Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long 3

MỤC LỤC

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

Tài sản hay vốn kinh doanh bq trong kỳ - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD ( ROI ): thể hiện mỗi đồng VKD trong kỳ có khả năng sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trả lãi tiền vay. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD hay tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA): Phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp

+ Xác định cơ cấu vốn không hợp lý: Đầu tư nhiều vào tài sản chưa sử dụng hoặc không sử dụng hoặc vay nợ quá lớn, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong thì không những không phát huy tác dụng của vốn mà còn gây hao hụt, mất mát, tạo rủi ro cho DN. + Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của DN vào SXKD: sử dụng lãng phí VLĐ trong quá trình mua sắm, không tận dụng hết nguyên vật liệu vào SXKD, để nguyên vật liệu tồn kho dự trữ quá mức cần thiết trong thời gian dài, sẽ tác động đến cơ cấu vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của DN.

Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN

- Làm tốt công tác quản lý, nâng cao trình độ, ý thức của người sử dụng tài sản, thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa để tài sản không bị hư hỏng bất thường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Muốn vậy các DN phải lựa chọn phương pháp và mức trích khấu hao phản ánh đúng mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào thành phẩm sao cho quỹ khấu hao có thể đại diện cho một lượng giá trị ít nhất đủ tái sản xuất giản đơn TSCĐ khi TSCĐ bị thải loại khỏi quá trình sản xuất.

Thực trạng sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long

Khái quát chung về công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long .1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

  • Tổ chức nhân sự và tổ chức sản xuất kinh doanh
    • Tình hình tài chính chủ yếu của công ty thời gian vừa qua

      Công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long là một đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng Thăng Long, cùng với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn bộ công nhân viên, sản xuất kinh doanh của công ty đã không ngừng phát triển, không những bảo toàn được số vốn mà còn có sự tăng trưởng, đời sống cán bộ. Năm qua là một năm khó khăn đối với nên kinh tế cả nước, lãi suất cho vay luôn ở mức cao, giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất, nhưng giá vốn hàng bán của công ty cũng không thay đổi nhiều, đây có thể xem là một nỗ lực rất lớn của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.

      Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty Cổ phần Cầu 11 Thăng Long

      • Tình hình Vốn kinh doanh (VKD)– Nguồn vốn kinh doanh (NVKD) của Công ty
        • Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD tại công ty
          • Đánh giá về tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD của công ty

            Tuy việc sử dụng nguồn vốn này có thể giúp công ty linh hoạt hơn trong quá trình sử dụng vốn, nhưng lại có điểm bất lợi là đòi hỏi công ty phải trả nợ trong một thời gian ngắn dễ làm cho công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán một khi tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn.Đồng thời trong tình hình hiện nay, đối với các khoản nợ ngắn hạn mà chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, lãi suất ngân hàng còn khá cao, do vậy công ty sẽ phải chịu chi phí sử dụng vốn cao. Tuy nhiên, việc sử dụng một lượng lớn các khoản vay ngắn hạn sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán cũng như tình hình tài chính của công ty vì các khoản vay ngắn hạn có thời hạn trả gốc và lãi nhanh, và với một lãi suất cho vay còn khá cao như hiện nay một khi có biến động trong sản xuất kinh doanh thì nguy cơ không trả được nợ là rất cao. Đối với tình hình công ty, việc giảm một phần các khoản phải trả là hợp lý , điều cần thiết hiện nay của công ty là phải sử dụng hiệu quả phần vốn chiếm dụng còn lại này, từ đó nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh, để không những thanh toán được các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp mà còn giúp cho công ty mở rộng được hoạt động sản xuất kinh doanh.

            Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng công ty đã không lạm dụng số vốn này mà đã chủ động thanh toán vì đây chỉ là các nguồn vốn tạm thời có thời hạn dưới một năm, công ty không thể vi phạm kỉ luật thanh toán với nhà nước, hay chậm trễ trả lương cho công nhân vì như vậy sẽ không động viên kịp thời công nhân viên trong việc tích cực sản xuất, làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, thời gian thi công lẫn chất lượng công trình, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tuy việc sử dụng chủ yếu nguồn vốn tạm thời có thể giúp công ty linh hoạt hơn trong tổ chức nguồn vốn, nhưng lại có điểm bất lợi là đòi hỏi công ty phải trả nợ trong thời gian ngắn dễ làm công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi tình hình kinh doanh công ty gặp khó khăn. Với địa bàn hoạt động rộng, các công trình phân tán ở các tỉnh khác nhau như Cần Thơ, Đồng Nai, Lai Châu… đòi hỏi cần có các phương tiện vận tải đầy đủ đáp ứng kịp thời nhu cầu về điều chuyển máy móc thiết bị tới các đội, các công trình.Trong khi đó, năm vừa qua công ty lại không có các khoản đầu tư cho phương tiện vận tải phục vụ sản xuất thi công như: xe rơmooc, xe trộn, xe cẩu.

            Điều này sẽ giúp cho việc thực hiện các khoản chi trả tạm ứng cho các đội cầu, các phân xưởng sản xuất cũng như việc giao dịch giữa công ty và các bên liên quan được thuận tiện hơn, đồng thời cũng dễ dàng hơn trong việc kiểm tra giám sát các khoản thu chi phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

            Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long

            Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

            Vì vậy, công ty đã đưa ra phương hướng nhiệm vụ kinh doanh trong năm tới, làm kim chỉ nam cho toàn công ty thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh của mình. +Rà soát, hiệu chỉnh lại các quy chế phân cấp quản lý về kinh tế tài chính, hợp đồng, công tác kinh doanh của công ty đảm bảo phù hợp với điều lệ tổ chức của công ty. +Tăng cường biện pháp quản lý chặt chẽ đối với các công trình, rà soát lại tất cả các công trình đã thực hiện thanh quyết toán theo giai đoạn hoặc tổng thể quyết toán công trình.

            +Tăng cường thu hồi vốn, giảm đáng kể khoản nợ phải thu, đảm bảo vốn cho các công trình thi công, tăng cường vòng quay vốn, phấn đấu trả nợ ngân hàng đúng hạn, giảm thiểu lãi vay vào chi phí SXKD. +Quan tâm công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lập kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt và kế cận về quản trị DN, quản lý kinh tế, ngoại ngữ.

            Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD ở công ty cổ phần cầu 11 Thăng Long

            - Xét thấy các loại tài sản cố định chủ yếu trong công ty như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải đều đã khấu hao gần hết, và không thể đáp ứng đòi hỏi thi công ở các công trình phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Việc đầu tư phải dựa trên khả năng hiện có về năng lực thi công cơ giới, kết hợp với việc ngiên cứu TSCĐ đầu tư vào các mặt: công nghệ, năng suất, tuổi thọ kỹ thuật… Đồng thời công ty cần xây dựng một kế hoạch kinh tế kỹ thuật cú tớnh khả thi, mục tiờu rừ ràng. Do vậy, để có thể quản lý tốt, đồng thời hạn chế sự gia tăng của các khoản phải thu nội bộ này cần xõy dựng một hệ thống nhất quỏn, rừ ràng, minh bạch về cụng tỏc hạch toỏn cỏc giao dịch phỏt sinh , phõn định rừ trỏch nhiệm tài chính của công ty với các bên liên quan trong nội bộ Tổng công ty Xây dựng Thăng Long.

            *Định kỳ hàng tháng, quý, năm tổ chức phân loại công nợ để có cơ sở thu hồi vốn kip thời như: Bám các chủ đầu tư để khai thác và thu hồi vốn kịp thời; lập kế hoạc thu hồi vốn theo điều kiện hợp đồng như tạm ứng, thanh toán, chờ quyết toán; tổ chức phân loại nợ theo thời gian nợ, đơn vị nợ…. Để quản lý tốt các khoản này, công ty phải có biện pháp phân loại nhà cung cấp, lựa chọn các nhà cung cấp theo uy tín, quan hệ giao dịch, chính sách tín dụng của từng nhà cung cấp và kết hợp với khả năng về tài chính cũng như kế hoạch sản xuất thi công của công ty trong thời gian tới.