Nghiên cứu hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ tại Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC KH&CN

Chủ thể, đối tượng và mục tiêu của chính sách phát triển nguồn lực KH&CN

9 Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, VIện Lịch sử Khoa học tự nhiên và kỹ thuật(1975), Khái lược về lịch sử và lý luận phát triển khoa học”. Dẫn theo: Trần Xuân Long. Mục tiêu của chính sách phát triển nguồn lực KH&CN. Mục tiêu của chính sách phát triển phát triển KH&CN là đích phải đạt tới của chính sách KH&CN. i) Các loại mục tiêu chính sách KH&CN khác nhau:. Mục tiêu của chính sách KH&CN có nhiều loại, nhiều cấp khác nhau với những khoảng thời gian khác nhau:. - Loại: có mục tiêu về nghiên cưu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, mục tiêu ứng dụng, kết quả nghiên cứu vào đời sống,.; có mục tiêu định tính, định lượng…. - Cấp: mục tiêu cấp thấp phải phục tùng, thống nhất với mục tiêu cấp cao; mục tiêu bộ phận phải phục tùng và thống nhất với mục tiêu toàn cục; mục tiêu cụ thể phải phù hợp với mục tiêu tổng quát. - Thời gian: Có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn phải phù hợp với mục tiêu dài hạn. ii) Yêu cầu cơ bản trong xác định mục tiêu. - Tính hệ thống: Mỗi mục tiêu đều phải đặt trong mối quan hệ với các mục tiêu khác để chúng phối hợp với nhau(không mâu thuẫn, loại trừ nhau). Đặt trong hệ thống cũng đòi hỏi các mục tiêu phải có quan hệ thứ bậc ưu tiên trước sau. - Tính chuyên biệt: với mỗi chính sách KH&CN khác nhau cần có mục tiêu riêng phù hợp với chủ thể, đối tượng và hoàn cảnh của chính sach KH&CN. - Tính thời hạn: cỏc mục tiờu chính sach KH&CN phải cú thời hạn thực hiện rừ ràng. - Tính so sánh: các mục tiêu chính sách KH&CN phải đặt trong quan hệ so sánh về không gian và thời gian. Về không gian là so sánh với các chính sách KH&CN khác, với chính sách kinh tế - xã hội. Về thời gian, phải so sánh với thực trạng hiện tại để thể hiện sự phấn đấu của quá trình thực hiện chính sách. - Tính khả thi: mục tiêu chính sách KH&CN phải có các khả năng hiện thực để thực hiện. iii) Vị trí, vai trò của mục tiêu chính sách trong chính sách KH&CN.

Các chính sách phát triển nguồn lực KH&CN

Tuy nhiên, chính sách thỏa đáng về lương, điều kiện làm việc, chỗ ở đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, ưu đãi đối với cá nhân hoạt động KH&CN trong thực tiễn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, Luật KH&CN năm 2000 cũng như Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN chưa có nội dung cụ thể nào quy định ai có thẩm quyền, kinh phí từ nguồn ngân sách nào, mối quan hệ của nội dung quy định này với các luật chuyên ngành khi có quy định khác nhau mà quy định đó gây bất lợi cho hoạt động KH&CN. Thông tư 85/2004/TTLT/BTC-BKHCN quy định NSNN hỗ trợ tối đa 30% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm, các dự án chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học từ nước ngoài; Đồng thời, tối đa không quá 24 tháng sau khi dự án kết thúc, các dự án phải nộp trả NSNN số kinh phí thu hồi từ 60 - 100% mức kinh phí NSNN đă hỗ trợ thực hiện các dự án; Kinh phí thu hồi chủ yếu từ nguồn thu bán các sản phẩm là kết quả thực hiện của dự án.

Đào tạo sau đại học

Từ năm 1999, các Viện nghiên cứu (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam;. Viện Toán học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) đã chủ động đề xuất với ĐHTN phối hợp đào tạo trình độ thạc sĩ. Cơ chế phối hợp là ĐHTN chịu trách nhiệm tuyển sinh, kiểm tra công tác đào tạo và cấp bằng, các Viện nghiên cứu trực tiếp quản lý và tổ chức đào tạo. 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Trong quá trình phối hợp đào tạo trình độ thạc sĩ với các Viện, hai bên đã có sự trao đổi giảng viên, kinh nghiệm tổ chức đào tạo và quản lý bậc sau đại học. Tận dụng được tối đa CSVC của cả hai phía và sự giúp đỡ về lực lượng cán bộ khoa học đầu ngành tham gia đào tạo ở một số chuyên ngành. b) Hoạt động nghiên cứu khoa học: Cùng với đào tạo, công tác NCKH là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ĐHTN. Tuy Đại học đã chuyển dần việc thực hiện cơ chế tài chính cho KH&CN theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần của Nghị định 115/2005/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập, tuy nhiên vấn đề xã hội hóa nguồn lực cho hoạt động KH&CN còn chậm được cải thiện, các cơ chế đặt hàng nhiệm vụ KH&CN và phân bổ tài chính còn theo cơ chế cũ, chưa có những thay đổi căn bản.

Bảng 8: Quy mô tuyển sinh sau đại học giai đoạn 2011 - 2015 (Đơn vị tính:
Bảng 8: Quy mô tuyển sinh sau đại học giai đoạn 2011 - 2015 (Đơn vị tính:

Chủ thể, đối tượng, mục tiêu của chính sách phát triển nguồn lực KH&CN tại Đại học Thái Nguyên

Các thủ tục thanh quyết toán còn phức tạp, không phù hợp trong điều kiện thực tế, các nội dung chi phải kết thúc theo năm tài chính (31/12 hàng năm) là không phù hợp cần có sự thay đổi .. Chính sách về phát triển hệ thống hạ tầng cho KH&CN tại ĐHTN i) Mục tiêu của chính sách:. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 07 năm 2004 của Bộ Chính trị đã xác định "Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu cho một số trường đại học vùng theo hướng đa ngành trong đó có ĐHTN” là nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. “Cần tập trung đầu tư, bổ sung và hoàn thiện một số phòng thí nghiệm chuyên ngành, tiến hành những NCKH, ứng dụng, CGCN, đào tạo đội ngũ các nhà khoa học có năng lực nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước…”. Thực hiện chủ trương trên, giai đoạn 2011 – 2014, ĐHTN đã thành lập thêm một số cơ sở như Phòng thí nghiệm công nghệ mô phỏng và thực tại ảo thuộc Trường ĐHCNTT&TT; Phòng thí nghiệm Hóa, Lý, Sinh thuộc Trường ĐHSP;. Phòng thí nghiệm địa lý, địa chất, môi trường thuộc Trường ĐHKH, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế, xã hội và nhân văn, đồng thời đầu tư tập trung có trọng điểm cho một số hạng mục, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng thực nghiệm với tổng kinh phí đầu tư trên 185 tỷ đồng. Chất lượng đào tạo, NCKH là mục tiêu hướng tới và xuyên suốt của nhiệm kỳ Đại hội Đảng IV, chính vì vậy trong giai đoạn 2011 - 2014 ĐHTN tiếp tục chú trọng ưu tiên đầu tư tập trung cho một số phòng thí nghiệm như Viện Khoa học sự sống, Bệnh viện thực hành, Phòng Thí nghiệm huyết học - miễn dịch và chẩn đoán hình ảnh Trường ĐHYD, Viện nghiên cứu tự động hóa và công nghệ cao theo hướng đồng bộ và chuyên sâu. Sau khi lắp đặt, bàn giao, các thiết bị đã được đưa vào vận hành, khai thác sử dụng thường xuyên, với tần suất sử dụng lớn và hiệu quả. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển của ĐHTN và yêu cầu của xã hội thì trang thiết bị nghiên cứu, thí nghiệm vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được kỳ vọng nâng cao chất lượng đào tạo. Với tư cách là trung tâm NCKH&CGCN lớn nhất khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ thì trang thiết bị, đồ dùng phương tiện dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. ii) Hiện trạng sử dụng trang thiết bị và các phòng thí nghiệm. ĐHTN hiện có 04 đơn vị đang trực tiếp đào tạo giáo viên cho ngành sư phạm (gồm Trường ĐHSP, các khoa sư phạm kỹ thuật của Trường ĐHNL, Trường ĐHKTCN và Khoa Ngoại ngữ) với quy mô hiện khoảng trên 25.000 sinh viên. Tuy nhiên đến nay các trường, các khoa làm nhiệm vụ đào tạo ngành sư phạm chưa có các phòng thí nghiệm, thực hành riêng. Việc sử dụng chung các trang thiết bị đào tạo, phương tiện giảng dạy, học tập và nghiên cứu với các ngành khác dẫn đến sự bị động và không phù hợp với tính chất chuyên sâu và nhu cầu thực hành, thí nghiệm của các giáo sinh sư phạm. Chính vì vậy chủ trương đào tạo. “học đi đôi với hành” còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Chính sách về thông tin cho KH&CN tại ĐHTN i) Thực trạng công tác Thông tin Thư viện.

Bảng 16: Ký kết hợp tác, tiếp nhận chương trình, dự án quốc tế
Bảng 16: Ký kết hợp tác, tiếp nhận chương trình, dự án quốc tế

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC KH&CN

Giải pháp, khuyến nghị đối với chủ thể, đối tượng và mục tiêu của chính sách phát triền nguồn lực KH&CN

Kinh phí nghiên cứu cũng eo hẹp nên đề tài nghiên cứu cấp cơ sở có mức kinh phí rất thấp (chỉ vài chục triệu đồng) không đủ để thực hiện đề tài một cách nghiêm túc. Và cuối cùng là do các trường đại học không có biên chế nghiên cứu chuyên nghiệp và không có nguồn kinh phí. thường xuyên để chăm lo cho đội ngũ nghiên cứu. Chính vì vậy, các trường đại học cần có một đội ngũ nghiên cứu chuyên nghiệp và cần dành một phần kinh phí sự nghiệp khoa học để hỗ trợ chi thường xuyên và giao đề tài nghiên cứu cho số cán bộ này. Có ý kiến cho rằng số biên chế này sẽ không yên tâm làm nghiên cứu. Tuy nhiên có thể khắc phục tình trạng. đú nờ́u xỏc định rừ họ vẫn cú quyền tham gia vào cụng tỏc đào tạo của cỏc trường đại học, nhưng chỉ hạn chế trong việc giảng dạy các chuyên đề cho sinh viên năm cuối hoặc chuyên đề cho học viên cao học hay nghiên cứu sinh. Ngoài đề xuất giao biên chế nghiên cứu chuyên nghiệp cho các trường đại học trọng điểm, Bộ KH&CN cũng sẽ hợp tác với Bộ GD&ĐT trong chương trình đào tạo sau đại học dùng ngân sách nhà nước hay hợp tác quốc tế để đào tạo các cán bộ có trình độ cao trong nước hay ở nước ngoài. Đồng thời kiến nghị với Bộ Nội vụ việc bổ nhiệm vào ngạch viên chức nên có những đổi mới để những người có trình độ cao có thể được bổ nhiệm đặc cách hoặc được nâng ngạch, nâng bậc tương xứng với trình độ và đóng góp của họ. Theo quan điểm của PGS Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, 4 giải pháp nhằm đầy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học hiện nay bao gồm: Lập quỹ đầu tư khoa học công nghệ không phân biệt công tư; nên thay việc lập các chương trình đào tạo TS chuẩn quốc tế. thành chương trình học bổng TS chất lượng cao cấp và để những người được cấp học bổng tự lựa chọn nơi đào tạo; nên có sự kết nối về tư duy khoa học bằng việc luân chuyển cán bộ giảng dạy giữa các trường đại học, viện, học viện, giữa các trường dân sự, quân sự; nên có sự thay đổi trong tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học, không nên chạy theo số lượng mà phải vì chất lượng. Giải pháp đối với từng chính sách phát triển nguồn lực KH&CN 3.2.1. Giải pháp Chính sách về phát triển tổ chức và nhân lực KH&CN i) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Hay như Trung Quốc hiện nay đang cải cách thế chế hóa khoa học và xây dựng hệ thống nhà nước sáng tạo, trong đó tập trung hoàn thiện cơ chế phát triển nhân tài, khuyến khích nhà khoa học tích cực sáng tạo, thu hút các nhà khoa học Hoa kiều về nước làm việc với mức lương cao không kém mức lương của họ ở các nước phát triển… Nhờ đó, đến nay Trung Quốc đã đạt tỷ lệ 43 người làm nghiên cứu phát triển/1 vạn dân, trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới.