Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân

MỤC LỤC

Hoạt động huy động huy động vốn của NHTM

Ở Vịêt Nam, một trong các yêu cầu bắt buộc khi một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phải mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại một NHTM, tài khoản này một mặt là nơi thu nhận tiền từ những người mua hàng hoặc dịch vụ mà doanh gnhiệp này cung ứng, một mặt là nơi bảo quản tài sản tài chính an toàn, khi cần có thể chi trả bất cứ lúc nào và trong nhiều trường hợp, số dư của nó được dùng để bảo lãnh hay đặt cọc cho những hợp đồng hoặc các thoả ước khác. Như vậy, các NHTM tạo lập nguồn vốn chủ yếu bằng phương thức huy động vốn để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, vốn trong thanh toán của khách hàng, trường hợp mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có thể vay vốn các tổ chức tín dụng hoặc dưới hình thức chiết khấu của NHTW và có thể nhận uỷ thác đầu tư cùng với số vốn của chủ sở hữu để có nguồn vốn với quy mô nhất định đủ tài trợ cho danh mục tài sản.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo &

Thực trạng công tác hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh Thanh Xuân

Bên cạnh hai nguồn tiền trên thì chi nhánh cũng rất quan tâm tới nguồn tiền gửi của các TCTD khác, mặc dù đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thường xuyên trong suốt các thời kỳ hoạt động trong năm của chi nhánh vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng. Tính chất của lượng tiền này là không ổn định, nên việc sử dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất khó, nhưng lãi suất chi trả cho nguồn tiền này tương đối thấp so với các khoản huy động khác, góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu vào, chi phí huy động vốn thấp, nguồn vốn tăng nhanh và dồi dào, có điều kiện để đa dạng hoá danh mục tài sản có như: cho vay TCTD khác, đầu tư trên thị trường tiền gửi, đầu tư khác..Vì vậy, chi nhánh có những chính sách nhằm duy trì ổn định nguồn tiền này như cung cấp các dịch vụ kèm theo, tính toán lãi suất chi trả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cùng với múc lãi suất hợp lý, chi nhánh còn đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu tiền gửi của khách hàng như: có nhiều kỳ hạn gửi tiền; 1, 2, 3, 6, 12 và trên 12 tháng, có các hình thức tiết kiệm như: tiền gửi tiết kiệm thường, tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam theo giá trị vàng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt.

Năm 2010, tình hình kinh tế trong, ngoài nước có nhiều biến động phức tạp có ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh doanh của ngân hàng như tình hình kinh tế thế giới chưa định hướng rừ ràng và vẫn chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng, trong nước thì lạm phát tăng cao (lên đến 11,75% vượt xa chỉ tiêu do Chính phủ đề ra là 8%), thị trường bất động sản không khởi sắc, thị trường chứng khoán mất điểm, tình hình biến động tỷ giá, NHNN tăng lãi suất cơ bản, bắt đầu chính sách thắt chặt tiền tệ vào quý 4/2010, cũng như việc các ngân hàng chạy đua lãi suất huy động. Đạt được kết quả trên là do chi nhánh thực hiện áp dụng các hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng,… với nhiều hình thức trả lãi linh hoạt, phù hợp lãi suất và mặt bằng chung của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là việc điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội, ngoại tệ linh hoạt kịp thời đã góp phần nâng cao chất lượng, số lượng huy động vốn từ các thành phần kinh tế và dân cư. - Hiệu quả công tác tiếp thị khách hàng còn hạn chế, chưa khai thác được nhiều khách hàng vừa có nguồn vốn, vừa có nhu cầu thanh toán, vừa có nguồn ngoại tệ, khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn lớn để duy trì thường xuyên tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay theo định hướng đề ra, chưa khai thác được nhiều khách hàng có vốn vay ổn định, rủi ro thấp.

Bảng 2.6: Nguồn huy động phân theo thời hạn huy động.
Bảng 2.6: Nguồn huy động phân theo thời hạn huy động.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo &PTNT VIỆT NAM, CHI NHÁNH THANH XUÂN

Mục tiêu và phương hướng mở rộng hoạt động tại chi nhánh NHNo & PTNH Thanh xuân

- Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, phát triển các hình thức huy động truyền thống kết hợp với các hình thức huy động mới để làm tăng tỷ trọng nguồn vốn trong dân cư lên khoảng từ 50-55% và tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tổ chức kinh tế chiếm khoảng 20-25% tạo ra được nguồn vốn ổn định. - Tiếp tục tìm cách tăng trưởng nguồn vốn để tăng trưởng dư nợ tuy đây là sản phẩm truyền thống nhưng hiện tại ở Việt Nam sảm phẩm này vẫn là sản phẩm mang lại lợi nhuận nhiều nhất và khách hàng tín dụng sẽ đồng thời sử dụng các sản phẩm khác của Ngân hàng như Bảo lãnh, các dịch vụ liên quan đến thẻ, Internet Banking, SMS. - Sử dụng các công cụ khoán đến từng phòng từng cán bộ doanh số cho vay, nguồn vốn, dịch vụ, thu nợ XLRR nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh; Hưởng lương theo kết quả xếp loại lao động.

- Về nguồn vốn: Tập trung huy động vốn từ dân cư, các TCKT, XH, tận dụng phát huy các mối quan hệ của từng cán bộ nhân viên trong Chi nhánh để tăng trưởng nguồn vốn từ các tổ chức này, đặc biệt chú trọng vào các trường học, bệnh viện, HTX, quỹ nghề nghiệp, dự án nước ngoài.

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Thanh Xuân

Để thu hút được các loại khách hàng, đòi hỏi NHNo & PTNT Thanh Xuân phải có chính sách khuyến khích các chi nhánh khai thác hết mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ xã hội, các hình thức tiếp cận và thuyết phục khách hàng đến đặt kế hoạch với mình như: lên kế hoạch cụ thể, chi tiết để tiếp xúc với khách hàng mới, củng cố khách hàng truyền thống thực hiện tốt các đợt huy động và chi trả tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu. Đặc biệt, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo về chức năng nhiệm vụ, quy mô hoạt động của ngân hàng, các hình thức huy động tiền gửi và cho vay cùng mức lãi suất thích ứng trong từng thời kỳ để khách hàng biết và thấy được sự chuyển biến của ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mọi khách hàng, nhằm đem lại cho họ những thuận tiện trong giao dịch gửi tiền, rút tiền mặt, thanh toán..từ đó khách hàng sẽ tìm hiểu ngân hàng và có quan hệ gửi tiền hay vay vốn từ ngân hàng. - Đào tạo nâng cao: Nhằm bổ túc kiến thức thị trường, các lĩnh vực khoa học kinh tế - xã hội, phương pháp nghiên cứu, phân tích tài chính các dự án, hoạt động kinh doanh của một số nghành kinh tế liên quan, từ đó nâng tầm nhận thức để có thể hoạch định các chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ.

Tóm lại, các giải pháp nêu trên có mối quan hệ với nhau, việc áp dụng một số giải pháp này có thể tạo nên ảnh hưởng đến các giải pháp khác, chẳng hạn hiện đại hoá công nghệ ngân hàng chắc chắn sẽ nâng được chất lượng và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tạo cơ hội thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn.

Một số kiến nghị với ban, ngành có liên quan

Hơn nữa, còn phải duy trì được mức lãi suất hợp lý giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung – dài hạn, mục đích là bảo đảm lợi ích của người gửi tiền và khuyến khích mọi người gửi tiền với kỳ hạn dài hơn, nhưng không đơn giản là tăng lãi sất vì như vậy các doanh nghiệp sẽ không chấp nhận. Đến nay, BHTGVN đã triển khai việc truyền chỉ tiêu báo cáo điện tử và qui trình thu nhận thông tin báo cáo nội bộ theo qui định về thông tin báo cáo giữa các tổ chức tham gia BHTG và BHTGVN, qua đó đã xây dựng hệ thống thông tin khách hàng một cách chủ động, đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin, thuận lợi cho khách hang. Bởi thực tiễn đã chứng minh hiệu quả sức cạnh tranh của một ngận hàn luôn là bản chất tiềm tàng trong mỗi cán bộ nhân viên của ngân hàng đó, nên đi đôi với việc sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, cần mạnh dạn giao việc cho cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ, có phẩm chất tốt để rèn luyện và thử thách.

- Hoàn thiện cơ chế tài chính cho các chi nhánh thành viên, đay là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các chi nhánh phát triển.Hoàn thiện các cơ chế pháp lý về thế chấp đối với tài sản của các doanh nghiệp nhà nước trên nguyên tắc đảm bảo thuận lợi, đủ căn cứ pháp lý và đặc biệt cần lưu ý đến điều kiện kế thừa và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hiện nay.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS.TS Phan Thị Thu Hà - giáo trình Ngân hàng phát triển , Lý thuyết tài chính Tiền tệ - PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, Tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế - TS Trần Hoè, nhà xuất Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.