MỤC LỤC
Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, chi phí vật chất khác) và dịch vụ (công tác phí, chi phí bưu điện, chi phí vận tải thuê ngoài, thuê quảng cáo, phòng cháy chữa cháy, chi trả dịch vụ pháp lý; chi phí dịch vụ ngân hàng, tín dụng, chi thuê phương tiện máy móc, nhà cửa…) được sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Ví dụ vào thời điểm tháng 5/2004, áo Jacket, quần áo thể thao dệt kim, đan hoặc móc của Srilanca bán với giá 7,54 Euro/chiếc, trong khi Trung Quốc bán với giá 8,98 Euro/chiếc, Ấn Độ bán với giá 8,08 Euro/chiếc, Việt Nam bán với giá 13,35 Euro/chiếc…Mặc dù yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyết định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác, nhưng với tâm lý của khách hàng nói chung thì hàng may mặc nào có giá thấp hơn vẫn mang lại một khả năng cạnh tranh tốt hơn.
Sản phẩm Dệt May của Việt Nam thiếu tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế do chất lượng không đảm bảo với các đòi hỏi về tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nước ngoài; mẫu mã đơn điệu, không nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và giá cả cũng không có khả năng cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các nước khác như Trung Quốc, Srilanca…Thị trường của Dệt May Việt Nam còn khá khiêm tốn trên thế giới, một phần bởi quy mô của ngành còn nhỏ bé, một phần khác là do công tác tiếp thị, marketing còn yếu kém, sản phẩm chưa có thương hiệu nên không đến được với người tiêu dùng nước ngoài. Gia nhập WTO mang lại cho Dệt May Việt Nam cơ hội có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm; cơ hội được tiếp cận dễ dàng hơn với các nguyên phụ liệu chưa có điều kiện sản xuất và các công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý từ các nước phát triển; cũng như cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế.
Từ chỗ chỉ lo sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước và thực hiện một phần theo nghị định thư với Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu; đầu vào và đầu ra do Nhà nước quyết định nhưng sau khi chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải làm từ việc chọn mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tự định đoạt giá mua, giá bán…Bước sang thế kỷ 21, đứng trước yêu cầu phải đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, phải đổi mới cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại theo hướng liên kết các đơn vị trong ngành nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để tạo ra thế và lực trong cạnh tranh và phát triển, Chính phủ quyết định thành lập Tổng công ty Dệt – May Việt Nam. Bước sang năm 2005, chế độ hạn ngạch đã được dỡ bỏ đối với các nước là thành viên WTO, trong đó có các cường quốc về hàng dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… Trong khi đó Việt Nam chưa là thành viên của WTO nên chưa thể tự do xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ mà phải chịu cơ chế hạn ngạch.
Giá trị tăng thêm đã thấp nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại phải gồng gánh bao nhiêu thứ: phải nộp thuế, phải dành một phần để tái đầu tư, công xá cho người lao động…Vì vậy có thể thấy đằng sau tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua của ngành dệt may Việt Nam cùng với những khoản ngoại tệ thu được nhiều hơn so với các ngành kinh tế khác chỉ là một khoản giá trị tăng thêm rất nhỏ, giá trị thực tế mà các doanh nghiệp và người lao động được hưởng không là bao nhiêu. Trong khi trình độ công nghệ ngành may Việt Nam không cách xa mấy so với mức tiên tiến trên thế giới với các dây chuyền sử dụng hầu hết là thiết bị chuyên dụng có trình độ tự động hoá cao và áp dụng phổ biến các phần mềm quản lý và thiết kế kỹ thuật; thì khoảng 60% thiết bị công nghệ ngành dệt đã được sử dụng trên 10 năm, thậm chí là 20 năm, chất lượng trung bình, phần lớn tại các doanh nghiệp dệt, máy móc đã xuống cấp nghiêm trọng, ngoại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cụ thể là: cơ cấu giữa các loại lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đẳng và đại học tăng nhanh hơn nhiều so với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật; lao động có kỹ năng đang bị thiếu, trong vòng 8 năm từ 1989 – 1997, lực lượng chuyên môn có kỹ thuật chỉ tăng vẻn vẹn 2% và tỷ trọng lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật vẫn chiếm gần 90% lực lượng lao động xã hội. Nhóm thiết bị hoàn tất cũ đã sử dụng trên 35 năm sản xuất theo công nghệ cổ điển, chất lượng hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu của thị trường chiếm tỷ trọng 35% công suất hoàn tất và cần thay thế dần; Nhóm thiết bị hoàn tất đầu tư giai đoạn 1970- 1985 chiếm 30% đã qua 20 năm sử dụng cần khôi phục, thay thế dần; chất lượng sản phẩm làm ra không cao; Nhóm thiết bị hoàn tất đầu tư giai đoạn 1986-1997 với khoảng 400 đầu máy các loại chiếm tỷ trọng 35% có năng lực hoàn tất các sản phẩm chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần thực hiện chính sách, biện pháp “đi tắt đón đầu”, một mặt tiếp nhận nhanh chóng quá trình dịch chuyển ngành từ các nước, mặt khác phải tích cực đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, đầu tư khoa học công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, sản phẩm cao cấp như trong giai đoạn phát triển cao của ngành Dệt May tại các nước phát triển. Đồng hành với các cơ hội, nền kinh tế nước ta và các doanh nghiệp cũng phải đối đầu với các thách thức lớn, là sự cạnh tranh quyết liệt trên cả 3 cấp độ do hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia nên các sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa.
Tuy nhiên thị phần của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới còn rất nhỏ bé (3,2%. thị trường Mỹ; 0,95% thị trường EU và 2,9% thị trường Nhật Bản) và đang đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt của một số nước khác trong vùng như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Philippines…. Đây là một thị trường đông dân, thu nhập bình quân đầu người cao, khoảng 25.000 USD/năm, mức tiêu dùng hàng dệt may rất lớn và là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, đòi hỏi đáp ứng các rào cản kỹ thuật về môi trường, an toàn, vệ sinh, nhãn mác, bao bì…là loại thị trường đã được phân.
Các hoạt động này có thể thực hiện thông qua việc xây dựng các trung tâm cung cấp nguyên phụ liệu; đầu tư mới một số nhà máy sản xuất phụ liệu; tăng cường các hoạt động thương mại; cung cấp thông tin thị trường, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trong kiểm tra phân tích nguyên phụ liệu; tư vấn các rào cản kỹ thuật có thể gặp phải, cũng như từng bước phát triển công tác thiết kế mẫu mã, thúc đẩu ngành may xuất khẩu theo phương thức FOB và đồng thời mỏ rộng thị phần tại thị trường nội địa. Trong khi vải dệt sản xuất tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng cạnh tranh tương đối thì vải của các doanh nghiệp dệt trong nước sản xuất ra lại không ổn định về chất lượng sản phẩm trong công đoạn nhuộm hoàn tất trong đó một phần là do chất lượng vải mộc bị biến động từ khâu nguyên liệu, kéo sợi và dệt vải.
Xây dựng mới trường đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành dệt may với các nội dung tập trung cho quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm, thương hiệu và kỹ thuật bán hàng v.v…Việc thiết lập và đưa vào hoạt động tổ chức đào tạo mới này phải căn cứ trên cơ sở các yêu cầu và tiềm năng trong tương lai, trong đó giải quyết các vấn đề khó khăn trong hệ thống đào tạo: thiếu tài liệu về quản lý trong lĩnh vực dệt may; đào tạo những chuyên gia đào tạo; bổ sung các thiết bị đào tạo. Các doanh nghiệp và trường cần có chính sách khuyến khích sinh viên theo học các ngành thuộc lĩnh vực dệt may ( công nghiệp sợi, dệt, nhuộm, hoá…) và chú trọng phát triển đội ngũ thiết kế thời trang. - Hợp tác với nước ngoài mở trường đào tạo kỹ sư, nhà thiết kế, công nhân lành nghề cho ngành dệt may. Bên cạnh đó cần đầu tư nâng cao khả. năng đào tạo, cơ sở vật chất cho giảng dạy và thực hành. Ngoài những chính sách về đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, vấn đề ổn định, chăm lo và cải thiện đời sống công nhân qua cơ chế lương thưởng cũng là một vấn đề quan trọng không chỉ tạo cơ hội cho người lao động nâng cao năng suất lao động của bản thân mà còn tạo sự gắn kết lâu dài giữa người lao động với doanh nghiệp. Giải pháp về vốn. - Vốn cho các trung tâm thương mại dịch vụ: 14 triệu USD. - Vốn cho các trung tâm nghiên cứu triển khai, đào tạo: 96 triệu USD Việc tìm ra giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển là vấn đề lớn và cấp thiết, có tính quyết định tới việc đạt mục tiêu của ngành. Các nguồn vốn quan trọng được tính đến là từ các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn vay từ các quỹ đầu tư, vốn từ sử dụng quỹ đất khi di dời và một phần vốn rất đáng kể là từ thị trường chứng khoán khi các doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu. Các doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau để huy động vốn vào đầu tư sản xuất:. - Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có, vốn khấu hao để lại, vốn phát sinh từ bán hoặc cho thuê các thiết bị không sử dụng, bán giảm giá hàng hóa tồn kho, huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên, người lao động. - Nghiên cứu, áp dụng hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển. Trong 10 năm tới, thị trường chứng khoán. là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp dệt may nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may nói riêng huy động vốn. - Đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá sở hữu và tạo sự liên kết về vốn giữa các thành phần kinh tế thông qua cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp ngành dệt may. - Khuyến khích, kêu gọi đầu tư cả trong và ngoài nước; kêu gọi vốn đầu tư từ các kiều bào nước ngoài. - Phát huy hiệu quả hoạt động của Công ty tài chính dệt may, tăng vốn pháp định để tăng khả năng cho các doanh nghiệp dệt may vay trung và dài hạn, đa dạng hoá khách hàng, điều chỉnh lãi suất phù hợp để huy động vốn…. - Đẩy mạnh hoạt động thuê tài chính: Đây là giải pháp hấp dẫn đối với các doanh nghiệp thiếu vốn. Thuê tài chính là hình thức đầu tư tín dụng trung hạn và dài hạn bằng hiện vật đối với doanh nghiệp thiếu vốn, trên cơ sở lựa chọn các máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình. Kết thúc thời gian thuê, bên thuê có thể mua lại các máy móc, thiết bị này theo thảo thuận. - Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên phát triển uy tín, thương hiệu và chất lượng sản phẩm và dùng uy tín, thương hiệu của mình để thuê những thiết bị công nghệ nước ngoài. Trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, các hình thức hỗ trợ, lãi suất cho vay, đối tượng nhận hỗ trợ của tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước hiện tại về cơ bản đều không phù hợp với quy định của WTO nên cần có sự điều chỉnh bổ sung, nhất là theo quy định tại Nghị định 106/2004/NĐ-CP, danh mục đối tượng được vay vốn đầu tư chỉ có hiệu lực đến 31/12/2005. Để có được sự hỗ trợ từ Nhà nước cho các dự án đầu tư trọng điểm, ngành dệt may cần sớm hoàn thành quy hoạch, qua đó cần có sự đồng ý của chính phủ về danh mục các dự án được vay vốn đầu tư. Giải pháp về thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là nguồn đầu tư của quá trình sản xuất kinh doanh, thị trường là vấn đề hết sức quan trọng mang tính sống còn của các doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng may mặc trước tiên phải nghiên cứu thị trường một cách chu đáo. Mục tiêu đầu tiên khi quyết định đầu tư vào đâu, thị trường bao giờ cũng là yếu tố nghiên cứu hàng đầu. a) Thị trường trong nước. Việt Nam có số dân khoảng 80 triệu người và có thể lên đến 100 triệu người vào năm 2010, là một thị trường rất rộng lớn và đầy tiềm năng về tiêu thụ hàng dệt may. Vì vậy việc phát triển thị trường nội địa cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài và ổn định với phương châm hàng hoá ngành Dệt May là phải đảm bảo chất lượng, số lượng, giá cả hợp lý phù hợp người tiêu dùng. Để làm được điều đó ngành Dệt May cần đổi mới công nghệ, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp và đa dạng. Mặt khác, đẩy mạnh công tác quảng cáo, marketing, hoàn thiện mạng lưới bán hàng, đặc biệt ưu tiên vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo; mở các cửa hàng phục vụ đại chúng và siêu thị bán hàng cao cấp, thực hiện chương trình khuyến mãi, giảm giá phục vụ khách hàng để chiếm lĩnh thị trường nôi địa. Bảo vệ thị trường trong nước thông qua các biện pháp chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhập lậu. Đồng thời nghiên cứu, áp dụng các công cụ bảo vệ thị trường nội địa mà luật pháp quốc tế cho phép như các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, bảo vệ môi trường, thuần phong mỹ tục, an ninh quốc gia. b) Thị trường nước ngoài.