Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang: Tăng cường kiểm soát và sử dụng hiệu quả

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG

Kế toán chi tiết NVL tại Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang Thủ tục nhập - xuất kho và chứng từ kế toán

Để có thể tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán vật liệu nói chung và công tác hạch toán chi tiết vật liệu nói riêng, trước hết phải dựa trên cơ sở các chứng từ kế toán để phản ánh tất cả các nghiệp vụ liên quan đến nhập - xuất vật liệu. Đối với vật liệu cần kiểm nghiệm (thường là những lô hàng có giá trị lớn), cán bộ của phòng kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, thử nghiệm và ghi vào phiếu kiểm ngiệm nhập kho.

Phiếu nhập kho

Khi nhận được phiếu xin lĩnh vật tư do các bộ phận sản xuất mang lên, phòng KH-VT sẽ căn cứ vào chỉ lệnh sản xuất và định mức ngang vật tư theo từng phân xưởng để đánh giá tính hợp lý về số lượng cũng như chủng loại, sau đó lập phiếu xuất kho chi tiết theo từng phân xưởng, từng mã hàng theo từng kho. Tại kho, khi nhận được phiếu xin lĩnh vật tư đã được phê duyệt, thủ kho xuất vật tư, sau đó ghi số lượng vào cột thực xuất và cùng người nhận vật tư ký tên vào phiếu xuất kho.

Phiếu xuất kho

Để hạch toán chi tiết vật liệu, bộ phận kế toán chi tiết vật liệu ở Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang đã áp dụng phương pháp hạch toán theo hình thức "sổ đối chiếu luân chuyển". Thêm vào đó, để thuận tiện cho quá trình tính toán và ghi sổ, kế toán vật liệu công ty còn sử dụng một số bảng biểu như: bảng tính giá vốn vật tư (bảng này do máy tính tự lập dựa trên các số liệu nạp vào máy), bảng tổng hợp theo nhóm vật tư, tập hợp chi phí vật tư theo sản phẩm,.

Sơ đồ 3: Sơ dồ hạch toán chi tiết NVL
Sơ đồ 3: Sơ dồ hạch toán chi tiết NVL

Thẻ kho

Kế toán căn cứ vào phiếu xuất, đề nghị xuất, hoá đơn mua hàng để vào máy tính các thông tin như: tên-qui cách vật tư, mã vật tư, đơn vị tính, số chứng từ, ngày tháng, số lượng, TK đối ứng, đối tượng xuất và để trống trường đơn giá xuất, thành tiền. Đến cuối tháng, máy tính sẽ tự động tính ra giá bình quân trong kỳ và tự điền vào trường đơn giá và thành tiền, sau đó kế toán tổng hợp trên máy và in ra bảng kê chi tiết xuất NVL trong tháng theo từng kho. Căn cứ vào bảng cân đối vật tư, kế toán tiến hành mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng loại vật tư theo từng kho trên cả chỉ tiêu số lượng và giá trị trong cả tháng của vật liệu.

Khi nhận được thẻ kho do thủ kho chuyển lên, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển và thẻ kho, nếu có sai lệch kế toán sẽ đỏnh dấu sang cột ghi chỳ và điều tra làm rừ nguyờn nhõn.

Tên, qui cách sản

    Mặc dù NVL có khối lượng lớn, đa dạng về chủng loại và biến động thường xuyên nhưng do có một đội ngũ cán bộ kế toán khá đông, vững vàng về trình độ chuyên môn, đồng thời có thêm được sự hỗ trợ của hệ thống máy tính trong công tác kế toán nên công ty chọn phương pháp hạch toán KKTX để áp dụng trong hạch toán tổng hợp NVL và phương pháp hạch toán này tỏ ra khá hợp lý trong quá trình hoạt động của công ty. Ở Công ty, do chỉ có trường hợp hoá đơn và hàng cùng về trong tháng mà không có trường hợp hàng hoá về mà hoá đơn chưa về trong tháng hoặc hoá đơn về mà hàng chưa về nên công ty không sử dụng TK 151-Hàng đang đi đường. Do áp dụng chiến lược duy trì mối quan hệ lâu dài – ổn định với các nhà cung cấp để tránh biến động lớn về giá cả NVL nên trong quan hệ thanh toán với các nhà cung cấp công ty thường áp dụng hình thức thanh toán trả chậm.

    ♦ Số phát sinh: Hàng tháng, căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ liên quan đến nhập vật liệu kế toán ghi số phiếu nhập, số hoá đơn, ngày tháng, loại vật liệu và giá trị vật liệu thực tế đã nhập kho, số thuế GTGT đầu vào và tổng số phát sinh bên có TK 331 vào các cột tương ứng. *Phần thuế GTGT đầu vào trong tháng được tập hợp trên bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoà dịch vụ mua vào để làm cơ sở lập sổ cái TK 133, xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với NVL nói riêng và hàng hoà dịch vụ khác nói chung. Để phản ánh giá thực tế NVL xuất dùng kịp thời, tính toán và phân bổ chính xác đúng đối tượng, kế toán dựa trên cơ sở các phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan như: Đề nghị xuất vật tư, hoá đơn GTGT,..rồi tiến hành phân loại các chứng từ theo từng loại, nhóm NVL và từng đối tượng sử dụng, đối tượng tập hợp chi phí rồi tính toán giá trị thực tế của NVL xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng theo từng loại vật liệu.

    Bảng kê chứng
    Bảng kê chứng

    TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TOÀN DN Tháng 11/2009

    HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG

      - Việc sử dụng giá xuất kho NVL theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ tuy có ưu điểm là dễ thực hiện và san bằng được sự chênh lệch giá cả NVL do sự thay đổi thất thường của giá tuy nhiên kế toán không thể xác định được giá trị NVL xuất và tiến hành ghi sổ ngay khi nghiệp vụ phát sinh mà đến cuối kỳ kế toán mới xác định được giá trị xuất kho và giá trị NVL xuất dùng. Ở Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang, ở khâu tổ chức kho tàng đã làm tốt, nhưng ở khâu thu mua vật liệu, khi thu mua vật liệu, trong trường hợp thiếu vật liệu cho sản xuất, cán bộ thu mua vật liệu thường mua với giá trị vật liệu nhỏ và nguồn cung cấp là các tổ chức kinh doanh độc lập nên khi mua thì phần giá trị mua đó không được khấu trừ thuế GTGT, nên tôi xin đưa ra đề xuất là các loại, thứ vật liệu ít sử dụng cho sản xuất sản phẩm thì kế toán Công ty vẫn nên tổ chức thu mua với khối lượng nhất định ở các đơn vị bán có tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trên cơ sở định mức, dự trù vật tư cho sản xuất sản phẩm và kế hoạch thu mua vật liệu để giá trị mua vật liệu này được khấu trừ thuế GTGT. Theo tôi, ý kiến được đưa ra là nếu Công ty có thể xây dựng được hệ thống giá hoạch toán phù hợp để hạn chế những sai lệch khi bình quân hoá giá cả của các mặt hàng và giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép kế toán chi tiết vật liệu và giảm nhẹ khối lượng công việc hoạch toán nghiệp vụ ở kho (để kết hợp với việc lập sổ và theo dừi từng danh điểm vật liệu vỡ khối lượng các nghiệp vụ nhập - xuất vật liệu ở Công ty hàng ngày nhiều), mặt khác cuối tháng tính ngay được trị giá vốn của toàn bộ lượng vật liệu xuất kho, nhưng nếu như giá hoạch toán xây dựng của Công ty không hợp lý thì sẽ không phản ánh đúng đắn được trị giá vốn của vật liệu xuất kho và mỗi lần nhập - xuất kho bắt buộc kế toán phải tính trị giá hoạch toán của vật liệu nhập - xuất để ghi vào một bảng kê theo giá hoạch toán.

      Như vậy khi muốn theo dừi số lần nhập (hoặc xuất) cũng như số lượng và giỏ trị của 1 loại NVL trong tháng trên bảng kê chi tiết là rất khó khăn, vì vậy theo em nên mở mỗi bảng kê chi tiết cho từng NVL, như vậy sẽ giúp cho kế toán theo dừi chi tiết hơn tỡnh hỡnh nhập xuất đối với từng loại NVL , đối chiếu với số liệu tổng hợp trên bảng cân đối vật tư, sổ đối chiếu luân chuyển và đối chiếu với thẻ kho của thủ kho một cách dễ dàng hơn. Ở Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật an Giang cũng không phải một ngoại lệ, do hệ thống sổ sách theo hình thức ghi sổ Nhật ký - chứng từ hết sức phức tạp nên việc in ra tất cả các sổ sách cần thiết trên cơ sở dữ liệu nhập vào vẫn chưa thể thực hiện được mà một số phần hành vẫn bị gián đoạn, kế toán phải tự tổng hợp dựa trên các tài liệu thu được từ do máy tính cung cấp cũng như tài liêụ do lao động tính toán thủ công mà có được. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty em đã được tiếp cận với chuyờn mụn,nghiệp vụ một cỏch cụ thể phần nào đó hiểu rừ hơn về nguyờn lý hoạt động, mô hình tổ chức và vận hành kế toán theo chế độ kế toán hiện nay, do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế lại không nhiều, nên báo cáo thực tập tổng hợp này của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.