MỤC LỤC
Nguyên nhân của việc này thường xuất phát từ những đặc điểm riêng của nhóm người trong xã hội đó như người già, người tàn tật, người thuộc dân tộc, chủng tộc khác… Atkinson xác định một ảnh hưởng quan trọng của sự loại trừ xã hội là tính động lực: do một số bất lợi từ đói nghèo mà người nghèo bị cô lập khỏi xã hội, tình trạng đó càng làm cho họ mất đi những cơ hội để thỏa mãn tình trạng thiếu thốn của mình và để thoát nghèo, do đó càng trở nên bất lợi, càng bị loại trừ, và bởi thế càng trở nên nghèo đói hơn nữa. Nói chung, cách tiếp cận này tuy mở rộng một cách xem xét mới về đói nghèo song được sử dụng ít phổ biến do tính tương đối (chỉ xảy ra ở một số cộng đồng xã hội nhất định) và rất khó đo lường.
Hạn chế đầu tiên là do tính chất tham gia của người nghèo vào việc đánh giá đói nghèo, cách tiếp cận này không chỉ ra được cách giải quyết khi có sự khác nhau trong cách nhìn nhận của những đối tượng khác nhau: phụ nữ và nam giới, những người theo trường phái truyền thống và trường phái hiện đại, những cộng đồng nghèo khác nhau… Lí do thứ hai, do sự yếu thế của người nghèo trong xã hội, chưa chắc đã có thể khẳng định họ dám nói lên những suy nghĩ của mình một cách trung thực và đầy đủ. Những hộ đói được hiểu là một bộ phận trong những hộ gia đình nghèo mà không có được đủ lương thực để ăn hai bữa cơm hàng ngày, chỉ đủ khả năng đảm bảo mức lương thực ít ỏi cần thiết để tồn tại, do đó tiêu chuẩn thu nhập bình quân đầu người quy gạo của Bộ LĐTBXH đối với hộ đói thấp hơn so với mức quy gạo của hộ nghèo.
Ở những vùng có tính đặc thù như miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo, vị trí địa lý khá cách biệt các vùng khác, cộng thêm địa hình gập ghềnh hiểm trở đã tạo khó khăn trong việc giao thông liên lạc với các khu vực khác, tạo ra sự cô lập tương đối về mọi mặt đời sống. Nguyên nhân là do các biện pháp chính sách XĐGN được thực hiện còn thiếu tính đồng bộ, nội dung chưa sát với thực tiễn địa phương, vì vậy khiến cho việc thực hiện còn nặng về hình thức, chỉ giải quyết phần “ngọn” của vấn đề gây lãng phí nguồn lực đầu tư vô ích.
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta nhất quán từ đầu là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước theo mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng, các dân tộc vốn gắn bó với nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nay lại càng gắn bó đoàn kết với nhau hơn trong công cuộc xây dựng đất nước. - Đồng bào DTTS chiếm khoảng 14% dân số cả nước nhưng lại chiếm gần 44% tổng số người nghèo,hay nói cách khác cứ 100 người nghèo thì có gần 44 người là đồng bào DTTS.
Và có thêm 2.552 công trình trường học và lớp học được đưa vào sử dụng, xoá bỏ phần lớn các trường tạm, lớp tạm, thu hút trên 95% trẻ em tiểu học, trên 75% trẻ em trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường, góp phần tích cực hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học ở các xã vùng sâu, vùng xa và đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở một số địa phương. Chương trình cũng đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bởi việc giải quyết được đói nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí đã góp phần nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước, đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm, hạn chế được tình trạng du canh, du cư, phá rừng và tệ nạn ma túy trong đồng bào các dân tộc.
Phương hướng chung là với từng khâu trong công tác xóa đói giảm nghèo cần hoàn thiện nội dung và thực hiện nghiêm túc các chính sách, tăng cường tính phối hợp đồng bộ giữa các chính s I Những vấn đề cần lưu ý và giải pháp khắc phục trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trải qua các phong trào cách mạng của đất nước, nói chung mọi người lao động đã được Nhà nước tạo quyền sở hữu hoặc sử dụng tư liệu sản xuất, cho vay vốn, tạo điều kiện nâng cao tay nghề, chỉ khác nhau ở mức độ hiệu quả sản xuất, kinh doanh do trình độ của từng người: người kinh doanh giỏi thì giàu lên, người kinh doanh kém thì thua lỗ và không khắc phục được thì sẽ nghèo đi. Trong công tác xóa đói, giảm nghèo, công tác cán bộ, nhất là những cán bộ trực tiếp lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo có vai trò quyết định thể hiện: Thứ nhất, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp không chỉ phải chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, hành dân, ăn bớt, lạm dụng tiền cứu trợ xóa đói, giảm nghèo, mà còn phải coi việc đem lại lợi ích cho dân là nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.
Thứ ba, đối với những vùng khó khăn, chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, cần có chính sách giáo dục, đào tạo phù hợp, có sự ưu tiên thỏa đáng đối với người học cả về chương trình, giáo trình, giáo viên, tuyển chọn, thi cử, học bổng, học phí, tổ chức nơi ăn học để người học có điều kiện học tập, trở thành những cán bộ kỹ thuật và quản lý các cấp, trước hết là cấp cơ sở, góp phần xóa đói, giảm nghèo chính ở quê hương họ.
Họ phải là những người gần dân, gần những người còn đói khổ, hiểu biết tâm tư, nguyện vọng, năng lực kinh tế của từng người dân, đưa ra được những phương án kinh tế sát hợp, không viển vông, xa vời để đối tượng có thể tiếp thu và thực hiện có hiệu quả. Cán bộ, công chức nhà nước không được vụ lợi, làm giàu bằng chương trình xóa đói, giảm nghèo.
Muốn xoá đói giảm nghèo thành công, một vấn đề quan trọng là cần phải có sự thống nhất cao trong nhận thức về trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, của các tổ chức đoàn thể nhân dân; có hệ thống chính sách, cơ chế phù hợp, có kế hoạch và chỉ đạo thực hiện cụ thể ở từng xã, thôn, bản và đến từng hộ. Các giải pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược thường có liên quan tới nhiều cấp nhiều ngành, do đó cần có cơ chế vận hành chương trình hiệu quả để có thể phối hợp các cơ quan liên quan nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ chiến lược đã đề ra.
Mục tiêu
Cơ chế đầu tư sẽ không chỉ có ngân sách Nhà nước mà còn phải huy động được ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp với tỷ lệ giữa các nguồn là khác nhau tùy theo công trình giao thông: với đường giao thông liên tỉnh hoặc đi vào trung tâm cụm xã đòi hỏi quy mô vốn lớn thì sử dụng Ngân sách Nhà nước là chính, với đường giao thông liên xã, nội xã thì Nhà nước chỉ hỗ trợ vật tư thiết yếu (xi măng, sắt thép) còn chủ yếu nguồn vốn là từ địa phương. Kinh nghiệm thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng, để trở thành một cán bộ làm công tác giảm nghèo tốt, cần đáp ứng được 3 yêu cầu tổng hợp, bao gồm: Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách nội dung của chương trình ( biết việc); Có kỹ năng thực hiện các công việc cụ thể ( có thể làm được việc); Có sự nhiệt tình, tâm huyết với công tác giảm nghèo ( tích cực và sáng tạo).