MỤC LỤC
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Huế.
Nghĩa là ngân hàng thương mại hoạt động trong một ngành kinh tế, có cơ cấu, tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp, bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, phải tự chủ về kinh tế và phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước như các đơn vị khác. Để hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại phải có vốn (vốn được cấp nếu là ngân hàng công, được cổ đông đóng góp nếu là ngân hàng cổ phần..) phải tự chủ về tài chính (tự lấy thu nhập bù đắp chi phí..); đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trước hết, nhờ thực hiện chức năng này mà hệ thống ngân hàng thương mại huy động và tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế.
Khi trong nền kinh tế chưa có hoạt động ngân hàng hoặc mới có những hoạt động sơ khai (nhận bảo quản tiền đúc) thì các khoản giao dịch thanh toán giữa những người sản xuất kinh doanh và các đối tượng khác đều được thực hiện một cách trực tiếp, người trả tiền và người thụ hưởng tự kiểm soát các giao dịch thanh toán, đồng thời sử dụng tiền mặt để chi trả trực tiếp. Chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng thương mại chỉ có thể thực hiện được khi các khách hàng tham gia thanh toán đều có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, vì vậy nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại không những ảnh hưởng đến chức năng này mà còn ảnh hưởng đến chức năng tín dụng. Vì vậy, khi bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy để thực hiện chức năng nhiệm vụ, các ngân hàng thương mại phải sắp xếp tổ chức hợp lý để thực hiện đồng bộ các chức năng nhiệm vụ ấy, không nên quá chú trọng đến chức năng này, xem nhẹ chức năng khác, sẽ dẫn đến hoạt động đơn điệu, thiếu tính phối hợp và hiệu quả sẽ không cao.
Nếu ngân hàng thương mại đều chú trọng tất cả các chức năng nhiệm vụ thì không những làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tỷ suất lợi nhuận cao hơn mà còn có khả năng phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và sẽ có cơ hội đứng vững hơn trong cuộc chạy đua trên thị trường. Bởi hoạt động huy động vốn, các ngân hàng thương mại được phép sử dụng tất cả những công cụ và phương pháp khác nhau để huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. - Rủi ro chỉ liên quan đến thiệt hại - rủi ro không đối xứng, với quan niệm này chúng ta có thể thấy một số khái niệm rủi ro tương ứng như: rủi ro là toàn bộ biến cố ngẫu nhiên tiêu cực tác động lên quá trình đầu tư làm thay đổi kết quả theo chiều hướng bất lợi, rủi ro là khả năng xảy ra một sự cố không may hoặc rủi ro là sự kết hợp của nguy cơ hoặc rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất vì vậy thông thường chúng ta coi rủi ro là sự kiện ngẫu nhiên, là sự cố gây tổn thất và là sự kiện ngoài mong muốn.
Rủi ro lãi suất là rủi ro thường xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trường tài chính, hoặc có biến động bởi những yếu tố liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. Từ sự phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, nhà quản trị cần điều chỉnh cơ cấu tài sản nhạy cảm để vừa giảm thiệt hại do rủi ro lãi suất vừa có thể gia tăng lợi nhuận, trên cơ sở phân tích dự báo đúng biến động của lãi suất trên thị trường. Sử dụng khe hở nhạy cảm lãi suất (IRSG) để đánh giá rủi ro lãi suất tuy được nhỡn nhận một cỏch rừ ràng cụ thể nhưng IRSG khụng nghiờn cứu đầy đủ tỏc động của rủi ro lãi suất đến giá trị thị trường của vốn mà chỉ chú trọng vào số liệu trên sổ sách kế toán của vốn; không đưa ra được số liệu cụ thể về mức độ rủi ro lãi suất tổng thể của ngân hàng.
Các Ngân hàng TMCP chưa có công cụ phù hợp để lượng hóa rủi ro, báo cáo phục vụ quản lý thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn (thường dưới 2 tuần), các báo cáo về kế hoạch giải ngân, kế hoạch thu hồi nợ trong ngắn hạn được lập nhưng số liệu báo cáo thường không theo sát thực tế; các báo cáo phân tích dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. - Nhiều ngân hàng vay tiền trên thị trường liên ngân hàng không phải để bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời mà để đầu tư, ngoại trừ một số ít ngân hàng sử dụng nguồn tiền vay liên ngân hàng để đảm bảo thiếu hụt thanh khoản tạm thời, còn lại đa số các ngân hàng đều sử dụng nguồn vốn vay liên ngân hàng để đầu tư, có ngân hàng sử dụng nguồn tiền này để đầu tư lên đến 47% tổng tài sản. Vì vậy mức độ rủi ro trong kinh doanh của các Ngân hàng TMCP trong thời gian qua rất cao nếu nguồn cung tiền giảm đi, đồng thời công tác Quản trị tài sản Nợ và tài sản Có tại các Ngân hàng TMCP không được quan tâm hoặc các nhà quản trị cho rằng nguy cơ nguồn cung tiền giảm đi là không có, bộc lộ điểm yếu kém về năng lực dự báo của những nhà quản trị ngân hàng.
Nếu ngân hàng có thể huy động kịp để bù đắp nguồn vốn liên ngân hàng phải trả thì ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro lãi suất rất cao sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng vì tốc độ tăng các khoản lãi thu được tăng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng các khoản lãi phải trả. - Với những tồn tại trên, các ngân hàng thương mại cần phải nâng cao hơn nữa năng lực quản lí để đối phó với những rủi ro không mong muốn trong ngân hàng.Các ngân hàng cũng phải hỗ trợ và hợp tác với nhau trong công tác quản lí tài sản Nợ và tài sản Có.