MỤC LỤC
Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm 5 NHTM Nhà nước, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 27 chi nhánh NHTM nước ngoài trong đó có 8 ngân hàng có chi nhánh phụ, 4 ngân hàng liên doanh, 44 văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam với phạm vi hoạt động rộng khắp. Dựa trên những thông tin chọn lọc từ hiệp ước Basel, đề tài sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực quản trị ngân hàng, giám sát ngân hàng nói riêng để ghi nhận đánh giá về những khó khăn mà các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể gặp phải trong việc ứng dụng hiệp ước Basel.
Nguồn dữ liệu thứ cấp này chủ yếu được thu thập từ các báo cáo ngành và báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà nước, của các NHTM do chính tác giả tổng hợp và xử lý theo yêu cầu của từng chuyên mục. Ngoài ra, nguồn số liệu từ các tạp chí chuyên ngành có uy tín như Tạp chí Tài chính, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Thị trường tiền tệ, Thời báo Kinh tế Việt Nam và các website của cơ quan nhà nước, chính quyền thành phố… cũng được sử dụng làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài.
Ngoài ra, các cơ quan thanh tra và giám sát ngân hàng nhà nước, các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng có thể sử dụng những thông tin nghiên cứu của đề tài nhằm hoàn thiện hơn quy trình thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng. Sau quá trình nghiên cứu và nhận được sự góp ý của các chuyên gia để hoàn thiện hơn, hy vọng rằng đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy trong các chương trình đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực giám sát và quản trị hoạt động ngân hàng.
Điều này giúp xây dựng một hệ thống chuẩn mực chung cho việc so sánh, đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi ngân hàng với các ngân hàng khác.
Ngoài ra, các hệ số rủi ro do hiệp ước Basle I đưa ra cũng tính đến các khoản mục ngoài bảng cân đối tài sản, đó chính là các giao dịch hoặc các công cụ tài chính được ghi nhận ngoại bảng ngoại trừ các giao dịch liên quan đến ngoại tệ và lãi suất không xác định.4. Ngoài ra trong hiệp ước còn quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, là một trong những căn cứ, tiêu chuẩn để các ngân hàng của các quốc gia trên thế giới áp dụng quản lý, bảo đảm an toàn trong hoạt động.
Nguồn: Theo Basel 2001, p135 Các thoả thuận đối với thời kỳ chuyển tiếp: Các ngân hàng hiện đang sử dụng phương pháp IRB để đánh giá rủi ro tín dụng hoặc phương pháp AMA đối với rủi ro hoạt động sẽ tồn tại yêu cầu về “sàn vốn tối thiểu” (capital floor), như vậy cần tính toán những khác biệt giữa sàn vốn tối thiểu được định nghĩa theo Basle I với vốn tối thiểu theo Basel II, nếu sàn vốn tối thiểu lớn hơn sẽ yêu cầu phải cộng thêm 12.5 lần chênh lệch của tài sản có. Các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn chỉ được xếp vào nhóm vốn cấp 3 (tier 3) khi ít nhất phải thỏa mãn các điều kiện như sau: không cần đảm bảo, là khoản nợ phụ thuộc và có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ, thời gian đáo hạn ban đầu tối thiểu là 2 năm, không phải hoàn trả trước thời gian đáo hạn thoả thuận, có điều khoản “lock-in clause” (khóa sổ trường hợp đặc biệt) – nghĩa là không phải trả cả gốc và lãi thậm chí đến khi đáo hạn trong trường hợp ngân hàng chưa đạt được mức vốn yêu cầu tối thiểu.
Nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng, năm 2006 Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vào việc nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tăng trưởng tài sản có rủi ro; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nhất là việc cho vay đối với các nhu cầu vốn để kinh doanh bất động sản, đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện theo hướng phù hợp hơn, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng, như sửa đổi Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; sửa đổi Quy chế huy động tiền gửi tiết kiệm, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất; Quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng….
Để thực hiện tốt điều này, các NHTM phải cú chiến lược rừ ràng trong việc nõng cao nhận thức, lý luận về nguyờn tắc, phương pháp quản trị rủi ro để nhận biết, đo lường, dự báo, kiểm soát rủi ro hiệu quả, đồng thời cú chiến lược xõy dựng mụ hỡnh quản trị rủi ro rừ ràng, hữu ớch , thống nhất, phù hợp với thực tiễn hoạt động của từng ngân hàng. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối đa hoá lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được (theo Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN).
Nhóm những nước được coi là phát triển tương đối mạnh trong khu vực Châu Á như Singapore, Hồng Kông-Trung Quốc, Đài Loan sẽ có một số phương pháp được đưa vào áp dụng ngay từ thời điểm cuối năm 2006 như phương pháp chuẩn (rủi ro tín dụng. & rủi ro hoạt động), phương pháp IRB cơ bản và phương pháp chỉ số cơ bản BIA. Đặc biệt là với những phương pháp đòi hỏi cao như AMA (rủi ro thị trường), AIRB (rủi ro tín dụng) thì thời điểm áp dụng tại các quốc gia này là chưa xác định được.
Vào đầu năm 2006, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký hợp đồng thuê Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s thực hiện đánh giá và xếp hạng, như vậy BIDV được coi là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên tại Việt Nam được đánh giá và xếp hạng tín nhiệm bởi một tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và có uy tín toàn cầu như Moody’s (Moody’s cũng là tổ chức xếp hạng cho Chính phủ Việt Nam). Một điều dễ nhận thấy trong hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng chính là các tiêu chí chấm điểm còn mang đặc điểm định tính nhiều hơn định lượng và kết quả của việc chấm điểm này nhằm phục vụ nhiều cho việc thẩm định ra quyết định cho vay hơn là phục vụ cho công tác quản trị rủi ro của ngân hàng trong khi đó nếu so sánh với hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam như ngân hàng Việt Thái (Vinasiam) thì họ sẽ gắn liền trực tiếp giữa kết quả đánh giá với dự phòng rủi ro và tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu.
Như đã phân tích trong chương 2, hầu hết hệ số rủi ro của các nhóm tài sản từ tiền gửi cho đến các khoản đầu tư hay cho vay đều chịu ảnh hưởng của việc xếp hạng tín nhiệm, chẳng hạn như khoản phải đòi tại một ngân hàng thương mại được xếp loại AAA+ thì có hệ số rủi ro chỉ là 20% trong khi cũng là khoản phải đòi tại ngân hàng thương mại nhưng nếu ngân hàng đó bị xếp hạng là B- thì hệ số rủi ro có thể lên đến 100% hoặc 150%, kể cả các khoản đầu tư vào trái phiếu của những quốc gia được xếp hạng cao hơn thì cũng sẽ có hệ số rủi ro thấp hơn so với khoản đầu tư vào trái phiếu của những quốc gia hạn trung bình hoặc kém. Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Đầu tư & PTVN 2005 Đối với một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động lâu năm tại Việt Nam như ngân hàng HSBC, ngân hàng Citygroup, ANZ… thì những ngân hàng này đều có hai hệ thống báo cáo sổ sách kế toán, một hệ thống theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS dùng để báo cáo với ngân hàng nhà nước Việt Nam và cơ quan thuế, một hệ thống theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS dùng phục vụ cho công tác quản trị ngân hàng.
Tuy nhiên, có một vấn đề cần quan tâm ở đây là giá trị các khoản mục trên bảng cân đối nên thể hiện như thế nào để có thể tính đến những yếu tố biến động trên thị trường tác động đến giá trị sổ sách của những khoản mục này bao gồm biến động về lãi suất, tỷ giá, biến động giá các loại chứng khoán và các sản phẩm phái sinh theo thời gian đáo hạn còn lại… Đó chính là việc tính đến rủi ro thị trường trong giá trị sổ sách của các NHTM. Mặc dù các ngân hàng đều đã có hệ thống quản trị rủi ro tín dụng riêng cho mình và nếu cần thiết thì điều chỉnh cho phù hợp với phương pháp nâng cao nhưng để phát triển và sử dụng được một hệ thống quản trị rủi ro hiện đại như ARMS thì có rất ít ngân hàng lớn trên thế giới đủ khả năng làm được điều này, đó là một bài toán khó cả về chi phí thực hiện lẫn hệ thống thông tin hỗ trợ và năng lực quản trị của các ngân hàng.
Thiếu văn bản hướng dẫn Thiếu hệ thống thông tin hỗ trợ NHTM VN chưa đáp ứng điều kiện Không cần thiết áp dụng.
Đối với rủi ro lãi suất cũng như rủi ro biến động giá cả hàng hóa của các loại chứng khoán phái sinh, việc phân tích định tính và định lượng được các nhân tố ảnh hưởng là không dễ đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay trong điều kiện thiếu thông tin, thiếu công cụ và cả các mô hình quản trị rủi ro hiệu quả. Khảo sát ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị ngân hàng về những hiểu biết đối với các phương pháp đo lường rủi ro thị trường theo hiệp ước Basel, có khoảng 46-55% số người được hỏi không biết đến những phương pháp này mặc dù trong số đó có những người xác nhận đã từng nghe nói đến cũng như thực hành tính toán giá trị tại rủi ro VaR trong hoạt động của ngân hàng.
Hiệp ước này sẽ tạo nên một bước tiến mới trong quá trình cải tiến chất lượng quản lý các định chế tài chính, ổn định hệ thống ngân hàng và trên hết là tăng tính hiệu quả của hoạt động tài trợ nền kinh tế. Việc nắm vững được nội dung của Hiệp ước Basel II và tác động của việc thực thi Hiệp ước này lên hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam trở thành nhu cầu hết sức thiết thực của cán bộ làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Ngoài ra, hiện nay, việc phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro thông thường được xác định chủ yếu trên các khoản nợ có vấn đề khi đã quá thời gian đáo hạn, việc trích lập và dự phòng như thế này chỉ giải quyết cho những thiệt hại đã có khả năng nhận biết được, còn đối với các thiệt hại không nhận biết được thì đồng thời chưa có qui định về việc dự báo và phòng ngừa. Sau khi ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn cụ thể về thành lập và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam cũng như khuyến khích các ngân hàng thương mại sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức bên ngoài, các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể áp dụng theo phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng của Basel II.
Ngoài ra, một giải pháp cũng tương đối khả thi trong việc tạo điều kiện tiếp cận kiến thức mới cho các chuyên gia ngân hàng đó chính là Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động trong việc đặt hàng nhiều đề tài nghiên cứu với sự tham gia phối hợp của những người có kinh nghiệm thực tế và những người am hiểu lý thuyết. Riêng đối với ngân hàng Nhà nước, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý, điều hành thị trường tiền tệ theo hướng mở rộng quyền tiếp cận thị trường và khả năng phát hành các công cụ tài chính có mức độ rủi ro thấp, trong đó khuyến khích một số ngân hàng thương mại lớn có đủ điều kiện và năng lực trở thành thành viên chủ đạo, có vai trò kiến tạo trên các thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường tiền tệ phái sinh.
Như xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, ban hành sổ tay tín dụng, trong đó quy định chính sách tín dụng của ngân hàng, chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối tượng khách hàng, khu vực, ngành và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá và phân loại khách hàng, quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng cơ bản sau: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các "điểm" nhạy cảm; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng; nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc.
Ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước mới thay thế Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức tín dụng năm 2003; Luật các tổ chức tín dụng mới thay thế Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 để tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cải cách, phát triển hệ thống tiền tệ, ngân hàng an toàn, hiện đại và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Tiến trình cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long cần được đẩy mạnh hơn nữa nếu muốn thực hiện đúng theo dự kiến, đồng thời nhanh chóng cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước còn lại bao gồm ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam.
Tối thiểu, quá trình cấp phép phải thực hiện các công đoạn: đánh giá cơ cấu sở hữu tổ chức của nghiệp vụ ngân hàng, Ban giám đốc và các cán bộ quản lý chủ chốt, kế hoạch kinh doanh và kiểm soát nội tại, dự báo tình hình tài chính tương lai, bao gồm cả vốn cơ bản. Chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng phải được có quyền rà soát và từ chối bất kỳ một đề xuất nào đối với việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát ngân hàng hiện tại cho các bên khác; có quyền thiết lập các tiêu chí để rà soát việc bổ sung và đầu tư lớn của ngân hàng, đảm bảo là các chi nhánh hoặc cơ cấu của ngân hàng không chịu rủi ro hoặc bị cản trở đến hiệu quả hoạt động công tác giám sát.
Hệ thống kiểm soát này bao gồm việc phân bổ quyền hạn, trách nhiệm, phân định chức năng tham gia vào các hoạt động của ngân hàng, hoạt động quỹ, kiểm toán tài sản và thế chấp, đảm bảo tính an toàn cho các tài sản của ngân hàng, hệ thống kiểm toán nội bộ độc lập phù hợp, và các biện pháp thích hợp đảm bảo sự tuân thủ những biện pháp kiểm soát nói trên cùng các quy định, luật lệ liên quan khác. Biết chắc là các ngân hàng có chính sách thực tiễn và cơ chế hoạt động phù hợp, bao gồm cả cỏc quy định nghiờm ngặt về “Hiểu rừ khỏch hàng của bạn", nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn trong ngành tài chính và ngăn ngừa các hiện tượng phạm pháp có thể xảy ra, dù vô tình hay cố ý.
Biết chắc là các ngân hàng đã có một hệ thống đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro thị trường; biết áp đặt những biện pháp hạn chế rủi ro và yêu cầu mức vốn tối thiểu đối với từng hoạt động khi tiếp cận với thị trường nhiều rủi ro ngay cả khi đã được bảo lãnh. Phải biết chắc là các ngân hàng đã thiết lập qui trình quản lý rủi ro tổng thể (bao gồm Ban quản lý và cán bộ phù hợp) phục vụ cho việc xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát các rủi ro vật chất, và nắm giữ vốn để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
Có biện pháp thẩm định độc lập các thông tin giám sát thông qua kiểm tra trực tiếp tại chỗ, hoặc sử dụng các kiểm toán viên độc lập. Không ngừng tăng cường năng lực của chuyên gia giám sát trong việc giám sát hoạt động của nhóm các ngân hàng một cách tổng quát.
Thường xuyờn liờn hệ với Ban giỏm đốc ngõn hàng và hiểu rừ về hoạt động của ngân hàng. Xây dựng các biện pháp thu thập, rà soát và phân tích các báo cáo, thống kê của ngân hàng theo hình thức đơn lẻ và tổng hợp.
Thực hiện nghiệp vụ giám sát tổng hợp các tổ chức ngân hàng có giao dịch quốc tế, giám sát và áp dụng các thông lệ cơ bản phù hợp trong tất cả các giao dịch của các ngân hàng khi tiến hành giao dịch quốc tế, trước nhất là tại các chi nhánh, liên doanh và cơ sở ngân hàng quốc tế. Chuyên gia giám sát phải hỗ trợ việc khuyến khích tuân thủ các qui tắc thị trường thông qua việc thúc đẩy quản lý doanh nghiệp hữu hiệu (nhờ có cơ cấu tổ chức phự hợp, trỏch nhiệm rừ ràng của ban giỏm đốc và cỏn bộ chủ chốt của ngõn hàng, nâng cao tính minh bạch và sự kiểm chứng của thị trường).
Stefan Hohl, Patrick McGuire and Eli Remolona, Cross-border banking in Asia: Basel 2 and other prudential issues, www.bis.org March 2006. Nguyễn Đại Lai, Bình luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel về Thanh tra – Giám sát ngân hàng, www.sbv.gov.vn 20.