MỤC LỤC
Khu vực hoá góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực, tao lập những khu vực rộng lớn với một chính sách tài chính tiền tệ, công nghệ, thị trường thống nhất, giúp cho các quốc gia thành viên tiết kiệm chi phí, tạo mối trường kinh doanh có hiệu quả, tạo lợi thế trong hợp tác cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như: dầu thô, hàng dệt may, thuỷ sản, gạo, cà phê, hàng da, than đá, cao su, điện tử- tin học-viễn thông chủ yếu tập trung ở các thị trường như khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chiếm 57,4%, khu vực Âu-Mỹ chiếm 37%, khu vực Châu Phi chiếm khoảng 4,6%.
Những thành quả to lớn về đối nội, đối ngoại của nước ta và những diễn biến trên thị trường đã đặt nước ta nhiều thuận lợi mới để mỏ rộng kinh tế đối ngoại, làm cho kinh tế đối ngoại nói chung và xuất khẩu nói riêng trỏ thành đòn bẩy để thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế. Những tình hình trên đã đặt nước ta nững khó khắn trong hoạch định chiến lược cũng như trong điều hành quản lý, đòi hỏi nước ta phải phát triễn vượt bậc, mau chống trưởng thành để đủ sức chống đỡ các ảnh hưởng nói trên.
Do mực tiêu kim ngạch của toàn nhóm chế biến, chế tạo là trên 20 tỷ USD nên ngoài dệt may và dày dép cần tiếp cận thị trường quốc tế, dự báo nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó không những đáp ứng mà cố gắng tạo ra những ngành hàng mới. Trước mắt, chủ yéu dựa vào cơ cấu đầu tư và thực tiến sản xuất trong những năm qua cũng như thị trường quốc tế, chúng ta cần chú trọng vào những mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, hoá phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí, điện, sản phẩm nhựa.
Thế nhưng qua thực tiễn xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản những năm qua ta cần phải chấp nhận một thực tế là nhìn chung chất lượng hàng hoá của ta chưa đồng đều, còn thua kém nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là chất lượng quảng cáo, thông tin trên bao bì, cũng như kỹ thuật đóng gói còn đơn điệu, kém hấp dãn và độ dài thời gian bảo hành sản phẩm còn chưa chuẩn xác như quảng cáo giới thiệu trên các bao bì hàng hoá. Việc thâm nhập thị trường Nhật bằng hình thức tiếp cận trực tiếp thị trường chưa được các doanh nghiệp của ta quan tâm đúng mức, trong đó có nguyên nhân đó là chi phí khảo sát thị trường rất tốn kem, các doanh nghiệp của ta dù có muốn khảo sát trực tiếp cũng chưa có thể thực hiện được vì một thực tế là phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn ở quy mô nhỏ, chưa có đủ tiềm lực kinh tế làm ăn lớn. Mặc dù còn phải chịu mức thuế quan cao như vậy, nhưng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng, tăng lên 10 lần trong vòng 5 năm từ 50 triệu USD năm 1994, năm Hoa Kỳ từ bỏ cấm vận thương mại chống Việt Nam, lên 500 triệu USD năm 1998, 3 năm sau khi tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Thị trường tiêu thụ thủy sản còn bấp bênh, lại nhiều rủi ro, luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của cả người sản xuất và các cơ sở chế biến thủy sản, bài học này được hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp trả giá rất đắt vào năm 1997, khi thị trường xuất khẩu cá basa bị suy sụp, làm cho nhiều hộ ngư dân lỗ đến hàng chục tỷ đồng, phong trào nuối trồng thủy sản xuống dốc thảm hại. Nếu nhà nước và các doanh nghiệp có chính sách, chiến lược, chủ trương đầu tư đầy đủ, đồng bộ và hữu hiệu để phát triễn tốt nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, nhất là hai vùng trọng điểm Đồng băng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biển nước ta, thì thời gian không xa nhất định ngành thuỷ sản sẽ xứng đáng trở thành mũi nhọn trong phát triễn kinh tế của đất nước. Thời hạn tạm trữ 4 tháng từ 1/4/2000 đến 31/7/2000; cho phép quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn ngân hàng để các doanh nghiệp thực hiện mua tạm trử; đồng ý về nguyên tắc việc Bộ Thương Mại cho phép một số doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo được bán trả chậm khoảng 1 tấn gạo với thời hạn 720 ngày, khuyến khích các doanh nghiệp ngoài đầu mối tham gia xuất khẩu nếu tìm được thị trường và hợp đồng giao dịch đáp ứng được các điều kiện của Bộ Thương Mại.
Nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện cho các cơ quan có trách nhiệm của Bộ thương mại ( các vụ chính sách thị trường nước ngoài, các cơ quan thường vụ của Việt Nam ở nước ngoài, viện nghiên cứu thương mại, các xúc tiến thương mại, trung tâm thông tin thương mại) trong công tác nghiên cứu thị trường, cung cấp các thông tin và kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua nâng cao chất lượng hàng hoá, mẩu mả, bao bì phù hợp với thị hiếu tập quán từng thị trường và đội ngủ cán bộ ngoại thương có năng lực; xây dựng chiến lược phát triễn cho từng mặt hàng chủ lực xuất khẩu trong đó có chiến lược về thị trường; đảm bảo chữ “tín” trong kinh doanh, kết hợp xuất khẩu với nhập khẩu để đảy mạnh xuất khẩu trên thị trường cụ thể. Đồng thời, phải nắm bắt được chính xác mọi thông tin về sự thay đổi nhu cầu và giá cả thị trường, những nguyên nhân gây nên sự thay đổi đó (như các diễn biến về chính trị, quân sự, tài chính, tiền tệ…; sự. thay đổi chính sách của chính phủ của một quốc gia nào đó trên thế giới) cho dù là năng nề, thậm chí mang tính tàn phá cũng phải được cung cấp ngay lập tức.
Luụn rốn luyện thúi quen theo dừi, ghi nhận, nghiờn cứu và phõn tớch cỏc thông tin có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường mục tiêu, giá cả trên thị trường thế giới…Đồng thời phải nắm được kỹ thuật sử dụng một số phương tiện phân tích và truyền tin hiện đại như Internet, Fax… để nâng cao khả năng phân tích chính xác và kịp thời.
Nhà nước sớm hoàn chỉnh cơ chế vận hành các Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ bảo hiểm xuất khẩu, Quỹ bảo lãnh tín dụng,…hình thành quỹ xúc tiến thương mại có sự đóng góp của các doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động hội chợ, trưng bày, triễn lãm…Có chế độ khuyến khích thoả đáng (như miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, cho phép tính vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp…) đối với các tổ chức và cá nhân, bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, ngoại thương của ta với nước ngoài tham gia các hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận và tâm nhập thị trườn quốc tế. Đối với những mătỵ hàng mà Việt Nam giữ thị phần lớn trên thị trường quốc tế (như gạo, cà phê, hạt tiêu…), tăng cường áp dụng các biện pháp thư thông tin chiến lược, chiến tuật, kiềm chế tốc độ bán ra, tham gia các kế hoạch quốc tế về điều tiết nguồn cung trong điều kiện có thể… để tác động vào thị trường và giá cả theo hướng có lợi. Nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội trong việc phối hợp và thống nhất hành động trong tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm (kể cả việc thống nhất giá bán, hạn chế tranh mua, tranh bán) một cách có hiệu quả nhất, bảo đảm lợi ích của toàn ngành, mở rộng hợp tác quốc tế vì lợi ích của ngành hàng.
Ở tầm vi mô các doanh nghiệp có trách nhiệm dựa vào khung pháp lý và các chính sách của nhà nước để chủ động, tích cực tổ chức tiếp cận, khai thác thông tin, lo tìm bạn hàng, thị trường, tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội chợ triễn lãm; kịp thời nắm bắt xu thế thị trường.