MỤC LỤC
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: căn cứ vào số liệu của báo cáo này mà người ta có thể sử dụng thông tin đó để kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ, so sánh số liệu với các kỳ trước hay các đơn vị khác để thấy được kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ra sao và xu hướng phát triển sẽ như thế nào để đưa ra quyết định chính xác. Mặt khác, VKD được hình thành từ nhiều nguồn vốn trong đó có cả vốn vay, vì thế hiệu quả sử dụng VKD theo chỉ tiêu LN sẽ phải tính thêm ảnh hưởng của hai yếu tố là: chi phí lãi vay và thuế thu nhập DN, nên chỉ tiêu LN ở đây bao gồm: lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận sau thuế nhằm đánh giá được hiệu quả sử dụng VKD khi chưa chịu chi phối của nguồn hình thành và thuế.
Luận văn đã trình bày tương đối đầy đủ các vấn đề lý luận về VKD, hiệu quả sử dụng VKD và hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích hiệu quả sử dụng VKD từ đó vận dụng để phân tích hiệu quả sử dụng VKD tại đơn vị thực tập, trên cơ sở những kết quả phân tích đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, luận văn còn một số hạn chế như: chưa chỉ ra đặc điểm của công ty CP ảnh hưởng như thế nào đến phân tích hiệu quả sử dụng vốn và hệ thống các chỉ tiêu đặc thù phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông trong CTCP nên trong quá trình phân tích hiệu quả sử dụng VKD tại đơn vị thực tập tác giả cũng không sử dụng hệ thống chỉ tiêu đặc thù này vì vậy chưa đánh giá được một cách toàn diện hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Được sự cho phép và tạo điều kiện của công ty, em đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu của công ty, bao gồm: Báo cáo tài chính các năm 2008, 2009, 2010; bản cáo bạch, sổ kế toán các tài khoản liên quan; quá trình hình thành và phát triển của công ty… để từ đó có được những số liệu cần thiết phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
- Việt Nam gia nhập WTO đặt ra rất nhiều những cơ hội nhưng không ít những thách thức cho các DN Việt Nam, sự mở cửa thị trường thương mại đã thu hút rất nhiều các tập đoàn bán lẻ thâm nhập vào Việt Nam do vậy người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn làm cho các DN trong nước nói chung và công ty CPTM Cầu. Năm 2009 Nhà nước giảm thuế suất thuế thu nhập DN từ 28% xuống còn 25% giảm chi phí thuế thu nhập DN tăng phần LNST giúp công ty có thêm nguồn vốn để tái đầu tư, mua sắm trang thiết bị, giảm nhẹ việc huy động vốn bên ngoài từ đó giảm chi phí huy động vốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. - Chính sách tài khóa, tiền tệ: Năm 2010 khi lạm phát ở nước ta lên cao đặc biệt là những tháng cuối năm 2010, Nhà nước đã thực hiện đồng thời chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho người dân thắt chặt chi tiêu, giảm mức tiêu thụ hàng hóa tác động giảm DT và LN của DN ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Cụ thể, công ty đã đầu tư mở rộng xây dựng hai dự án: tòa nhà cao tầng CTM làm văn phòng cho thuê và chung cư cho cán bộ, công nhân viên tại 229 Cầu Giấy và siêu thị nội thất tại 1174 Đường Láng đã thu được những kết quả tốt góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Từ đây, có thể thấy công ty đã xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra, đồng thời phát huy những tác động tích cực đảm bảo cho công tác huy động vốn kịp thời, đầy đủ, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Tỷ lệ trả lãi cổ phần của công ty chưa cao do trong 2 năm 2009 và 2010 công ty có kế hoạch xây dựng, tu sửa lại một số công trình như: công trình chợ Nghĩa Tân, công trình 139 Cầu Giấy, siêu thị Xuân Phương nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và được đại hội đồng cổ đông thông qua.
Mặt khác, bên cạnh hoạt động kinh doanh thương mại là chủ yếu thì công ty còn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, kinh doanh bất động sản, cụ thể năm 2006 đã xây dựng tòa nhà làm văn phòng cho thuê và chung cư cho cán bộ công nhân viên tại 229 Cầu Giấy vì vậy VCĐ chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Nguyên nhân nguồn vốn NPT bình quân tăng với tỷ lệ cao là do năm 2010 để thực hiện công tác bình ổn giá Thành Phố Hà Nội đã cho công ty vay 15 tỷ đồng, hơn nữa để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên Đán công ty đã nhập vào một khối lượng lớn hàng hóa chủ yếu là bánh kẹo và thực phẩm từ nhiều nhà cung cấp và tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì công ty đang trong thời gian được hưởng tín dụng thương mại. Nguồn vốn NPT tăng với tỷ lệ cao không phải do công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay việc huy động vốn chưa được tốt mà do việc thực hiện công tác bình ổn giá của Thành phố và công ty huy động vốn ngắn hạn thông qua việc mua chịu hàng hóa của các nhà cung cấp, nguồn tài trợ này là nguồn tài trợ miễn phí vì công ty không phải thanh toán hay trả tiền ngay khi mua hàng.
- Điểm đặc biệt trong thời gian vừa qua là cùng với việc đổi mới phương thức kinh doanh thì công ty còn quan tâm đến công tác xây dựng chiến lược con người, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho 100% cán bộ, công nhân viên ở mỗi khâu công tác. Cụ thể, lãnh đạo công ty đã xây dựng đúng định hướng phát triển, xác định mục tiêu hoạt động trước mắt và mục tiêu lâu dài; lực lượng lao động chủ yếu còn trẻ và đều được đào tạo, luôn cống hiến hết mình cho công việc. - Việc huy động vốn của công ty vẫn chỉ phụ thuộc vào các kênh huy động truyền thống như: vốn do cổ đông đóng góp, lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng mà nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa thiết lập được các phương án huy động vốn linh hoạt, cụ thể, chi tiết trên cơ sở kế hoạch kinh.
- Phấn đấu đạt tăng trưởng doanh số hàng năm từ 20% đến 35%, nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, công ty cũng nhận thức được việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không phải việc làm tức thời mà phải có chiến lược, chính sách, biện pháp cụ thể. Trong thời gian qua, công ty luôn tìm kiếm và thực thi một số giải pháp xuất phát từ chính mô hình và đặc điểm kinh doanh như: hoàn thiện cơ cấu tổ chức để có thể đảm bảo một bộ máy quản lý hoạt động linh hoạt và hiệu quả; xây dựng cơ cấu vốn hợp lý và đề ra các định mức cho các phòng ban, các dự án đầu tư để tránh việc lãng phí VKD; giải quyết tốt vấn đề thanh toán và tìm ra các giải pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn.
Dựa trên nhu cầu vốn đã xác định, lập kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Lý do chọn giải pháp: Giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở thực tế là việc huy động vốn của công ty vẫn chỉ phụ thuộc vào các kênh huy động truyền thống như: vốn góp cổ đông, LN giữ lại để tái đầu tư, vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng mà chưa quan tâm đến một số nguồn tài trợ như: vốn vay cá nhân và phát hành trái phiếu, nguồn vốn liên doanh, liên kết…Vì vậy, công ty cần khai thác linh hoạt hơn các nguồn tài trợ. Nội dung giải pháp: Trong bản hoạch định tài chính phải xác định cụ thể lượng tiền mặt tối ưu trong kỳ kinh doanh; có biện pháp sử dụng hợp lý số tiền mặt tạm thời nhàn rỗi, tách bạch vai trò của kế toán tiền và thủ quỹ; có kế hoạch kiểm kê quỹ tiền mặt thường xuyên và đột xuất, đối chiếu số tiền thực tế tại quỹ và số dư sổ kế toán, với tiền gửi ngân hàng thì phải định kỳ đối chiếu số dư kế toán công ty và số dư của ngân hàng.