MỤC LỤC
Có thể nói, với hình thức xuất hiện là các bài văn ngắn, có tính châm biếm, tiểu phẩm có sức công phá của một thứ vũ khí đặc biệt – vũ khí dư luận, tiểu phẩm là tiếng nói của giai cấp cách mạng, tiếng nói của khuynh hướng vận động tích cực hợp quy luật lịch sử chống lại giai cấp, những thế lực cản trở bánh xe lịch sử. Lịch sử tiểu phẩm thế giới đã ghi nhận nhiều nhà cách mạng dùng tiểu phẩm để vạch mặt kẻ thù cách mạng với bộ máy mục ruỗng của chế độ quan trường, với những tên quan nham hiểm, độc ác, và sự bóc lột tham lam, vô lương tâm, cùng những chính sách giả dối, lừa bịp và bản chất phản động của chúng bởi trong xã hội, luôn có những cái xấu, tiêu cực những ung nhọt xã hội và đối với chúng chỉ có giễu cợt, đả kích châm biếm mà thôi.
Tuy nhiên, quá trình này diễn ra có mức độ, do vậy không làm nhòa đi hoặc thay đổi bản chất của từng thể loai, mà góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và sinh động của thể loại báo chí nói chung. Ở đó, những ứng dụng về lý luận thực tiễn có những biến thiên thay đổi phù hợp nhằm đáp ứng với hoàn cảnh, phù hợp với những nhu cầu mới, cũng như các cách tiếp cận mới.
Nếu như hình thức Lý Sinh Sự sử dụng trong chuyên mục “Nói hay đừng” là hình thức đàm thoại, đối thoại vốn được sử dụng nhiều ở thể loại tiểu phẩm, thì Lê Thị Liên Hoan với hình thức phỏng vấn phiếm chủ đã đẩy tính chất cuộc trò chuyện lên ở một cấp độ khác khi áp dụng những quy tắc đặt câu hỏi và trả lời của thể loại phỏng vấn tạo tạo nên tính nhân vật, vấn đề cho tác phẩm. Vẫn giữ những đặc điểm nổi trội của tiểu phẩm là tính hài, châm biếm đả kích cùng với việc sử dụng các thủ pháp gây cười, nhưng nhìn tổng thế do dùng hình thức phỏng vấn phiếm chủ nên cũng dẫn đến những thay đổi nhằm dung hòa như về dung lượng tác phẩm (tiểu phẩm thường ngắn gọn, trong khi các bài phỏng vấn thường dàn trải, chiếm nhiều đất hơn trên báo), ngôn ngữ (kết hợp giữa tính chất hỏi đáp với ngôn ngữ tiểu phẩm), v.v.
“Lưỡi dao”, hành trình đi tìm hài cốt đồng đội của những người cựu chiến binh và có cả một cựu lính cộng hoà giúp sức trên chặng đường dài Bắc Nam trong “Ai xuôi vạn lý”, hay chuyện đi tìm một chỗ động phòng của đôi bạn trẻ trong một đêm giữa Hà Nội bom đạn trước khi chàng trai phải lên đường chiến đấu vào sáng hôm sau trong “Chiếc chìa khoá vàng” là những tác phẩm điện ảnh tiêu biểu của đạo diễn Lê Hoàng. Một nhà báo cần cái nhìn sắc bén ra, bới móc ra những cái xấu cái cần nói mà thiên hạ không biết vì viết báo là viết cái mới, cái đang bức xúc của xã hội, thì bằng con mắt tinh đời và cả tinh quái, Lê Thị Liên Hoan có thể phát hiện ra hàng loạt đề tài đầy lý thú của cuộc sống bằng cái giọng: cái giọng rất đặc trưng và đặc biệt, đanh đá, chua ngoa, lắm chuyện.
Tức là mỗi tỏc phẩm bỏo chớ chỉ nhằm truyền đi một thụng bỏo cốt lừi với nội dung trả lời 6 câu hỏi: Ai?. Nó nhằm truyền tải một cách chân thực, chính xác và sống động đến với độc giả những sự kiện, hiện tượng vấn đề đang diễn ra trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, do Lê Thị Liên Hoan sử dụng hình thức phỏng vấn nên lấy tít phù hợp với mô típ thường thấy trong các cuộc phỏng vấn thời sự bàn luận về một vấn đề nào đó trong xã hội tức là ngay từ đầu tiêu đề đề cập đến nhân vật sẽ xuất hiện trong cuộc phỏng vấn (ở đây là hỉnh thức phỏng vấn phiếm chủ). Thông thường việc đặt tít được các nhà viết tiểu phẩm khá dụng công, nhưng do hình thức phỏng vấn nên trong những tác phẩm của mình, Lê Thị Liên Hoan chỉ lấy tít chỉ đơn giản là Phỏng vấn hay Cuộc trò chuyện giữa….Tuy nhiên cũng có những ý nghĩa chức năng riêng của nó.
Qua cuộc “Phỏng vấn với một bà già”, so sánh ngầm với hình thức thi sắc đẹp trên thế giới, tác giả muốn phê phán về chuyện bùng nổ những cuộc thi sắc đẹp, chạy theo hình thức, không đúng tiêu chuẩn, và thực chất tác giả muốn ngụ ý rằng có những giải thưởng sắc đẹp chẳng hề có một tý giá trị nào cả, đó chỉ mang tính chất kinh doanh mà thôi, và không nên tán tụng những giải thưởng sắc đẹp có giá trị bằng con số không như thế. Không chỉ thế, người đọc còn có thể dễ dàng nhận ra một giọng điệu của ngôn ngữ đối thoại đầy sắc bén, và rất đanh đá chua ngoa, đã đề cập đến vấn đề nào là nhất quyết bảo vệ vấn đề, nhất quyết phải giễu cợt mỉa mai với cách nói rất tưng tửng và hài hước, đậm chất Lê Thị Liên Hoan: Như cảm xúc của diễn viên khi nói về hội diễn sân khấu toàn quốc: Tôi đang kinh ngạc – đây không phải kinh ngạc bình thường là là kinh ngạc pha tuyệt vọng, khi nói về quy mô Đại lễ Thăng Long thì là Chả những to mà còn hoành tráng, chả những hoàng tráng mà còn sâu sắc, chả những sâu sắc mà còn cụ thể (cụ thể nhưng lại thiếu đi một vị tổng đạo diễn chỉ huy cho đại lễ của dân tộc).
Như khi đề cập đến căn bệnh “khoe” của một nhà thơ nữ khi vận động cuộc thi xe đạp, nhân vật bác sỹ đã có những chẩn bệnh và tìm ra nguyên nhân của căn bệnh khoe thơ rất thấu đáo, chặt chẽ với lý lẽ rất sâu sắc về tâm lý tự ti vì sợ không ai biết đến mình, thích phóng đại mọi sự việc để được chú ý dẫn đến hệ quả là chương trình vận động của nhà đài sụp đổ vì sự khoe thái quá ấy. Suy ra thì cũng là để phê phán cái sự học giả dối, cái sự vô trách nhiệm, bệnh hình thức, thói đạo đức giả….nhưng nói đàng hoàng nghiêm túc đôi khi không ép phê bằng việc châm chích, cười đấy nhưng mà không ít người thấy đau đớn trong lòng, bởi thấy sao mà giống như khơi cái xấu của họ một cách tường minh như thế, khối kẻ đọc mỉm cười mà thực chất thấy ức chế, cay đắng trong lòng như cách giễu cợt về khẩu hiệu.
Lý luận của Lê Thị Liên Hoan không phải là đưa ra để đấy mà Lê Thị Liên Hoan luôn muốn đi đến tận cùng sâu đến gốc rễ, không kiêng dè ai, mà chỉ có một mục đích là tạo ra phản biện xã hội, nói hộ tiếng nói của công chúng, để giải tỏa những bức xúc những việc bất bình của xã hội. Cuối cùng, ở một khía cạnh nào đó, chúng ta sẽ nhận thấy có một cái tôi thích đưa đẩy dông dài, có đôi khi mải phô diễn những cái tài triết lý của mình, mải với những tiểu tiết đầy hình tượng, đầy hài hước mà quên đi việc chú tâm vào tính công kích vạch trần sự việc.
Những ưu thế nổi vật của hình thức phỏng vấn phiếm chủ trong cách thức đặt câu hỏi, đối thoại của nhân vật cộng hưởng với những đặc điểm của thể loại tiểu phẩm trong ngôn ngữ châm biếm gây hài, phương pháp dẫn chuyện được kết hợp rất tinh tế, không hề gượng gạo mà rất tự nhiên, hình thành nên phong cách của Lê Thị Liên Hoan. Trong chương này, qua việc phân tích đi sâu vào các yếu tố trong nghệ thuật tổ chức tác phẩm về các yếu tố: dung lượng, ngôn ngữ, các phương pháp dẫn chuyện, thủ pháp nghệ thuật, v.v., khóa luận muốn chỉ ra những nét riêng đặc sắc, những thành công (và cũng có cả những vấn đề còn chưa được) đã làm nên hiện tượng Lê Thị Liên Hoan.
Ông đả kích sâu cay căn bệnh thích khoe mẽ phô trương của một nữ nhà thơ, phê phán lời ăn tiếng nói không tốt của những thiếu nữ Hà thành, châm chích đả kích sâu cay cái tệ nạn đua nhau tìm những thứ của ngon vật lạ như mật gấu, cao hổ và lột trần thủ thuật lợi dụng tâm lý hám đồ hiếm để lừa đảo của một số người, v.v…. Cùng với đó là các mảng vấn đề thể thao kinh tế, Lê Thị Liên Hoan đề cập những khía cạnh rất xác đáng như sự ngây thơ vô lý trong một môi trường thể thao chuyên nghiệp khi một vận động viên dính phải việc dùng dopping, hay việc tổ chức, tham dự các giải thể thao nhưng quá chú trọng đến huy chương mà quên đi mất tinh thần thể thao toàn dân, hay về kinh tế là những sự lãng phí ngân sách của nhà nước trong các dự án, luận bàn về nghệ thuật kinh doanh với sản phẩm hàng hóa là phim ảnh, v.v….
Nhưng tư tưởng sâu sắc, ý nhị nhưng không kém phần gay gắt, ấn tượng sẽ khiến nhiều người đọc không khỏi giật mình khi nhận thấy lời nhắc nhở mình một cách nhẹ nhàng trong đó, hoặc những người đọc bị “đánh trúng tim đen” thì cũng dần dần “tỉnh ngộ” bởi cách đánh đòn vào những tiêu cực rất ý nghĩa vẫn rất nhẹ nhàng, không thô tục, ra những chiêu cực thâm hậu mang tính chất khuyên răn và dù khiến công chúng hả hê vì được nói hộ tiếng nói của mình, còn những người có bị đánh thì ắt hẳn trong lòng không khỏi thán phục bởi “viết đúng quá”. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh rằng hiệu quả xã hội trong những tác phẩm của Lê Thị Liên Hoan là tính phản biện xã hội và tính công dân cao, đưa ra vấn đề được nhìn dưới nhiều khía cạnh, nhiều diễn giải qua cách dùng hình thức phỏng vấn phiếm chủ, những cuộc trò chuyện tạo cho một không khí rất khách quan, thoải mái (mặc dù thực chất tất cả đều là cách nhìn mang tính chủ quan của tác giả), khán giả như được cuốn vào dòng hỏi đáp liên tục, thú vị và nhận ra được những tầng nghĩa sâu sắc bên trong.
Lê Thị Liên Hoan có một bút lực khá dồi dào và đặc biệt cây bút này có khả năng linh hoạt, khám phá ra những góc nhìn độc đáo và có giá trị ở nhiều mảng đề tài.Với một nhân sinh quan sâu sắc, và đầy thông minh, cùng trước một hiện tượng nhà báo nhìn ra những điều mà nhiều người đã vô tình đi lướt qua, bước lơ đãng nào ngờ đang để mất một đề tài hay. Như vậy, về cách chọn đề tài và chủ đề, chúng ta có thể thấy rằng Lê Thị Liên Hoan không đi vào cụ thể từng vụ việc, mổ xẻ mà nhà báo truy ra cái nguyên nhân, từ con người (tất cả đều xuất phát từ con người), như về vấn đề về cơ chế quản lý thỡ nhà bỏo cho rằng cỏi nguyờn nhõn cốt lừi và chủ yếu nhất đú là ý thức của những người làm trong những cơ quan đầu não, trong vị trí có ảnh hưởng đến bao nhiêu người dân.