MỤC LỤC
Công ty phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường quốc tế được mở rộng Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn, trước những đối thủ cạnh tranh có một nguồn tài chính lớn, có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất xuất khẩu, trong công tác đầu tư xúc tiến thương mại… điển hình như hàng dệt may của Trung Quốc trên các thị trường Mỹ và EU. Bên cạnh đó, việc xóa bỏ những hạn ngạch dệt may tại các thị trường sẽ khiến cho hàng dệt may của Công ty không còn được phân chia thị trường như trước mà phải tự mình cạnh tranh với các đối thủ để tồn tại, tạo thương hiệu và thị phần riêng nhờ vào năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh sản phẩm và hoạt động xúc tiến thương mại, thâm nhập thị trường, sự quảng bá thương hiệu sản phẩm đến khách hàng của Công ty.
Trong những năm gần đây bên cạnh việc tìm kiếm, lựa chọn nguồn nguyên liệu nhập khẩu đạt chất lượng cao phục vụ cho hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may, Hiệp hội dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp dệt may đã chủ động tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm dệt may xuất khẩu, tức tăng dần việc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng dệt may. Bên cạnh việc khai thác các thị trường lớn và truyền thống (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU), các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may đã ngày càng tìm kiếm, mở rộng thêm các thị trường mới tiềm năng đồng thời đã có nhiều cố gắng trong việc đa dạng hóa thị trường nên kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng cao, phần lớn các thị trường đều tăng trưởng trong đó các thị trường có mức tăng trưởng cao như: Thổ Nhĩ Kỳ (tăng trên 500%), Nam Phi (tăng 400%), Achentina (tăng 60%), Canada (tăng 35%)….(Nguồn: Tạp chí công nghiệp Việt Nam tháng 1/2008). - Hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường được quan tâm và phát triển hơn trước, Hiệp hội dệt may Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới, tổ chức triển lãm hội chợ quốc tế trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác kinh doanh, nhanh chóng thu thập, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa….
Điều này cho thấy ngành dệt may Việt Nam phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng đặc biệt là Việt Nam được đánh giá là có những một số thuận lợi lớn trong hoạt động xuất khẩu dệt may như: đa số các doanh nghiệp đều có trình độ công nghệ ở mức trung bình khá so với khu vực và thế giới; tốc độ đổi mới công nghệ của ngành cao; năng lực cạnh tranh của ngành tốt; lực lượng lao động dồi dào, năng suất, tay nghề tốt. (Nguồn: Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương) Bên cạnh đó, thực tế cho thấy các sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam chỉ có một số lượng nhỏ doanh nghiệp là xuất khẩu dưới thương hiệu riêng của mình (như Công ty Scavi đang xuất khẩu sản phẩm dưới tên CORENE SCAVI và MAILFIX SCAVI, Công ty May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm dưới tên F HOUSE) còn hầu hết đều xuất khẩu dưới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu nước ngoài.
- Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác kinh doanh thông qua việc thu thập thông tin từ văn phòng đại diện ở nước ngoài, cơ quan thương vụ và đại sứ quán của Việt Nam, thông qua sự giới thiệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành, thông qua website Công ty và việc tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế ở trong nước. Cùng với xu hướng đó, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong năm 2007 có nhiều thuận lợi, số lượng các đơn đặt hàng gia tăng đã làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty đạt mức kim ngạch trên 1,1 triệu USD tăng 20,17% so với năm 2006 khẳng định vị trí của Công ty trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Các sản phẩm của Công ty sản xuất dựa trên sự đặt hàng của bên gia công với các đơn hàng bị chi nhỏ trong một năm và từ nhiều đối tác khác nhau với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau do đó không có một chiến lược phát triển chung, cụ thể cho toàn bộ hoạt động sản xuất mà thường bị động, dựa vào từng đơn đặt hàng để xây dựng kế hoạch sản xuất vì vậy hiệu quả sản xuất không cao.
- Xúc tiến tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường nội địa, thị trường nước ngoài, từng bước xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống Chi nhánh ở trong và ngoài nước nhằm xây dựng mạng lưới phấn phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khai thác vùng nguyên liệu đảm bảo cung cấp cho xuất khẩu, tiến hành liên kết doanh nghiệp tìm hiểu thông tin thị trường. - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty sang các thị trường như Mỹ, EU…, từng bước tạo lập mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác nước ngoài, chiếm lĩnh thị trường, mở rộng quy mô sản xuất xuất khẩu hàng dệt may và nâng cao thị phần trên thị trường quốc tế. Đến năm 2015, xây dựng được nhà máy sợi, dệt hiện đại và hệ thống máy nhuộm, hấp, trung tâm thiết kế thời trang phục vụ cho hoạt động sản xuất xuất khẩu dệt may.
Hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty cần tập trung vào các vấn đề đó là: chủ động tìm kiếm đối tác thông qua việc cử các cán bộ đi công tác ở nước ngoài, liên hệ với các cơ quan và tổ chức thương vụ của nước ngoài ở trong nước; tích cực và thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm về ngành hàng trong và ngoài nước, chủ động liên hệ và tìm sự giúp đỡ về thông tin, chính sách từ các cơ quan thương vụ, đại sứ quan của Việt Nam tại nước ngoài, từ Hiệp hội dệt may Việt Nam; đầu tư về công nghệ, kinh phí và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại. Nhập khẩu với lượng lớn nguyên phụ kiện khiến cho Việt Nam trở thành một nhà gia công khổng lồ chủ yếu dựa vào nguồn nhân công rẻ, dồi dào trong nước, giá trị xuất khẩu thấp chỉ chiếm từ 20 -30% giá trị kim ngạch xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm bị hạn chế đặc biệt là thương hiệu của sản phẩm dệt may Việt Nam ít được biết đến trên thị trường, chủ yếu là thương hiệu của những nhà cung cấp mà Việt Nam nhận gia công. Do đó, để phát triển nghề trồng bông trên một diện rộng trở thành một ngành sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, nhà nước cần khuyến khích người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng bông; hỗ trợ bước đầu về phân bón, giống cây; hỗ trợ kỹ thuật cạnh tác; tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị cây bông trong sản xuất và trồng trọt để mở rộng diện tích trồng bông trong cả nước đảm bảo nguồn cung ổn định về số lượng và chất lượng cho sản xuất, tạo lợi thế so sánh cho sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Đồng thời thông qua các hội nghị, diễn đàn kinh tế nhà nước sẽ phổ biến thêm thông tin về thị trường, bạn hàng, tiến hành tư vấn pháp luật thương mại quốc tế, chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuâth mới của các nước nhập khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, thông tin về những hỗ trợ và thay đổi chính sách kinh tế của Việt Nam liên quan đến sản xuất xuất khẩu hàng dệt may…. Bên cạnh đó, nhà nước nên có chính sách hỗ trợ người lao động thông qua việc quy hoạch các khu công nghiệp nhà máy hợp lý, xây dựng và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây nhà cho công nhân thuê với giá ưu đãi đồng thời tìm hiểu về nguyện vọng và nhu cầu người lao động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân từ đó giảm thiểu rủi ro về đình công, bỏ việc, hạn chế sự dịch chuyển nguồn lao động sang các ngành khác, tạo sự gắn kết giữa công nhân và doanh nghiệp.