MỤC LỤC
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngày nay, số lượng các đối tác nước ngoài ở mỗi nước không phải có một hay vài nước mà có rất nhiều các quoóc gia khác nhau cùng đầu tư vào.Ví dụ ở Việt Nam, tính đến hết năm 1995 đã có trên 700 công ty của 50 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào, với số vốn lên đến gần 20 tỷ USD .Nguyên nhân của hiện tượng này là do có sự phát triển nhanh chóng của một loạt nước công nghiệp mới, các nước này đã và đang rút ngắn dần khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển và do tình hình quan hệ kinh tế quốc tế có nhiều biến đổi theo hướng các nước trên thế giới ngày càng hơp tác chặt chẽ với nhau và có thể là chia sẻ rủi ro khi xảy ra.Về mặt lý thuyết, khi các công ty nội địa của một quốc gia đã tích luỹ đầy đủ các điều kiện về vốn ,công nghệ… thì họ sẽ đầu tư ra nước ngoài.
Ngoại trừ đối với cá nhà đầu tư nước ngoài chuyên kinh doanh trong lĩnh vực hạ tầng, còn sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một quốc gia và một địa phương tiếp nhận FDI luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các nhà đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai trên thực tế các dự án đầu tư đã cam kết .Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm hệ thóng giao thông vận tải đường bộ hiện đại với các cầu cảng , đường sá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế, một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe nhìn hiện đại, hệ thống điện nước dồi dào và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh… phát triển rộng khắp và có chất lượng. Tóm lại, FDI đã, đang và sẽ tìm đến quốc gia có nền kinh tế – chính trị – xã hội ổn định; hệ thốnh pháp luật đầu tư đầy đủ, cởi mở, tin cậy và mang tính chuẩn mực quốc tế cao; chính sách ưu đãi đầu tư linh hoạt và ở mức hấp dẫn, khong thua kém các nước khác; có cơ sở hạ tầng dược chuẩn bị tốt; lao động có trình độ và rẻ; thị trường tiêu thụ lớn; nền hành chính hữu hiệu và các dự án đã triển khai kinh doanh đạt hiệu quả.
Có tình trạng này là do sau thoả thuận Plaza, đồng yên lên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ và các đồng tiền ASEAN, dẫn đến các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài một mặt bị mất tính cạnh tranh trên thị trường, mặt khác vì đã được tính bằng đô la nên tiền thu về khi đổi sang đồng yên bị giảm đi rất nhiều gaay ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh doanh của các công ty trong nước, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ. Năm 1995 FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN chiếm 10,3% trong tổng số FDI của Nhật Bản trên thế giới thì đầu tư vào ngành chế tạo của Nhật Bản ở các nước ASEAN chiếm 16% toàn thế giới là 84%, và số vốn đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN vào ngành chế tạo chiếm 75% trong tổng số vốn mà Nhật Bản đầu tư vào các nước ASEAN, năm 1997 số vốn đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN chiếm 14% trong tổng vốn đầu tư của Nhật Bản trên toàn thế giới và ngành chế tạo chiếm 22% trên toàn thế giới, trong khi đó ngành chế tạo ở các nước ASEAN được Nhật Bản đầu tư vào chiếm 67,5% trong tổng số vốn mà Nhật Bản đầu tư vào ASEAN và thế giới là 35,8%. Nguyên nhân giảm đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN theo đấnh giá của ông Konno – Thứ trưởng phụ trách các vấn đề đối ngoại của Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản – là do kinh tế Nhật Bản và thế giới giảm sút, vấn đề quan trọng hiện nay để thu hút đầu tư của Nhật Bản là các nước ASEAN phải thiết lập các mối quan hệ thương mại và kinh tế phù hợp với các quy định chung của Quốc tế cũng như của Trung Quốc và tất cả các nước đã gia nhập tổ chức thương mại Thế giới.
Chính phủ Philippin còn ban hàn các luật thu hút FDI như: ( Luật khuyến khích đầu tư RA 5186; Luật khuyến khích xuất khẩu RA 6135; Luật. điều chỉnh các công việc kinh doanh nước ngoài RA 5455; Luật khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp RA 1159), trong đó Luật đầu tư nước ngoài cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư 100% vốn vào tất cả các ngành kinh tế, trừ một số ngành thuộc danh mục cấm đầu tư nước ngoài. Để tạo môi trường kinh doanh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tổng thống Phiđen Ramos đã thực hiện hàng loạt các biện pháp theo đuổi Luật đầu tư nước ngoài mà chính quyền Aquino đã ban hành từ năm 1987, bao gồm tự do hoá đầu tư trực tiếp nước ngoài , loại bỏ tất cả những hạn chế về tham gia vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, phải nói thêm một nguyên nhân khác làm cho tình trạng khủng hoảng thiếu lao động phổ thông là do vào thời điểm này, mức thu nhập của người Nhật Bản đã được cải thiện một cách đáng kể, thanh niên đã có thể trang trải cho việc học tập tại các trong các trường địa học và cao đẳng để có một học vấn cao hơn, do vậy nhâu cầu kiếm sống bằng lao động chân tay không còn trở nên bức thiết.Sự khủng hoảng lao động phổ thông là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những thay đổi cơ bản trong cơ cấu công nghiệp trong nước và FDI. Chiến lược JDI vào ASEAN nhằm mở rộng thị trường, tăng cường liên kết được Nhật Bản tiến hành trong giai đoạn công nghiệp hoá lần thứ ba, là giai đoạn phát triển ngành công nghiệp chế tạo sản xuất sản phẩm tiêu dùng lâu bền như: ô tô, đồ điện gia dụng, thiết bị điện tử… và tiếp đó là quá trình sản xuất linh hoạt, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao.
Trong một cuộc hội thảo tại Tokyo, ông Numata, cố vấn Hiệp hội quốc tế hoá các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đã đề cập đến những nguên nhân khiến các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.Theo ông, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây giảm là do nguyên nhân từ phía các nhà đầu tư, ví dụ như do kinh tế Nhật Bản trì trệ, cộng thêm khủng hoảng tài chính trầm trọng ở châu á, làm cho hoạt động đầu tư của Nhật Bản và các nền công nghiệp mới nổi. Mặc dù vậy, do những hạn chế về thể chế pháp lý, cơ sở hạ tầng nói chung còn kém, việc định giá cho thuê đất ở một số khu công nghiệp còn cao, hợp đồng thuê đất và thủ tục xây dựng còn phức tạp,… cho nên sức hấp dẫn các nhà đầu tư vào khu công nghiệp còn kém; Chính sách thuế và ưu đãi tài chính đã và đang được sửa đổi theo hướng tạo thêm môi trường đầu tư hấp dẫn hơn qua việc áp dụng tỷ suất thuế hợp lý, thời gian và mức độ ưu đãi miễn giảm thuế để bảo đảm cho các nhà đầu tư có khả năng tăng tỷ lệ lợi nhuận. Để hoàn thiện cơ chế quãn lý này, Quyết định 100/TTg( tháng 7/2000) của Thủ tướng chính phủ tiếp tục mở rộng phân cấp và tăng thêm chức năng quản lý nhà nước về khu công nghiệp cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.Tuy nhiên do tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ quản lý chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới, cho nên việc vận hành cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” chưa thông suốt, việc thực hiện một số thủ tục hải quan, về cấp phép xây dựng, đăng ký chế độ kế toán, đăng ký sử dụng lao động nước ngoài,… còn phức tạp.