MỤC LỤC
Nhìn qua số liệu thấy bội chi Ngân sách là rất lớn, đó là nguy cơ tiềm ẩn; Nếu đầu tư kém hiệu quả, vay nợ nước ngoài càng tăng thì chẳng những không tăng trưởng kinh tế vững chắc, mà còn là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau này. Vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước chỉ tập trung vào các công trình thuỷ lợi, phục vụ mục tiêu tăng sản lượng cho cây lúa mà chưa đầu tư đúng mức vào khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nhất là giống mới về cây con và công nghiệp chế biến bảo quản nông sản. Chủ trương của Đảng ta là công nghiệp hoá nông nghiệp, thị trường hoá nông thôn, từng bước xoá đói giảm nghèo, nhưng chính sách đầu tư chưa hướng tới mục tiêu này; Bởi lẽ, với cách đầu tư để tăng sản lượng như hiện nay thì may chăng chỉ xoá được đói, chứ chưa thể giảm được nghèo.
Thực tế đầu tư cho lĩnh vực này vẫn mang tính chắp vá, giải quyết những khó khăn nhất thời mà chưa thể hiện một chiến lược phát triển thực sự của ngành, trình độ công nghệ trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước nói chung rất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ, lỗi thời, hiện tượng đầu tư theo phong trào bằng vốn Ngân sách Nhà nước là khá phổ biến và kéo dài, làm giảm hiệu quả, gây khó khăn cho nền kinh tế trong việc xử lý hậu quả. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng diễn ra sôi động và phức tạp hơn thì hoạt động dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay thì vấn đề nhận thức về tầm quan trọng cũng như vai trò của dịch vụ còn chưa được thoả đáng, chúng ta mới chỉ tập trung chú ý tới việc vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư vào một số khâu của lĩnh vực này như: giao thông, bưu điện, thông tin liên lạc.
Chính sách thu Ngân sách phải giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và xã hội, đảm bảo nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, giữ vững quốc phòng, an ninh, điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô và thực hiện chính sách xã hội; Đồng thời, giải phóng nội lực, tạo động lực thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. - Tiếp tục kiện toàn hệ thống chính sách thuế theo hướng giảm số lượng thuế suất, hạn chế ưu đãi và miễn giảm thuế, mở rộng phạm vi và đối tượng nộp thuế, thực hiện công bằng về thuế giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp; Điều chỉnh cơ cấu các sắc thuế và thuế suất phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế, nâng dần tỷ trọng thuế trực thu theo những bước đi thích hợp, nghiên cứu, triển khai áp dụng thuế thu nhập cá nhân và thuế tài sản. * Đổi mới và hoàn thiện cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ sử dụng Ngân sách Nhà nước phải cân nhắc phối hợp với các nguyên tắc tài chính của toàn xã hội, để đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm.
- Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường hơn nữa quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý và phân bổ Ngân sách, tạo thế tự chủ hơn nữa cho Ngân sách địa phương. Trong mối quan hệ này, hiệu quả và tăng trưởng là mục tiêu, còn mức bội chi bao nhiêu chỉ là phương tiện để đạt tới mục tiêu đó, không nên quy định mức bội chi ở một tỷ lệ cứng nhắc, mà nên căn cứ vào nhu cầu và khả năng hiệu quả do đầu tư mang lại. Điều đáng lưu ý là khoảng 60 - 70% số vốn đầu tư đó được hình thành từ nguồn vay trong nước và ODA, nhưng đáng tiếc là việc sử dụng nguồn vốn này chưa đạt được hiệu quả mong muốn, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế.
* Về công tác quy hoạch: Cần đặc biệt coi trọng công tác quy hoạch ngành và lãnh thổ, tăng cường giám sát, nghiệm thu chất lượng của khâu này, thực hiện quy hoạch đi trước một bước, kiên quyết loại trừ những dự ỏn đầu tư khụng nằm trong quy hoạch hoặc chưa rừ ràng về quy hoạch. - Để tránh thi công kéo dài, đảm bảo đầu tư tập trung dứt điểm thì chỉ ghi vào kế hoạch năm những dự án đã thực sự hoàn thành khâu chuẩn bị đầu tư (lập báo cáo nghiên cứu khả thi) và một số khâu quan trọng nhất trong chuẩn bị thực hiện đầu tư, bao gồm hoàn thành giải phóng mặt bằng và đấu thầu, nhằm giải ngân nhanh, tránh tình trạng vốn chờ công trình. - Trong việc bố trí vốn đầu tư: Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, kếo dài, cần kiên quyết thực hiện nguyên tắc mở rộng phân cấp, đồng thời nâng cao trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm của các cấp trên chủ đầu tư trong việc phân bổ đầu tư.
- Về mặt tổ chức bộ máy: Cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục xét duyệt rườm rà, tránh chồng chéo trong quản lý giữa các cơ quan trong một bộ, tăng cường kiểm tra và đề cao trách nhiệm trong từng khâu công việc quản lý. * Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới hoàn thiện chính sách, cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư, rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh, bổ sung các quy định không còn phù hợp hoặc thiếu minh bạch, rừ ràng.