Giải pháp phát huy năng lực cạnh tranh của VNPT trong bối cảnh hội nhập WTO

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

    Đề tài sử dụng những tài liệu chuyên ngành lĩnh vực viễn thông, các website của doanh nghiệp viễn thông, website của liên minh viễn thông thế giới, website của Bộ và Sở Bưu chính viễn thông và những tài liệu về hoạt động và tổ chức của Tổ chức thương mại thế giới. Đề tài đã đề xuất những giải pháp để phát huy những tiềm lực vốn có của VNPT và đặc biệt là nhóm giải pháp tài chính: về chính sách giá dịch vụ, vấn đề huy động vốn và sử dụng nguồn vốn đầu tư của VNPT để đảm bảo cạnh tranh khi gia nhập WTO.

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

    Cạnh tranh viễn thông khi gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO)

    Tóm lại có một số dịch vụ mà các thành viên WTO đặc biệt quan tâm và Việt Nam buộc phải có một số nhân nhượng phù hợp là dịch vụ vệ tinh cố định (VSAT), dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) và các dịch vụ gia tăng giá trị VAS được bán kèm, bao gồm cả dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ thuê kênh quốc tế, bán lại dịch vụ viễn thông nói chung, các dịch vụ Internet (đặc biệt kết nối IXP). Xét chung cả khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng thì cân bằng mặt lợi và mặt hại của việc chấp nhận một số nhân nhượng trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông là một cân bằng động, cân bằng này hoàn toàn phụ thuộc vào các công cụ và năng lực quản lý của nhà nước, phụ thuộc vào tiềm lực, sự năng động và quyết tâm của các doanh nghiệp trong việc đổi mới tổ chức, sản xuất - kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh.

    Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số tập đoàn viễn thông trên thế giới

    • Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn viễn thông trên thế giới

      Ngành viễn thông Mỹ chủ trương dựa vào các công ty tư nhân để cung cấp các dịch vụ cho xã hội và mở cửa thị trường viễn thông cho các nhà khai thác mới tham gia, tiến hành bãi bỏ các quy định của Chính phủ để cho thị trường và công nghệ có thể xác định cơ cấu kinh doanh, chỉ giữ những quy định cần thiết để bảo đảm cho người dân được cung cấp các thông tin trong nước với giá cả hợp lý. Để cạnh tranh lành mạnh và đạt hiệu quả trên thị trường viễn thông Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1999, Tập đoàn Viễn thông NTT đã tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó các công ty bao gồm Công ty Điện thoại miền Đông (East Regional Company), Công ty Điện thoại miền Tây (West Regional Company) và Công ty Điện thoại đường dài (Long Distance Company) dưới sự điều hành của Công ty mẹ. Công ty mẹ chấp nhận việc công ty khu vực nắm giữ các cổ phiếu phát hành để nắm giữ cổ phần chính, thực hiện những dịch vụ tư vấn, trợ giúp các CT trong khu vực, tiến hành những hoạt động nghiên cứu tìm kiếm công nghệ phục vụ cho hoạt động viễn thông và kinh doanh lĩnh vực khác để phục vụ cho mục tiêu của CT.

      Để thích ứng với môi trường kinh doanh mới trong điều kiện về thị trường, công nghệ có nhiều biến động, Tập đòan Viễn thông Ericsson đã có những cải tổ để phù hợp với bối cảnh của viễn thông toàn cầu mới về các vấn đề quản lý, thị trường, tổ chức. - Nguyên nhân thúc đẩy các công ty viễn thông trên thế giới phải tiến hành cải tổ đều xuất phát từ mục tiêu kinh doanh thắng lợi trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và xu hướng hội tụ của các lĩnh vực viễn thông – tin học - truyền thông. - Mục tiêu kinh doanh trong các tập đoàn được mở rộng không chỉ là quy mô mà còn bao gồm cả địa bàn kinh doanh, giới hạn thị trường không chỉ mang tính quốc gia mà còn mang tính quốc tế dưới các hình thức liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để tổ chức hoạt động kinh doanh trong nội địa hoặc liên doanh liên kết đầu tư ra nước ngoài.

      ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TỔ

      • Tổng quan về hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
        • Đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPT khi gia nhập WTO

          Thị trường viễn thông cạnh tranh gay gắt với sáu nhà cung cấp dịch vụ viễn thông VNPT, Tổng công ty viễn thông Quân đội (Viettel) , Sài Gòn postel (SPT), Công ty Thông tin viễn thông điện lực (VP Telecom), Công ty viễn thông Hà nội (H-Telecom), Công ty viễn thông Hàng hải (Vishipel). Đối với thị trường trong nước, chiến lược của VNPT muốn thông qua thương hiệu tạo ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng Việt Nam, lôi kéo khách hàng về với doanh nghiệp nhà nước khi có những nhà cạnh tranh viễn thông nước ngoài xuất hiện và cung cấp dịch vụ trên thị trường. Một là, sự hình thành Tập đoàn BCVT Việt Nam với đặc điểm là một tổ hợp các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thay thế mô hình hạch toán tập trung trước đây sẽ tạo điều kiện cho việc thúc đẩy cạnh tranh nội bộ nhưng đồng thời tạo nên năng lực cạnh tranh tổng hợp cho cả tập đoàn, giúp VNPT nâng cao khả năng cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài vượt qua những thách thức của hội nhập.

          Hiện nay, VNPT đang chuẩn bị phương án cổ phần hoá các đơn vị cung cấp dịch vụ và sẽ xây dựng các phương án kinh doanh năng động có hiệu quả, mở rộng kinh doanh quốc tế, phát triển kinh doanh một số lĩnh vực mới, hình thành các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu. VNPT có quan hệ bạn hàng với hơn 120 đối tác là các tập đoàn đa quốc gia viễn thông hàng đầu trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh khai thác, sản xuất công nghiệp, tài chính, tư vấn, bảo hiểm, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. VNPT đã và đang triển khai các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các Tập đoàn khai thác hàng đầu thế giới: NTT, France Telecom, Telstra, KT, Kinnevik với tổng số vốn hơn 1 tỷ USD để xây dựng và phát triển mạng viễn thông quốc tế, di động, nội hạt.

          Năm là, VNPT là doanh nghiệp nhà nước lâu đời có hơn 60 năm xây dựng và phát triển, đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật có khả năng quản lý, điều hành, bảo dưỡng được mạng lưới viễn thông hiện đại, từng bước tiếp cận được công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến. Tám là, VNPT hiện vẫn là doanh nghiệp duy nhất trên thị trường có khả năng và uy tín trong việc cung cấp các gói dịch vụ đa dạng và phức tạp như VPN, WAN cho các khách hàng đặc biệt là các khách hàng lớn, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước cũng như các bộ ban ngành.

          Bảng 2.2: Bảng giá cước tham khảo của các doanh nghiệp viễn thông
          Bảng 2.2: Bảng giá cước tham khảo của các doanh nghiệp viễn thông

          NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ

          • Nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô .1 Nhóm giải pháp vĩ mô
            • Nhóm các giải pháp tài chính .1 Thành lập Ban tài chính

              - Bộ Bưu chính viễn thông cần đẩy nhanh việc xây dựng Luật Bưu chính-Viễn thông cùng hệ thống các văn bản pháp quy khác tạo điều kiện chuyển mạng viễn thông sang thị trường cạnh tranh, chủ động thực hiện lộ trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. - Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm tận dụng, huy động những nguồn lực hiện có của các ngành, địa phương tham gia phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia, nâng cao năng lực phục vụ, tăng khả năng truy cập những thành tựu viễn thông cho người dân. Với những lợi thế của VNPT nói riêng và ngành viễn thông nói chung có tốc độ tăng trưởng cao, tiềm năng lớn, bền vững, ổn định và không ngừng phát triển thì việc thành lập Quỹ đầu tư phát triển sẽ thu hút được nguồn vốn của nhà đầu tư khi trong thị trường chứng khoán VN đang sôi động như hiện nay.

              Quỹ đầu tư của VNPT sử dụng một phần nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh chứng khoán, danh mục đầu tư có thể tập trung vào những công ty cổ phần thành viên trong ngành với mục đích vừa sinh lợi vừa cung cấp nguồn vốn ổn định của VNPT cho các công ty này. - Hiện nay, trên thị trường vốn ngoài trái phiếu chính phủ đã có nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu thành công như: BIDV phát hành trái phiếu nội tệ và ngoại tệ, VCB phát hành trái phiếu chuyển đổi, Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ, EVN, Tổng công ty Sông Đà … v à tới đây là Tổng công ty thép Việt Nam. VNPT đã triển khai hợp đồng BCC, viễn thông quốc tế với Telstra, BCC di động với Comvik, BCC trang vàng điện thoại thẻ, BCC phát triển mạng viễn thông nội hạt với Korea Telecom, FCRV… các dự án liên doanh công nghiệp: Focal, Vina-LSC, Vina Deasung.

              Cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông sẽ giao quyền chủ động cho những doanh nghiệp để nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới, chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao, cung cấp cho xã hội những dịch vụ viễn thông hiện đại, đa dạng, tiện dụng với giá cả hợp lý. Cổ phần hoá sẽ giúp những doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo vai trò làm chủ thực sự của người sở hữu tài sản từ đó tăng tính cạnh tranh của cả tập đoàn khi tham gia vào thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.