Tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng chăn nuôi tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Những nghiên cứu về hệ vi khuẩn đường ruột

Những biến đổi về thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu hay trạng thái cơ thể tác động làm cho trạng thái cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột bị phá vỡ, vi sinh vật có hại hoặc gây bệnh sẽ tăng cường độc lực sinh ra tiêu chảy. Trong môi trường nước thịt: Sau khi nuôi cấy 24 giờ, bồi dưỡng trong tủ ấm 370C, vi khuẩn E.coli phát triển rất nhanh, môi trường đục đều có lắng cặn ở đáy, màu tro nhạt, trên mặt môi trường hình thành lớp màng mỏng màu ghi dính vào thành ống nghiệm, canh trùng có mùi phân thối. Khả năng gây dung huyết là yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn E.coli gây bệnh đường tiết niệu và E.coli phân lập từ cơ quan cảm nhiễm ngoài đường ruột thường có khả năng gây dung huyết cao hơn E.coli phân lập từ phân (49% so với 8 -18%).

Để tạo thuận lợi cho quá trình phát triển của mình và trở thành vi khuẩn chiếm ưu thế trong đường ruột, vi khuẩn E.coli thường sản sinh ra một loại chất kháng khuẩn có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các loaị vi khuẩn khác, đó là Colicin V; E.coli sản sinh Colicin V thông qua plasmid col. (1981) [68] cho biết khi Colicin được sản sinh từ các chủng vi khuẩn E.coli cường độc trong cơ thể vật chủ thì lúc này Colicin V được coi là một yếu tố gây bệnh, Hầu hết các E.coli gây bệnh đều chứa các gen mã hoá cho Colicin V nằm trên plasmid. Ngày nay đã có hàng ngàn chất kháng sinh được con người tìm ra, chúng có tác dụng to lớn trong việc hạn chế và tiêu diệt mầm bệnh là các vi sinh vật nhưng chúng ta chỉ sử dụng được một phần hạn chế các loại kháng sinh này bởi trong thực tế điều trị bệnh, do sự lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh tràn lan và tuỳ tiện đã dẫn đến hiện tượng quen thuốc, nhờn thuốc và kháng thuốc của vi khuẩn.

Khả năng xâm nhập: giúp vi khuẩn xuyên qua lớp màng nhày của niêm mạc ruột, xâm nhập vào trong tế bào biểu mô ruột và sản sinh trong tế bào này, những vi khuẩn không có khả năng xâm nhập sẽ bị lớp màng nhày ngăn cản và bị tiêu diệt bởi tế bào đại thực bào.

Những kết quả nghiên cứu về phòng và trị tiêu chảy ở lợn

Khi nghiên cứu xác định vai trò của E.coli trong bệnh phân trắng lợn con và triển vọng phòng trừ bằng vaccin, Nguyễn Thị Nội (1985) [33] đã chọn những Serotype thường gặp cùng với các chủng có kháng nguyên K88 để chế vaccine phòng bệnh, tiêm cho nái chửa 4-6 tuần trước khi đẻ cho kết quả bảo hộ tăng hơn 30-40% lợn con sinh ra so với lô đối chứng. Vì vậy có thể sử dụng phương pháp chế tạo vaccin phòng bệnh E.coli cho hiệu quả cao bằng cách lấy vi khuẩn E.coli có trong chất chứa đường ruột của lợn bị tiêu chảy cấy vào sữa và cho lợn mẹ ăn canh trùng đó trước khi đẻ 1 tháng cho kết quả phòng tiêu chảy ở lợn con sơ sinh tốt, phương pháp này hiện nay vẫn được dùng tại Mỹ. Các chủng vi sinh vật hữu ích được sử dụng để sản xuất chế phẩm sinh học phải đạt được yêu cầu: Có khả năng thích ứng tốt trong môi trường đường tiêu hóa, có khả năng đối kháng với các vi sinh vật được coi là có hại trong đường tiêu hóa để duy trì tính ổn định của hệ vi sinh vật trong đường ruột và có khả năng tạo các chất cần thiết như acidamin, vitamin trong môi trường nuôi cấy cũng như trong cơ thể, không sản sinh độc tố, dễ dàng bào chế và sử dụng.

Một số chủng vi sinh vật hiện nay đã và đang được sử dụng để sản xuất chế phẩm Propiotic là: Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus polymysa, Saccharomyces, Streptococcus…Trong những năm gần đây các chủng vi khuẩn lactic được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó Lactobacillus acidophilus được chú ý nhiều nhất bởi nó có thể sống, phát triển tốt trong môi trường đường ruột đồng thời còn có khả năng tổng hợp một số vitamin cần thiết cho cơ thể. Vì vậy để điều trị hội chứng tiêu chảy có hiệu quả cần phải điều trị sớm, kịp thời, thực hiện biện pháp điều trị tổng hợp như kết hợp điều trị nguyên nhân, điều trị triêụ chứng, và bổ sung nước và các chất điện giải cho gia súc, đồng thời có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng họp lý, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001)[8] khi thăm dò khả năng mẫn cảm của các chủng E.coli và Salmonella phân lập được từ các mẫu phân lợn bị tiêu chảy cho biết có 85% các chủng E.coli phân lập từ lợn con bị tiêu chảy mẫn cảm với Neomycin, 65% với Chloramphenicol và 36% với Chlotetracylin.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong điều trị bằng cách cách cho gia súc ăn hoặc uống, đó là cách tốt nhất để đưa các chủng vi khuẩn có lợi vào đường tiêu hoá, nhanh chóng tạo khả năng tranh giành sự sống và ngăn cản sự phát triển các chủng vi sinh vật có hại, khôi phục nhanh chóng sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột.

Điều kiện tự nhiên và tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá

Do vậy các chế phẩm sinh học thường được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng tiêu chảy do nhiễm khuẩn, viêm ruột cấp tính. Ngoài ra còn được dùng cho các trường hợp lên men bất thường, thối rữa ở ruột, bảo vệ các thành phần cộng sinh trong ruột và giúp lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ do sử dụng kháng sinh. Gió tây khô nóng thường xuất hiện vào đầu mùa hạ, hàng năm có từ 20-30 ngày có gió Lào.

Độ ẩm thấp nhất có thể xuống 20-30% vào những ngày mùa đông gió hanh heo hoặc vào những ngày nắng nóng có gió lào. Với điều kiện khí hậu như trên đã có những tác động rất lớn đến công tác chăn nuôi, có ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn lợn. Là một huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa, điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, giao thông thuận tiện, đặc biệt địa bàn huyện có Công ty sản xuất giống lợn của Tỉnh do vậy chăn nuôi lợn rất phát triển.

Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, từ năm 2003 đến nay huyện đã tập trung chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu nông nghiệp, đưa những giống cây con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2004 – 2010 yên định thực hiện nhanh việc chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi, tăng nhanh sản lượng, giá trị hàng hóa, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, đến năm 2010 tỷ trọng ngành chăn nuôi phải đạt 44 % với các chương trình nạc hóa đàn lợn, lấy phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại làm khâu đột phá, áp dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Các trang trại tập trung tại các xã Định Long, Định Tường, Quý Lộc có trang trại nuôi tới 100 nái ngoại.

Năm 2006 tổng đàn có giảm đi là do biến động của giá cả thị trường, dịch bệnh lở mồm long móng, dịch tai xanh, liên cầu khuẩn… xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước làm cho người chăn nuôi dao động, chưa yên tâm sản xuất nên số lượng có giảm đi nhưng không nhiều. Yên Định quyết tâm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn đặc biệt là lợn ngoại hướng nạc, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Yên Định đã tiến hành xây dựng, quy hoạch chi tiết đất đai để phục vụ cho phát triển chăn.

Qua kết quả nghiên cứu của tác giả thấy rằng tiêu chảy ở lợn xảy ra quanh năm, với tỷ lệ cao, trên mọi đối tượng lợn, tỷ lệ mắc cao nhất ở lứa tuổi lợn con theo mẹ và thấp nhất ở lợn > 60 ngày tuổi. Việc xác định được các biện pháp phòng bệnh và điều trị thích hợp, có hiệu quả là cần thiết nhằm giảm thiệt hại cho đàn lợn.

Bảng 2.1:  Diễn biến của các yếu tố khí hậu thời tiết qua các tháng năm  2005 đến 2007.
Bảng 2.1: Diễn biến của các yếu tố khí hậu thời tiết qua các tháng năm 2005 đến 2007.

Mùa vụ

Qua đây cho thấy tỷ lệ tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng trong vụ đông xuân đều cao hơn vụ hè thu. Từ tháng 10 đến tháng 12 độ ẩm không cao nhưng thời tiết có những thay đổi mạnh, gió mùa Đông bắc tràn về đột ngột làm nhiệt độ giảm thấp nhanh. Nhiệt độ trung bình ngày thấp nhất có thể xuống dưới 100C, mưa phùn làm ẩm độ không khí cao.

Độ ẩm không khí cao, thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển gây bệnh, tỷ lệ mắc cao.