MỤC LỤC
* Mục tiêu chung: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển Việt Nam - chi nhánh TT Huế. - Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển VN - chi nhánh TT Huế.
- Nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển VN-chi nhánh TT Huế.
- Phân tích và đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng phát triển VN – chi nhánh TT Huế.
Bởi lẽ, với tín dụng tín chấp khi cấp tín dụng người cho vay đã kiểm soát rất chặt chẽ năng lực tài chính, hiệu quả của dự án cho vay, khả năng hoàn trả vốn vay đúng hạn và những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra dối với bên đi vay. Đối với tín dụng có đảm bảo trực tiếp, xuất phát từ bản chất của tín dụng là dựa trên niềm tin, cho nên khi xét duyệt tín dụng do có một số yếu tố chưa đảm bảo an toàn về hạn chế rủi ro, nên người cho vay yêu cầu người đi vay phải áp dụng một số phương thức để đảm bảo khi cấp tín dụng.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, rủi ro tín dụng được định nghĩa: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin của các ngân hàng.
Trên cơ sở xem xét phạm vi, sự phức tạp và tính rủi ro của hoạt động kinh doanh tín dụng của tổ chức minh, tổ chức tín dụng phải tổ chức được hệ thống kinh doanh tín dụng với quy trình hoạt động tín dụng phù hợp, hiệu quả những đảm bảo rủi ro tín dụng được hạn chế trong phạm vi kiểm soỏt được, được ghi thành văn bản rừ ràng và được phổ biến đến mọi cán bộ, nhân viên có liên quan. Các yếu tố trên bao hàm trong nó là chất lượng của các chính sách và công tác quản lý của ngân hàng, kinh nghiệm xử lý những thiệt hại trước đây, mức độ tăng trưởng của các khoản cho vay, chất lượng và khả năng quản lý trong khu vực cho vay, khả năng thu hồi vốn, sự thay đổi về điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh và các xu hướng kinh tế nói chung.
● Nhóm 1: Nợ xấu có tài sản đảm bảo, gồm có : Nợ tồn đọng ngân hàng đã thu giữ tài sản dưới hình thức gán, xiết nợ; Nợ ngân hàng chưa thu giữ tài sản như nợ có tài sản liên quan đến vụ án chờ xét xử, nợ có tài sản đảm bảo đã quá hạn trên 360 ngày. ● Nhóm 2: Nợ xấu không có tài sản đảm bảo và không có đối tượng để thu, gồm có : Nợ xóa thiên tai chưa có nguồn và còn hạch toán nội bảng; nợ khoanh doanh nghiệp đã giải thể, phá sản; nợ khoanh doanh nghiệp thuộc các vụ án; nợ khoanh do thiên tai của hộ sản xuất….
Các điều kiện đòi hỏi có thể là địa vị cạnh tranh hiện tại của khách hàng trong ngành và thị phần dự kiến, kết quả hoạt động của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, tình hình cạnh tranh của sản phẩm, mức độ nhạy cảm của khách hàng đối với chu kỳ kinh doanh và những thay đổi về công nghệ, các yếu tố chính trị, pháp luật, xã hội, công nghệ, môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngành nghề của khách hàng. - Kiểm soát (Control): tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp, các quy định, quy chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang được xem xét, người đi vay đã trình đủ giấy tờ phục vụ cho công việc kiểm soát chưa, đòi hỏi giấy tờ cho vay , giải ngân phải có đầy đủ và đầy đủ chữ ký của các bên liên quan, mức độ phù hợp của khoản vay đối với quy chế, quy định của ngân hàng, ý kiến của các chuyên giá kinh tế, kỹ thuật về môi trường của ngành, về sản phẩm, về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khoản vay.
Cụ thể khi khách hàng đến vay các bộ phận liên quan trong ngân hàng phải giải đáp được các vấn đề về tư cách của khách hàng vay, hiệu quả kinh doanh của khách hàng, mục đích của khoản vay, xác định nguồn trả nợ, khả năng kiểm soát khoản vay của ngân hàng, năng lức quản trị điều hành của khách hàng, thực trạng tài chính của khách hàng. Trên cơ sở phân tích, ngân hàng dự báo và nhận định về rủi ro trong kinh doanh và rủi ro ngành, cấu trúc chi phí, lợi nhuận, kỹ thuật, công nghệ, vòng đời sản phẩm tính độc lập và tính toàn cầu hóa, môi trường hoạt động, rủi ro có tính chu kỳ, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp…Tất cả những thông tin phân tích nói trên làm cơ sở để phán đoạn mức độ rủi ro, so sánh với xu hướng của ngành sản xuất, của doanh nghiệp tương tự.
- Phòng tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kế hoạch hóa, huy động tiếp nhận và quản lý điều hành nguồn vốn, công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật các dự án đầu tư, phân tích hiệu quả sau đầu tư, cung cấp những thông tin, số liệu và tình hình về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà Nước, về tín dụng xuất khẩu về hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn giúp Ban lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo hoạt động của Chi nhánh. - Phòng Hành chính quản lý nhân sự có chức năng tham mưu giúp Giám đốc tổ chức quản lý thực hiện công tác hành chính tổng hợp, thi đua, công tác văn thư quản trị, xây dựng và kiện toàn bộ máy, bố trí sắp xếp và quản lý đội ngũ cán bộ, công tác lao động tiền lương, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ viên chức trong cơ quan.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng đều và ổn định qua các năm từ tổng tài sản cho đến nguồn vốn huy động, đảm bảo công tác giải ngân cho các doanh nghiệp.Công tác hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển Huế chủ yếu là tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. Đối với các dự án được quyết định cho vay thì hồ sơ vay vốn kèm toàn bộ bản chính các tài liệu liên quan đến quá trình thẩm định dự án (Báo cáo tổng hợp trong quá trình thẩm định dự án, Thông báo kết quả thẩm định,..) được chuyển cho phòng tín dụng để phòng tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng, thông báo về việc ký hợp đồng tín dụng.
Trong năm 2007 nợ quá hạn tăng cao một phần vừa là nguyên nhân khách quan như thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị như dự án nhà máy bánh kẹo Huế đã phải ngừng sản xuất vì bị ảnh hưởng lũ lụt ảnh hưởng đến việc trả nợ trong quý 4/2007 hay các dự án chăm sóc cao su lâm trường Tiền phong và lâm trường Phong Điền, dự án đầu tư phát triển cây cà phê chè tại huyện A Lưới đã phải dừng dự án vì bão lụt tàn phá liên tiếp và ngân hàng đã phải thực hiện các hồ sơ xử lý nợ gửi cho NHPT Việt Nam. Xét trong một tổng thể các khoản nợ quá hạn của ngân hàng tập trung chủ yếu vào các dự án không thuộc chương trình mục tiêu của chính phủ, tuy nhiên các dự án thuộc chương trình mục tiêu của chính phủ cũng tồn tại một khoản nợ quá hạn nhất định trong cơ cấu nợ quá hạn của ngân hàng.
Với đặc thù là một ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo yêu cầu của Nhà nước, vì thế rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi.
Mặc dù đã thực hiện phân loại nợ và quản lý nợ có vấn đề thì tỉ lệ rủi ro ở ngân hàng cũng khá cao do công tác tín dụng còn thụ động chủ yếu xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện như không trả nợ đúng hạn, khách hàng kinh doanh thua lỗ liên tục trong nhiều năm, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản..Điều này cho thấy công tác dự báo và phòng ngừa rủi ro chưa tốt, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của cán bộ tín dụng, cỏn bộ thẩm định, khụng theo dừi sõu sỏt đối với doanh nghiệp. Căn cứ vào giá trị trung bình (Mean) cũng thể hiện nhân viên ngân hàng nhận định về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng theo thứ tự: sản phẩm đầu ra không tiêu thụ được, thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng đột biến Kết quả phân tích Anova ở bảng 2.10 cũng thể hiện đó là các nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển Huế trong thời gian vừa qua (sig<0,1).
- Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ làm cho khấu hao vô hình các tài sản của doanh nghiệp ngày càng lớn, trong khi quy định mức trích khấu hao của Bộ Tài chính chưa phù hợp (nhất là với một số ngành đặc thù), mà đây lại là một trong những nguồn trả nợ vốn vay chính cho NHPT Huế, nên khả năng thu nợ từ nguồn này ngày càng khó khăn. Tóm lại: Việc nhìn nhận một cách toàn diện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư của NHPT Huế trong thời gian qua, từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế là rất quan trọng đối với NHPT Huế.
- Đối với khoản vay không có bảo đảm: trong trường hợp này cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của khách hàng, các khoản phải thu, nguồn vốn thanh toán của các công trình qua thông báo vốn hàng năm đối với lĩnh vực xây dựng, kỳ thu tiền đối với lĩnh vực khác và yêu cầu khách hàng cùng chủ đầu tư, người mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Các phần mềm ứng dụng, bảo mật phục vụ hiệu quả cho các yêu cầu thu thập, điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin, dự báo các tình huống rủi ro, các diễn biến bất thường có thể xảy ra ảnh hưởng đến tín dụng; đặc biệt là thông tin và kết quả phân tích cho công tác giám sát tín dụng (khách hàng, khoản vay) trong quá trình giải ngân, thu hồi nợ vay; và các thông tin cho việc thẩm định tín dụng, phân tích khách hàng, thị trường.
Nguyên nhân các đơn vị anh/chị đang quản lý không trả nợ tín dụng đúng thời hạn Không đồng ý Đồng ý 1. Quy trình cấp tín dụng cho các doanh nghiệp được thực hiện rất chặt chẽ 2.
Ngân hàng đã xây dựng được một khuôn khổ báo cáo quản trị hiệu quả và có hiệu lực cho phép thông tin tới tất cả các cấp ra quyết định kinh doanh của ngân hàng chưa?. Các chính sách, quy trình hiện tại có đảm bảo rằng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là phù hợp với mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ của ngân hàng không?.