác quản lý. Thứ ba, một số cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng còn thấp, chưa tuân thủ đúng kế hoạch, thời hạn thanh tra. Một số kết luận thanh tra, kiểm tra chưa được xử lý nghiêm minh. Việc khắc phục hậu quả vi phạm của một số đối tượng sử dụng đất chưa nghiêm nhưng chưa được xử lý kiên quyết làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh Pháp luật. Thứ tư, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm về đất nông nghiệp còn nhiều trường hợp chậm trễ quá hạn, một số vụ việc để tồn đọng kéo dài, dẫn đến khiếu kiện vượt cấp, làm mất ổn định tình hình; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo một số vụ việc còn thiếu thuyết phục, dẫn tới người dân không đồng thuận, khiếu nại tiếp lên cấp trên. Công tác hòa giải tranh chấp đất đai ở chính. quyền cơ sở xã/thị trấn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nhiều vụ việc nhỏ lẻ, đơn giản nóng lên trở thành phức tạp. Nguyên nhân hạn chế. a) Nguyên nhân thuộc về chính quyền huyện Hương Sơn.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo chính quyền địa phương (huyện, xã/thị trấn), cán bộ, công chức nhất là người đứng đầu về vai trò, tầm quan trọng quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện để từ đó có các biện pháp, gải pháp phù hợp để quản lý đất nông nghiệp hiệu quả hơn. Quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp phải hết sức chặt chẽ, đúng quy trình, quy định, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm; khắc phục triệt để tình trạng giao đất trái thẩm quyền; thu hồi đất tùy tiện, pháp luật không cho phép; chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng giá đất cụ thể bồi thường không sát với giá thị trường.
Về nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai: hàng năm, huyện cần phối hợp các Sở ban ngành tổ chức các lớp tuyên truyền cho các đối tượng phù hợp với yêu cầu quản lý; chỉ đạo Hội đồng tuyên truyền pháp luật huyện cùng với chính quyền xã/thị trấn mở các lớp tuyên truyền trong nhân dân; chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật đất đai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đúng quy định pháp luật nhất là việc thu hồi đất của nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội vì mục tiêu lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các đề án của chính phủ, đề án của tỉnh (đề án 513 năm 2018 của chính phủ về xây dựng, thiết lập hồ sơ địa giới hành chính các địa phương trên phạm vi toàn quốc; đề án 3952 năm 2019 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về đo đạc bản đồ và xây dựng hệ thống thông tin địa chính), trong đó giải quyết các tranh chấp, xỏc định rừ địa giới hành chớnh cỏc xó, thị trấn; giữa huyện Hương Sơn với các huyện lân cận; hoàn thiện hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống sổ sách địa chính, cấp Giấy CNQSD đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân đưa vào số hóa và kết nối đồng bộ giữa các cấp quản lý (tỉnh, huyện, xã).
Về quản lý tài chính và các dịch vụ công về đất đai: chính quyền huyện phối hợp cơ quan thuế, văn phòng đăng ký đất đai của tỉnh, cơ quan công chứng, ngân hàng, kho bạc, thi hành án, các đơn vị tư vấn giá đất, các Sở ngành..để phối hợp trong việc xác định giá đất, tính tiền bồi thường khi thu hồi đất; thu tiền đất khi giao, cho thuê đất; giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai khi người dân thực hiện giao dịch thực hiện các quyền sử dụng đất cảu mình được thuận lợi. Thứ hai, Để khai thác hiệu quả đất nông nghiệp, tạo điều kiện chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, phát huy người có năng lực đầu tư vào Nông nghiệp, Nhà nước cần điều chỉnh chính sách hạn điền (hiện nay mức hạn điền quá thấp); cho phép người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng mọi loại đất nông nghiệp (hiện nay quy định không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa); quy định lập ngân hàng đất nông nghiệp cho thuê để thúc đẩy tích tụ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tiếp cận đất đai.