MỤC LỤC
Ngược lại, nếu môi trường pháp lý quá chặt chẽ hoặc lỏng lẻo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dịch vụ thẻ như trách nhiệm, nghĩa vụ mập mờ, dẫn đến việc các ngân hàng đối mặt với những rủi ro không thể kiểm soát được. Do đó, vấn đề đặt ra là Nhà nước cần phải có một hàng lang pháp lý thống nhất, đồng bộ để các ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của mình, hoạch định được chiến lược kinh doanh của mình, củng cố nền tảng vững chắc cho việc phát triển dịch vụ thẻ trong tương lai, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường và thu lợi cao nhất. Khi nhiều thành viên tham gia vào thị trường, cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt, chủ thẻ sẽ có nhiều sự lựa chọn, tiện ích sẽ tăng lên vì số lượng máy ATM ngày một nhiều và được đa dạng hoá các chức năng, mạng lưới CSCNT ngày một mở rộng … Tuy nhiên, điều quan trọng là các ngân hàng phải cạnh tranh lành mạnh với nhau.
Thêm nữa, khi khách hàng sử dụng thẻ ngày một nhiều, họ muốn có được sự thuận lợi, nên nếu như hệ thống ngân hàng cùng phát triển, các loại thẻ đều tương đối giống nhau, họ có thể dùng thẻ của mình để rút tiền hoặc thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ có ATM, POS … của bất kì một ngân hàng nào. Hơn nữa, thẻ thanh toán đang phát triển theo xu hướng ngày một đa năng, đến một lúc nào đó, tất cả thẻ của các ngân hàng đều mang lại những tiện ích thoả mãn khách hàng ngang nhau, thì việc quyết định lựa chọn sẽ bị thương hiệu chi phối. Thẻ mang tính chuẩn hoá cao độ và có quy trình vận hành thống nhất nên nó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm tiếp cận, để đảm bảo việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ diễn ra thông suốt, an toàn, hiệu quả, phát huy được những tiện ích vốn có của thẻ.
Việc phát hành, thanh toán thẻ đòi hỏi một khoản đầu tư khá lớn cho việc lắp đặt máy móc thiết bị hiện đại như máy đầu cuối Terminal, ATM, POS … vì vậy, vốn chính là điều kiện đầu tiên cần tính đến trong kế hoạch triển khai dịch vụ thẻ và quyết định đầu tư đổi mới công nghệ để bắt kịp với những tiến bộ trên thế giới. Việc công chúng quyết định sử dụng thẻ ngân hàng phụ thuộc khá lớn vào tính năng mà thẻ mang lại dựa trên việc ứng dụng công nghệ hiện đại, những thứ mà sản phẩm truyền thống không có được. Hoạt động này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, doanh thu lớn hơn và đặc biệt độ rủi ro cũng nhỏ hơn do đã được phân tán cho một lượng lớn khách hàng đồng thời cũng mở ra cho các ngân hàng khả năng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.
Đời sống nhân dân được cải thiện rất nhiều, điều này sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm công nghệ cao với nhiều tiện ích, trong đó có dịch vụ thẻ thanh toán mở rộng thị trường và phát triển. Trước đây chỉ có các ngân hàng nội địa của Trung Quốc mới được phép phát hành thẻ nhưng hiện nay, theo lộ trình mở cửa các ngân hàng khi gia nhập WTO các ngân hàng nước ngoài đã được phép đặt các máy ATM tại Quảng Châu và Thượng Hải. Thị trường dịch vụ thẻ thanh toán của Trung Quốc trong giai đoạn đầu mới hình thành và phát triển cũng có những điểm tương đồng tự với thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam hiện nay: có nhiều ngân hàng cùng phát hành nhưng không có sự kết nối giữa các ngân hàng phát hành hay có sự kết nối nhưng chỉ giữa một nhóm các ngân hàng riêng lẻ.
Với chương trình này rất nhiều thẻ Cash Card sẽ được phát hành và sẽ được chấp nhận thanh toán trên lãnh thổ Singapore tại tất cả các loại hình dịch vụ như: cửa hàng bách hóa, nhà hàng, siêu thị, bưu. Liên minh này sẽ tạo ra sự thống nhất giữa các tổ chức phát hành thẻ trong nước, giúp các tổ chức phát hành liên kết để sử dụng chung nguồn tài nguyên của nhau như hệ thống máy ATM, tránh việc đầu tư xây dựng các điểm đặt máy ATM một cách tràn lan gây lãng phí tiền của của ngân hàng và ngoại tệ của Nhà nước. Hiện nay ở Việt Nam để góp phần thúc đẩy thói quen sử dụng thẻ khi thanh toán, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.
Không chỉ ban hành những chính sách khuyến khích sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt mà Nhà nước còn cần phải ban hành luật để tạo cơ sở pháp lý bảo vệ lợi ích của ngân hàng phát hành, thanh toán thẻ, của khách hàng sử dụng thẻ khi có gian lận và tranh chấp xảy ra.
- Chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. - Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, bao gồm việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, hoàn chỉnh hệ thống phát luật về đầu tư và kinh tế, đổi mới chính sách tài chính tiền tệ… nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước, cải cách hành chính Nhà nước. Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ suy thoái và đạt mức tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ tăng cao và đạt đến đỉnh cao là 9,5% vào năm 1995.
Giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như dầu thô, dệt may, giầy dép, thuỷ sản, và cà phê đạt nhiều tỷ Đô-la hàng năm và năm sau cao hơn năm trước. Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập hoàn toàn của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, mang đến những cơ hội to lớn về thương mại và đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam. Nhiều biện pháp đã được tiến hành như dỡ bỏ việc hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước cho các doanh nghiệp, tự do hóa giá cả, thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.
Một khung pháp lý cho nền kinh tế thị trường đã được hình thành từng bước nhằm đảm bảo thuận lợi cho đầu tư trong nước và nước ngoài, như việc ban hành Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp…. Hiện nay chúng ta đang từng bước mở cửa, thực hiện các cam kết gia nhập WTO, tự do hóa khu vực tài chính ngân hàng, dỡ bỏ các hạn chế đối với việc thành lập và hoạt động của các ngân hàng nước ngoài. Điều này buộc các NHTM trong nước phải quan tâm đến việc hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh và hợp tác của mình để có thể đứng vững và giữ được thị phần trước sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài.
Sau một thời gian hình thành, đến nay chúng ta đã và đang được chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam với số lượng thẻ phát hành hơn 3,5 triệu thẻ; tổng số lượng máy ATM đến thời điểm này trong toàn hệ thống là 2.600 máy ATM, 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Cơ sở pháp lý cho sự phát triển mạnh mẽ trên của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam hiện chủ yếu dựa vào những quyết định do NHNN và tổ chức thẻ quốc tế ban hành. Văn bản này quy định thẻ thanh toán nói chung gồm 3 loại: thẻ ghi nợ, thẻ ký quỹ thanh toán và thẻ tín dụng.
Tuy nhiên văn bản này cũng tồn tại một số điểm khụng hợp lý là chưa xỏc định rừ rang sự khỏc biệt giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Điều này một phần là do việc thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta trong khoảng thời gian đó còn khá mới mẻ cả với những nhà hoạch định chính sách lẫn số đông dân chúng nên việc tồn tại những bất cập là điều không thể tránh khỏi.