MỤC LỤC
Do đó khách hàng tiêu dùng sản phẩm nội thất là các cá nhân (gia đình), hoặc tổ chức. Đối với khách hàng cá nhân - họ mua sản phẩm nội thất để phục vụ cho nhu cầu của chính cá nhân họ do đó thường mua với khối lượng ít. Ngược lại, khách hàng là các tổ chức, họ mua hàng để thoả mãn nhu cầu hoạt động của một tổ chức do đó họ thường mua với khối lượng lớn hoặc giá trị lớn. Vì vậy nhóm hàng này có ảnh hưởng cách thức đánh gía, lựa chọn sản phẩm, ảnh hưởng đến mức độ phức tạp và thời gian ra quyết định mua hàng. b) Thị trường cung ứng vật tư: Các nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm nội thất là: gỗ, nhựa, sắt thép, sơn, giả da,…Sản xuất có kịp thời hay không một phần phụ thuộc vào nguồn vật tư cho sản xuất và bản thân nó lại phụ thuộc vào việc nghiên cứu và khai thác thị trường đầu vào. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm nội thất tiếp nhận vật tư cho sản xuất từ 2 loại thị trường đó là : thị trường trong nước và thị trường ngoài nước mà chủ yếu là thị trường trong nước do giá cả của vật tư sản xuất trong nước thường rẻ hơn. Chỉ những loại vật tư mà trong nước không đáp ứng được mới nhập khẩu ở nước ngoài, tuy chất lượng tốt nhưng giá cao và tiến trình thủ tục nhập khẩu phức tạp và tốn thời gian. c) Các đối thủ cạnh tranh: Thị trường nội thất Việt Nam ngày càng phát triển, các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh sản phẩm nội thất gia tăng. Do đó mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Đó cũng là tính vốn có của nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Cạnh tranh có mặt tích cực là thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đem lại lợi ích cho xã hội, song nó thực sự khốc liệt đối với những doanh nghiệp nhỏ không có khả năng cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm nội thất cùng loại và các hãng kinh doanh sản phẩm nội thất nhập từ nước ngoài. d) Môi trường kinh tế: Các yếu tố kinh tế tác động đến cả cung và cầu về sản phẩm nội thất của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gần đây nhanh(năm 2007 là 8,5%) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên lạm phát ngày càng gia tăng không những ảnh hưởng lớn đến mức giá bán sản phẩm nội thất trên thị trường mà còn ảnh hưởng đến cả giá vật tư đầu vào làm tăng chi phí sản xuất từ đó tăng giá thành sản phẩm. Nhân tố nội tại chủ quan. a) Định hướng sản xuất: doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, vào thời điểm nào, số lượng là bao nhiêu để thoả mãn được tối đa nhu cầu của khách hàng. Định hướng sản xuất của doanh nghiệp cần phải được sửa đổi linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường “đầu vào” và “đầu ra” là căn cứ để xác định định hướng sản xuất, là nguyên nhân thành công của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm nội thất trong thị trường biến động như hiện nay. b) Hình ảnh và uy tín của sản phẩm nội thất, của doanh nghiệp trên thương trường: Sản phẩm có chất lượng cao, hình thức mẫu mã đẹp, đa dạng, tính năng kỹ thuật cao sẽ gây được uy tín cho doanh nghiệp. Một nhãn hiệu hàng hoá được chấp nhận, được ưa thích và có uy tín, chiếm thị phần lớn trên. thị trường sẽ có khả năng trở thành thương hiệu. Điều đó có tác động mạnh mẽ đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. c) Mạng lưới tiêu thụ và bộ máy tổ chức tiêu thụ. Mạng lưới tiêu thụ: như chúng ta đã biết đại lý là nhà phân phối trung gian thay mặt cho nhà sản xuất cung cấp phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Do vậy nếu mạng lưới tiêu thụ càng lớn, trải khắp các khu vực thì khả năng tiếp cận cũng như thâu tóm khách hàng càng lớn, tạo điều kiện mua bán thuận tiện cho khách hàng. Bởi vậy phát huy thế mạnh từ hệ thống phân phối sẽ đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm nội thất của doanh nghiệp. Bộ máy tổ chức tiêu thụ: Sự hoàn hảo của bộ máy tổ chức, tính hiệu quả của một hệ thống không chỉ là tổng của kết quả thực hiện của các bộ phận, chức năng, nghiệp vụ được xem xét riêng biệt mà nó là hàm số của những tương tác giữa chúng. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt được một trình độ tổ chức quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung và những mối quan hệ tương tác cả các bộ phận tạo thành tổng thể, tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp. d) Trình độ công nghệ và khả năng sản xuất của doanh nghiệp: Trình độ công nghệ càng cao, quá trình sản xuất diễn ra liên tục ổn định giúp hoạt động tiêu thụ sản phẩm diễn ra nhịp nhàng, tránh được tình trạng thiếu sản phẩm cung cấp cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách kịp thời, đầy đủ, đúng chất lượng. e) Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Để có thể thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp, các chiến lược và kế hoạch doanh nghiệp xây dựng cần phải có ngân.
Phòng nhân sự: quản lý nguồn nhân lực (quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự, bố trí, sắp xếp, chọn và tuyển công nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo vể công tác quản lý đào tạo cán bộ, công nhân viên đồng thời đặt ra các chế độ về lương, thưởng, phụ cấp,…quản lý các hệ thống, các hệ thống thông tin có liên quan. Phòng kế toán: phụ trách mảng tài chính kế toán, thu thập, phân loại và xử lý, tổng hợp số liệu từ đó cung cấp số liệu một cách trung thực, chính xác, kịp thời trong việc ra quyết định của các nhà quản lý có liên quan. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xuân Hoà a)Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Sản xuất kinh doanh hàng trang thiết bị nội thất và trang thiết bị văn. Sản xuất kinh doanh lắp ráp xe đạp, xe máy, ống thép và phụ tùng xe đạp, xe máy, ô tô phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. + Liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, được nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị máy móc phụ tùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường. + Làm đại lý mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh liên kết. + Dịch vụ cho thuê: bến bãi đỗ xe, văn phòng làm việc, nhà ở siêu thị.. + Kinh doanh bất động sản. - Kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của công ty, nhu cầu của thị trường và được pháp luật cho phép. Mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty Xuân Hoà. Số lượng chủng loại các sản phẩm kinh doanh chính trong các năm gần đây: công ty đã sản xuất kinh doanh trên 3000 chủng loại sản phẩm chia thành các nhóm:. - Ghế xoay văn phòng. - Bàn ghế cho hội trường. - Bàn ghế rạp chiếu phim. - Ghế sân vận động. - Vách ngăn văn phòng. - Giá hồ sơ di động cho kho lưu trữ. b) Thị trường hoạt động của Công ty Xuân Hoà. Công ty Xuân Hoà hoạt động không chỉ trên thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước. Tuy nhiên thị trường trong nước, trong đó, khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là thị trường chủ yếu của công ty. Khách hàng mục tiêu là các công sở, trường học, các gói thầu của ngành giáo dục, các gia đình có thu nhập từ trung bình, khá trở lên. c) Hệ thống cơ sở phục vụ sản xuất kinh doanh. - Công nghệ, máy móc thiết bị: Hiện nay công ty có 18 dây chuyền sản xuất bao gồm các dây chuyền sơn, mạ, ống thép, tủ sắt và vật liệu mỏng, các dây chuyền và may thiết bị đột dập, máy uốn.. đó là các dây chuyền công nghệ tiên tiến trong khu vực, đặc biệt dây chuyền tủ sắt có trình độ công nghệ bậc nhất thế giới hiện nay. - Hệ thống kho hàng, cửa hàng giới thiệu trưng bày sản phẩm, đại lý, trụ sở, văn phòng, nhà máy, phân xưởng sản xuất. d) Đặc điểm về vốn. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội; có con dấu riêng, được mở tài khoản trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước và Điều lệ của Công ty đã được UBND thành phố phê duyệt.
(Nguồn: phòng kinh doanh của công ty Xuân Hoà) Các khoản chi phí mà công ty thường chi cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm là: tiền lương và phụ cấp cho đội ngũ lao động ở bộ phận trực tiếp thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm và ở các bộ phận hỗ trợ tiêu thụ; các chi phí giao dịch trong tìm kiếm khách hàng và trong thương lượng đàm phán với khách hàng; chi phí cho các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nội thất (chi phí cho quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức hội nghị khách hàng, khuyến mại,…). Tiến độ tiêu thụ hàng hoá:. Sản phẩm nội thất của công ty tiêu thụ trong năm thường không đểu đặn, tập trung chủ yếu vào quý 3 và quý 4. Đây chính là cơ sở điều tiết sản xuất phù hợp với tiêu thụ và bảo đảm cung ứng kịp thời sản phẩm cho khách hàng. Với các khách hàng đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với công ty, tiến độ tiêu thụ sản phẩm biểu hiện tại tiến độ giao hàng. Nhìn chung công ty giao sản phẩm kịp thời cho khách hàng theo đúng tiến độ giao hàng, đúng địa điểm giao hàng, đúng sản phẩm giao hàng. c) Chính sách về thị trường – phân phối, sản phẩm, giá cả, và xúc tiến bán hàng. Căn cứ vào tình hình tiêu thụ thực tế của từng loại sản phẩm nội thất trong thời kỳ công ty đã thực hiện chương trình khuyến mại “chiết khấu luỹ tiến” đối với một số sản phẩm nhằm hỗ trợ các đại lý trong việc tiêu thụ sản phẩm.Chẳng hạn, chương trình khuyến mại thực hiẹn tháng 8/2007 đối với sản phẩm ghế GNM – 07: khách hàng mua từ 01 chiếc đến <20 chiếc/tháng được giảm 29000 đồng/chiếc (đã có VAT); khách hàng mua từ 20 chiếc đến. Chương trình chiết khấu luỹ tiến áp dụng với các đại lý và khách mua có mức dư nợ ≤ hạn mức dư nợ/tháng theo quy định của công ty, giá trị chiết khấu đại lý được hưởng sẽ giảm trừ trực tiếp trên hoá đơn mua hàng cuối cùng trong tháng hoặc hoá đơn mua hàng đầu tiên của tháng tiếp theo. Kết quả tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty. a) Kết quả sản xuất kinh doanh chung của công ty.