Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa và khuyến nghị

MỤC LỤC

Tài chính doanh nghiệp

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả thông qua việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư tối ưu, huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, phân bổ hợp lý các nguồn vốn, sử dụng các biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh. Thông qua các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thực trạng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vướng mắc, tồn tại để từ đó có thể đánh giá khái quát, kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định điều chỉnh nhằm đạt tới mục tiêu đã định.

Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp

Về nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp phải đưa ra quyết định vay ngắn hạn hay sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngân hàng hay phát hành các công cụ nợ như trái phiếu, tín phiếu,… Về nguồn vốn dài hạn, doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức nợ dài hạn hay vốn cổ phần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty, sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi. Doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách đầu tư tài sản ngắn hạn nới lỏng bằng cách duy trì một lượng tiền mặt, chứng khoán khả mại và hàng tồn kho hoặc chính sách hạn chế bằng cách giảm thiểu lượng tiền mặt, chứng khoán khả mại và hàng tồn kho mà doanh nghiệp nắm giữ. Doanh nghiệp cần xác định qui mô tài sản cố định hợp lí, lựa chọn phương pháp trích lập khấu hao thích hợp (phương pháp khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, khấu hao theo số lượng, chất lượng sản phẩm) và tiến hành sử dụng với hiệu suất cao nhất.

Nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ: Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện đại làm giảm mức tiêu hao về nguyên vật liệu và sử dụng chúng có hiệu quả hơn, tạo ra khả năng rộng lớn để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó hạ thấp chi phí lao động cá biệt, tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường. Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay của doanh nghiệp, đánh giá mức độ rủi ro, chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán đúng đắn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đưa ra được những quyết định phù hợp với lợi ích của họ.

Chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp

Nhóm chỉ tiêu luân chuyển vốn của doanh nghiệp: Cho biết khả năng chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn thành thu nhập và ngược lại từ thu nhập tạo điều kiện tài chính cho việc bù đắp chi phí, tạo vốn, tích lũy vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho biết tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là như thế nào thể hiện qua tổng doanh thu nhận được và công tác quản lí chi phí của doanh nghiệp ra sao thể hiện qua tỷ trọng của lợi nhuận sau thuế. Vì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào chủ trương, chính sách của Nhà nước nên chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà không tính tới tác động của chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cũng giống như chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản, chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng tổng tài sản nhưng đã tính tới tác động của chính sách quản lí chi phí của doanh nghiệp, ROA càng cao càng chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp đã được sử dụng tốt. Các chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích ROE, nó cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu và nhân tố nào là nhân tố chủ yếu tới chỉ số tổng hợp này. - Chỉ tiêu phản ánh rủi ro kinh doanh và rủi tài chính của doanh nghiệp, cho biết mức độ rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt khi có sự thay đổi trong thu nhập hay rủi ro xuất phát từ cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.

Việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính phụ thuộc vào mục tiêu phân tích của từng đối tượng nhưng việc kết hợp phân tích nhiều chỉ tiêu là bắt buộc nếu như người phân tích muốn có được một cái nhìn tổng quát và đúng đắn về doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích Dupont, phương pháp này tách các chỉ tiêu tài chính thành một chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau, từ đó giúp các nhà phân tích nhận biết được nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các chỉ tiêu, nguyên nhân của các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá được mức độ và tính chất ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu tổng hợp. Phương pháp dự đoán, đây là phương pháp sử dụng các số liệu trong quá khứ của doanh nghiệp để thiết lập các phương trình hồi qui, các bài toán qui hoạch hay các mô hình kinh tế lượng, qua đó biết được mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế đang xảy ra trong doanh nghiệp và đưa ra được những dự đoán mang tính qui luật trong tương lai. Tình hình tài chính của doanh nghiệp được phản ánh tổng hợp thông qua các nhóm chỉ tiêu cơ bản như: Nhóm chỉ số thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả của doanh nghiệp khi chúng đến hạn; Nhóm chỉ tiêu luân chuyển vốn: Cho biết khả năng chuyển đổi tài sản, vốn thành thu nhập và ngược lại từ thu nhập tạo điều kiện tài chính cho việc bù đắp chi phí, tạo vốn, tích lũy vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: Bao gồm những chỉ tiêu phản ánh mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là như thế nào;.

Hai phương pháp cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính là: Phương pháp so sánh, được dùng để xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối cũng như xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính; Phương pháp phân tích tỷ lệ, là phương pháp dựa trên việc thiết lập tỷ số giữa các chỉ tiêu có mối quan hệ tài chính với nhau. Các kĩ thuật cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm: Phân tích dọc để cho biết tỷ trọng từng chỉ tiêu bộ phận trong chỉ tiêu tổng thể; Phân tích ngang cho biết xu hướng biến động của từng chỉ tiêu; Phân tích hệ số cho biết mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu; Phân tích độ nhạy cho biết sự thay đổi tương ứng của các chỉ tiêu khác khi giả thiết về một chỉ tiêu cơ bản thay đổi; Chiết khấu dòng tiền dùng để xem xét dòng tiền của công ty ở các thời điểm khác nhau.

Sơ lược về lịch sử hình thành của Công ty

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Công ty còn tồn tại nhiều hạn chế như qui mô hoạt động còn nhỏ, thương hiệu chưa thực sự mạnh, đội ngũ nhân viên trình độ cao còn ít, hệ thống công nghệ thông tin trong công ty chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị điều hành.

Tổ chức bộ máy của Công ty

- Kế toỏn tổng hợp kiờm theo dừi hàng tồn kho: Chịu trỏch nhiệm theo dừi, ghi chộp, phản ánh chính xác lượng hàng hóa nhập vào, xuất ra, tình hình tăng giảm tài sản cố định. - Kế toỏn tiền mặt và thanh toỏn với người bỏn: Thực hiện việc lập, theo dừi tỡnh hỡnh thu, chi tiền mặt, thanh toán với khách hàng và cán bộ công nhân viên về các khoản chi phớ quản lý thường xuyờn của Cụng ty, theo dừi cụng nợ phải trả của Cụng ty. - Kế toỏn tiờu thụ và kết quả: Chịu trỏch nhiệm theo dừi doanh thu, tiờu thụ của toàn Công ty (Bao gồm: Doanh thu tiêu thụ hàng hóa, doanh thu dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo trì, doanh thu liên doanh khám chữa bệnh, doanh thu vận chuyển cấp cứu…).

- Thuận lợi: Công tác kế toán của Công ty đã phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, giúp ban lãnh đạo có được những quyết sách phù hợp tạo bước phát triển vượt bậc trong những năm qua và nâng cao đời sống của người lao động. Hiện nay, tại Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa, giám đốc tài chính – kinh doanh và kế toán trưởng là hai người chịu trách nhiệm chính trong công tác phân tích tình hình tài chính của Công ty với sự giúp đỡ của toàn thể công nhân viên của tất cả các phòng ban.

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa

Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa