MỤC LỤC
Với việc nhận thức vị trí và vai trò của cây cà phê trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta, Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê như thực hiện sản xuất gắn với chế biến giúp cho Việt Nam từ nước sản xuất cà phê nhân xuất khẩu đã trở thành nước xuất khẩu với các mặt hàng cà phê rang xay, cà phê hoà tan. Cũng do giống cà phê xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, nông dân quá chú trọng đến việc tăng năng suất và sản lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích nên thúc đẩy người dân tăng phân bón trên mức cần thiết, khai thác và sử dụng nguồn nước để tưới cho cây cà phê một cách tự phát tạo nên những vườn cà phê phát triển không ổn định.
Vicofa cho biết do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều nên hạt đen nhiều (chỉ riêng hạt cà phê đen đã chiếm 15% sản lượng thu hoạch cà phê của cả nước), ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm khiến giá giảm. Mặc dù trong năm 2009, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm thúc đẩy việc tái cơ cấu lại cây cà phê, nhưng phần lớn người nông dân vẫn còn đầu tư và mở rộng diện tích sản xuất cây trồng hiện có. Nhìn chung, giá cà phê trong nước vận động theo cùng xu hướng với giá cà phê trên thị trường quốc tế, xu hướng này ngày càng chặt chẽ hơn khi mà Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta, đặc biệt là sau chính sách tự do hoá thị trường cà phê xuất khẩu từ những năm đầu thập kỷ 90, và khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
Năm 2008 giá thu mua cà phê đã có lúc đã lên mức giá cao kỷ lục 40.000-42.000 đồng/kg cà phê nhân (tuỳ loại và tùy vùng) xong ngay sau đó đã sụt giảm mạnh do giá giao dịch của thị trường giao dịch kỳ hạn LIFFE ở London đột ngột giảm mạnh và liên tiếp các ngày sau nữa, giá cà phê trên thị trường kỳ hạn đóng cửa đều ở mức âm (giảm). Vì vậy mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhất trí với Bộ Công thương đưa cà phê vào mặt hàng xuất khẩu có điều kiện, giúp có thể kiểm soát được thị trường, loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ thiếu năng lực và tài chính để tránh bị ép giá. Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, trong 6 tháng tính đến tháng 3/2007, cà phê xuất khẩu có nguồn gốc Việt Nam chiếm 88% trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới.
Ngay từ năm 2005 Việt Nam đã ban hành Tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu TCVN 4193:2005, áp dụng phân loại theo cách tính lỗi để phù hợp với cách phân loại của Hội đồng Cà phê Thế giới, tuy nhiên, do đây là tiêu chuẩn có tính chất tự nguyện, nên tất yếu dẫn đến tình trạng nói trên. Phương thức kinh doanh chốt giá sau là hình thức cho phép người mua hoặc người bán “chốt giá” tại thời điểm nào đó trong tương lai, trước khi thực hiện giao, nhận hàng, người mua và người bán sẽ thỏa thuận về số lượng, chủng loại, tháng giao hàng.
Nhất là khi tình hình giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩu Việt Nam giảm liên tục và đạt mức thấp, Nhà nước có chính sách các doanh nghiệp và người trồng cà phê không phải trả lãi vay mà ngân sách Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất cho các Ngân hàng và tiếp tục cho vay mới để cho người trồng cà phê có vốn chăm sóc cà phê (như năm 2001), sau đó còn cho giãn thời hạn trả nợ. Năm 2004 Tỉnh Đắk Lăk quyết định cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh vay 100 tỷ đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ phát triển để thu mua cà phê dự trữ xuất khẩu với thời hạn dưới 12 tháng, với lãi suất ưu đãi là 0,36%/tháng trong khi lãi suất thông thường ở thời điểm đó là khoảng 0,62%/tháng. Mới đây, ngày 20/10/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn 3017/BNN-CB về tháo gỡ khó khăn về vốn thu mua, xuất nhập khẩu cà phê và điều, đề nghị Ngân hàng xem xét điều chỉnh các điều kiện cho vay, tăng tỷ lệ áp dụng hình thức cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp.
Với cà phê nhân xuất khẩu thì không chịu thuế xuất khẩu tức thuế xuất khẩu của cà phê là 0%, mặt khác cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác thì cà phê xuất khẩu cũng không phải chịu thuế giá trị gia tăng, nên khi xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê được hoàn thuế. Ngoài ra với quyết định số 908/2001/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 79/2002/NĐ – TTg đã quy định chi tiết về thi hành luật thuế Giá trị gia tăng trong đó quy định tỷ lệ khấu trừ đầu vào 1% đối với hàng mua có hóa đơn Giá trị gia tăng là nông, lâm, thủy hải sản chưa qua chế biến, trong đó có cà phê nhân. Ngoài ra các doanh nghiệp khi tham gia mua bán cà phê trên thị trường kỳ hạn, khi mức giá trong tương lãi thấp quá so với mức giá mua ở hiện tại thì doanh nghiệp có quyền không thực hiện hợp đồng mà chỉ phải chịu phí bảo hiểm với Ngân hàng còn giá lên cao thì doanh nghiệp thực hiện hợp đồng và bán lại để kiếm lời.
Khuyến khích đầu tư kỹ thuật phát triển cà phê sạch theo quy định GAP, 4C, cân bằng cà phê thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển nhà máy sấy khô và chế biến ướt, xây dựng các thương hiệu cà phê Việt Nam trong nước và quốc tế. Tóm lại, những chính sách của Nhà nước cũng như ngành cà phê đều nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thương hiệu cho cà phê Việt Nam trên thế giới, mang lại giá trị lớn cho đất nước và là tiền đề để phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam.
Do vậy, đổi mới và hoàn thiện công tác quản lí nhà nước và các chính sách, giải pháp về tổ chức chỉ đạo đối với ngành hàng là một trong những giải pháp quan trọng trong nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng cà phê xuất khẩu nói chung và xuất khẩu vào EU nói riêng. Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quốc tế và thị trường EU để các doanh nghiệp thực hiện.Thông qua các chương trình khuyến nông, đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi để làm chủ công nghệ, hướng dẫn người dân kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, bảo quản. Xây dựng các chính sách ưu đãi (như vay vốn từ ngân hàng đầu tư phát triển, hoặc tham gia chương trình cơ khí trọng điểm) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại; khuyến khích người dân đầu tư máy móc, thiết bị, sân phơi xi măng phục vụ sơ chế - bảo quản bằng các hình thức hỗ trợ lãi suất hoặc hỗ trợ nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội.
Hiệp hội ngành cà phê cần tập trung vào công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động, củng cố và hoàn thiện để Hiệp hội thực sự là cầu nối giữa các doanh nghiệp, các hội viên và Nhà nước, cùng tham gia với cơ quan Nhà nước trong việc đưa ra các chủ trương chính sách, các văn bản pháp quy và hướng dẫn thi hành. Làm tốt công tác tổ chức thông tin ngành hàng và xúc tiến thương mại vào EU để nâng cao hiệu quả và vai trò của Hiệp hội trong hoat động hỗ trợ các doanh nghiệp định hướng sản xuất, tìm kiếm thị trường… Tổ chức phổ biến các kiến thức mới về xúc tiến thương mại như khảo sát thị trường, xây dựng thương hiệu quốc gia, mở văn phòng đại diện, nâng cao năng lực phân tích và dự báo thị trường. Sự liên kết này cùng với việc tăng cường trao đổi thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp thống nhất hơn trong thu mua và xuất khẩu cà phê, tránh bị lép vế trong hợp đồng xuất khẩu và sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh nước ta phải mở cửa thị trường do cam kết gia nhập WTO.