MỤC LỤC
- Xuất và nhập khẩu hàng hoá vô hình (các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế phát minh, phần mềm vi tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp. thiết bị máy móc, dịch vụ du lịch và nhiều loại hình dịch vụ khác …). Đây là bộ phận có tỷ trọng ngày càng gia tăng phù hợp với sự bùng nổ của cách mạng khoa học – công nghệ và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân). - Xuất, nhập khẩu các hoạt động dịch vụ là sự mua bán, trao đổi các sản phẩm do hoạt động dịch vụ tạo ra trên các lĩnh vực giao thông vận tải, thông tin liên lạc, bảo hiểm, du lịch, tài chính ngân hàng, văn hoá, thể thao, giải trí, giáo dục và đào tạo, y tế và những hoạt động dịch vụ khác do các đơn vị, tổ chức, dân cư thường trú (gọi chung là dân cư thường trú) cung cấp trực tiếp cho các đơn vị, tổ chức và dân cư không thường trú) và ngược lại. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay, hoạt động xuất khẩu không chỉ diễn ra trong một quy mô nhỏ (một quốc gia hoặc một vài quốc gia) mà diễn ra trong một quy mô lớn (đa quốc gia), có tính phức hợp và đa dạng, không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán với bên ngoài mà thực chất là cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế.
+ Hàng hoá trao đổi qua biên giới: trước đây hình thức này được coi là xuất nhập khẩu phi mậu dịch, do các cư dân các tỉnh có biên giới đường bộ buôn bán qua biên giới, thường không ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài (trường hợp các doanh nghiệp buôn bán tiểu ngạch qua biên giới có ký hợp đồng đã được liệt kê trong mục hàng kinh doanh thông thường ở trên);.
Khối lượng hàng hoá xuất khẩu là chỉ tiêu thống kê tuyệt đối thời kỳ, phản ánh khối lượng các mặt hàng xuất khẩu cụ thể, làm căn cứ cho việc tính toán một số chỉ tiêu thống kê về trị giá xuất khẩu hàng hóa, tác động đến sản xuất của các ngành và phản ánh sự vận động của hàng hoá trong thương mại phục vụ cân đối sản phẩm hàng hoá. Phân tích và dự đoán thống kê được hiểu là việc nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện lịch sử cụ thể qua các biểu hiện về lượng và tính toán các mức độ trong tương lai nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý. Cụ thể: khi phân tích kết cấu (tỷ trọng) của các chỉ tiêu thống kê xuất khẩu hàng hoá được lựa chọn thì trước hết ta phải tính và so sánh các tỷ trọng phân theo các phân tổ của chỉ tiêu như mặt hàng/nhóm hàng, ngành kinh tế, loại hình kinh tế, nước/vùng lãnh thổ hàng đến …qua thời gian, không gian và so với mục tiêu.
Trong thực tế, có một số chỉ tiêu thống kê xuất khẩu hàng hoá được tổng hợp theo tháng, quý như chỉ tiêu trị giá xuất khẩu hàng hoá, sản lượng xuất khẩu hàng hoá tuy nhiên các chỉ tiêu này rất khó để thu thập chi tiết theo các phân tổ khác nhau, vì vậy chỉ có thể phân tích quy luật thời vụ các chỉ tiêu tổng hợp nhất. Tuy nhiên, mỗi phương pháp vận dụng để phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hoá đều có ưu nhược điểm riêng, mỗi một phương pháp sẽ giúp ta giải quyết được các nhiệm vụ khác nhau, có thể giải quyết nhiệm vụ này nhưng không giải quyết được nhiệm vụ khác, vì vậy để bảo đảm đúng các nguyên tắc lựa chọn cần kết hợp nhiều phương pháp để chúng bổ sung cho nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng để lựa chọn phương pháp phân tích thích hợp. Tuy nhiên, không phải tất cả các phương pháp này đều được sử dụng cho tất cả các chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động xuất khẩu hàng hoá mà sự áp dụng các phương pháp được lựa chọn cho từng chỉ tiêu cụ thể phụ thuộc vào đặc điểm của chỉ tiêu thống kê đó và khả năng số liệu có thể thu thập được.
Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê có thể phân chia số tổ chức tham gia hoạt động xuất khẩu thành các nhóm như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã …, từ đó có thể xác định mức độ tham gia của các loại hình tổ chức khác nhau trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Phương pháp phân tổ thống kê có thể phân chia kim ngạch xuất khẩu theo các tiêu thức như loại hình kinh tế, nước/vùng lãnh thổ hàng đến, tỉnh/thành phố, danh mục hàng hoá xuất khẩu … Việc phân chia theo các tiêu thức trên giúp đánh giá mức độ tham gia của các loại hình kinh tế, đánh giá mức độ tập trung thị trường của hoạt động xuất khẩu hàng hoá và xác định những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Do vậy, việc so sánh giữa chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian hoặc không gian (ví dụ trị giá xuất khẩu của năm này và năm khác), hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có liên quan với nhau (ví dụ kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và GDP), nhằm phục vụ cho việc phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoàn toàn cần thiết.
Nhiệm vụ của dãy số thời gian khi phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động xuất khẩu hàng hoá như kim ngạch xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu hàng hoỏ … là phải nờu rừ được sự biến động của chỳng về quy mụ, cơ cấu, vạch rừ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới. Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan là phương pháp thường được sử dụng trong thống kê để nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng, như mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất với kết quả sản xuất, mối liên hệ giữa thu nhập và tiêu dùng, mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội ….
Trong khi thực hiện các cam kết giảm thuế và mở cửa thị trường theo các Hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, sản xuất trong nước vẫn không ngừng phát triển. - Khi là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có cơ hội tham gia vào việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội đấu tranh để bảo vệ lợi ích của quốc gia, của doanh nghiệp. - Với việc hoàn thiện pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta sẽ được cải thiện hơn.
Đây là sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước, sản phẩm nước ta và sản phẩm các nước, ngoài ra còn có sự cạnh tranh giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển. - Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nền hành chính chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, nhiều rào cản thương mại vẫn còn duy trì, sự minh bạch trong các chính sách thương mại dù đã được cải thiện song vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Do vậy Việt Nam cần phải làm tốt công tác dự báo và đánh giá thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tiếp cận thị trường cũng như cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Điều này cũng là một thách thức không nhỏ do chúng ta vẫn chưa xây dựng một chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực phân tích và dự báo tình hình, cơ chế quản lý chưa tạo ra cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực và nhanh nhạy, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của các biến động thị trường thế giới. Ngoài ra Việt Nam còn gặp phải những thách thức khi gia nhập kinh tế quốc tế như khả năng giải quyết tranh chấp thương mại, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu quốc tế.