MỤC LỤC
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giúp những người quản lý, những nhà lãnh đạo, có thêm cái nhìn toàn diện, sâu sắc tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, Luật pháp của Đảng và Nhà nước đến với người cao tuổi, gia đình người cao tuổi cũng như cộng đồng mà người cao tuổi đang sinh sống. Giúp cho nhân viên công tác xã hội nói riêng và các ngành có liên quan hiểu biết thêm về các chế độ trợ cấp, các dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với người cao tuổi và những yêu cầu cần thiết để trở thành nhân viên xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi.
Không phải đến đầu những năm 1990 CTXH mới được biết đến thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn, qua các chương trình đào tạo ở một số trường đại học, cao đẳng, hoặc khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mã số đào tạo cho CTXH là một ngành học ở cấp cao đẳng và đại học 2004, hay đến khi có Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của TTgCP về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã. Theo từ điển công tác xã hội định nghĩa: “CTXH đó là một ngành khoa học xã hội ứng dụng nhằm giúp con người thực hiện chức năng tâm lý xã hội của mình một cách có hiệu quả và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an sinh cao nhất cho con người.” Nó còn là “Một nghệ thuật, một khoa học, một nghề nhằm giúp người dân giải quyết vấn đề từ cấp độ cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng” [22].
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã nêu: “Đối với các lão thành cách mạng, những người có công với nước, các cán bộ nghỉ hưu, những người cao tuổi thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất trong điều kiện mới; đáp ứng nhu cầu thông tin, phát huy khả năng tham gia đời sống chính trị của đất nước và các hoạt động xã hội; nêu gương tốt, giáo dục lý tưởng và truyền thống cách mạng cho thanh niên, thiếu niên…”[16]. Thông báo số: 12 TB/TW ngày 13 tháng 6 năm 2001 đã khẳng định Hội Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội của người cao tuổi, có các nhiệm vụ đã được quy định cụ thể tại Pháp lệnh Người cao tuổi; Hội có Ban đại diện ở cấp tỉnh và cấp huyện; Cấp tỉnh có từ 2 đến 3, cấp huyện có từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách đồng thời khẳng định: “Nhà nước tiếp tục trợ cấp kinh phí hoạt động cho Hội.
Người cao tuổi được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các công trình công cộng và giao thông công cộng do Nhà nước và xã hội đầu tư. Các cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để người cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình thông qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, việc trực tiếp cống hiến trong khoa học, sản xuất, kinh doanh [14].
Nhân viên công tác xã hội cũng tư vấn, hướng dẫn các công việc phù hợp với tuổi già, tạo niềm vui, tạo thu nhập làm giảm cảm giác lệ thuộc; vận động cộng đồng (làng xóm) quan tâm giúp đỡ người cao tuổi sống một mình…. Bên cạnh đó nghiên cứu thực nghiệm trong công tác xã hội đối với người cao tuổi nhằm tạo ra các dịch vụ hỗ trợ xã hội tạo điều kiện để cung cấp các dịch vụ có tính khả thi và rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn.
Trong đạo đức, sự cần thiết xã hội, những nhu cầu lợi ích của xã hội hoặc của giai cấp biểu hiện dưới hình thức những quy định và những sự đánh giá đã được mọi người thừa nhận và hình thành một cách tự phát, được củng cố bằng sức mạnh và tấm gương của quần chúng của thói quen, phong tục. Các tiêu chuẩn đạo đức (hay còn gọi là các chế định đạo đức) có thể tồn tại ở dạng thành văn, được công bố chính thức và rộng rãi trong toàn xã hội, cũng có thể chỉ tồn tại dưới dạng những quy ước ngầm thông qua các hành vi ứng xử và sự chấp nhận trong cộng đồng.
Với đặc thù là một tỉnh đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp, môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, nhiều năm liền thu hút đầu tư đứng đầu cả nước cùng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển doanh nghiệp; nhờ vậy số doanh nghiệp tăng nhanh đến nay toàn tỉnh có trên 5.000 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, gần 60.000 hộ sản xuất kinh doanh, thu hút giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động. Cần có một cơ quan đầu mối theo dừi, cập nhật thụng tin về cỏc cơ sở cung cấp dịch vụ, làm căn cứ cho việc cung cấp thông tin giới thiệu chuyển gửi…Để có thể trợ giúp được đối tượng người cao tuổi vượt qua khó khăn, phục hồi các chức năng xã hội và phát triển bền vững, về quản lý nhà nước rất cần có mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ phong phú về chủng loại, kịp thời về thời gian, chuyên nghiệp về chuyên môn, thuận tiện trong tiếp cận và gọn nhẹ về thủ tục hành chính.
Xét về nhu cầu của người cao tuổi cần được quan tâm, chăm sóc, yêu mến; nhu cầu chăm sóc sức khỏe; nhu cầu thấy mình có ích cho xã hội; nhu cầu được học hỏi thêm và vui hưởng tuổi thọ quây quần bên con cháu. - Người cao tuổi thường duy trì sức khỏe tâm thần, tuy nhiều người trong số họ trải qua "mất trí nhớ tạm thời trong ngắn hạn, giảm tốc độ trong học tập, phản ứng chậm chạp và sự đãng trí ở mức độ nhẹ” Mất các hệ thống hỗ trợ ví dụ như sức khỏe của họ bị suy giảm.
Trong quá trình này, nhân viên xã hội dùng chính các quan điểm chính trị, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mình để tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của đối tượng và với hỗ trợ đó, đối tượng cũng đã huy động hết khả năng, sức lực của mình để giải quyết những khó khăn đang mắc phải. - Thực hiện cả hai cùng lúc: Nhân viên xã hội có thể sử dụng tiếp cận hay liên kết theo các cách sau: Cung cấp dịch vụ cụ thể đó là Tham vấn là một loại vấn đàm mà nhân viên xã hội thực hiện ở người cao tuổi nhằm vận động sự tham gia ý thức của người cao tuổi trong việc xử lý các vấn đề xã hội và sự thích nghi xã hội.
Sự chung tay của nhiều cơ quan, tổ chức và cả cộng đồng trong việc xây dựng mạng lưới cung cấp các dịch vụ đối với người cao tuổi là một việc làm cần thiết tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan của các ban ngành, đoàn thể địa phương chưa thực sự phối hợp, việc tổ chức thực hiện còn thiếu chặt chẽ, thiếu kỹ năng, kiến thức về nghề công tác xã hội nên hiệu quả chưa cao. Trên địa bàn tỉnh các hoạt động hỗ trợ xã hội được xem xét tại gia đình, tại cơ sở bảo trợ xã hội, tại các bệnh viện, với các hoạt động còn manh mún, tự phát, nhỏ lẻ và nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản đồng thời kinh phí và cơ sở vật chất còn thiếu thốn ..cho thấy hoạt động hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, chưa được chú ý và quan tâm trong khi số lượng người cao tuổi tăng lên không ngừng qua các năm.
Tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi, điều này thể hiện rừ qua hiến pháp năm (1992); Pháp lệnh người cao tuổi [2]; các bộ Luật: Hôn nhân gia đình, Luật bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, Luật lao động, Bộ luật hình sự và nhiều chỉ thị, nghị định, thông tư. Khoản tiền trợ cấp xã hội tuy không nhiều nhưng phần nào thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, địa phương đối với người cao tuổi, hỗ trợ một phần kinh phí sinh hoạt hằng ngày cho người cao tuổi vì vậy Hội người cao tuổi cần rà soát đầy đủ chính xác danh sách người cao tuổi thuộc chế độ và có những giải pháp can thiệp kịp thời để giải quyết chế độ cho các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng trực tiếp đối tượng tới loại hình dịch vụ giảm nhẹ cho cả người chăm sóc; từ dịch vụ mang tính trợ giúp đảm bảo nhu cầu tối thiểu như ăn, ở, sinh hoạt tới dịch vụ phát triển nâng cao năng lực như kỹ năng sống, kỹ năng sống độc lập; từ các dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe cũng cần hướng tới mở rộng các dịch vụ phát triển về tâm lý, tinh thần và hòa nhập xã hội. Đây là một mô hình dễ thực hiện, ít tốn kém và phù hợp với điều kiện gia đình, cộng đồng nhằm chăm sóc người cao tuổi bị ốm đau, bệnh tật; người già cô đơn gặp khó khăn, khi mà toàn tỉnh chỉ có một Trung tâm chăm sóc và phụng dưỡng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa và người cao tuổi hầu như được chăm sóc tại các gia đình.
Để trả lời được câu hỏi này, trước tiên Trung tâm cần xây dựng được những chính sách xuất phát từ nhu cầu của các đối tượng, không chỉ chăm sóc về thể chất mà cả chăm sóc về sức khỏe tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người yếu thế tham gia vào các hoạt động xã hội, đồng thời phải nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc chăm sóc hỗ trợ nhóm người yếu thế, giúp họ vươn lên hòa nhập cộng đồng. Để hoạt động trợ giúp CTXH tại Trung tâm đối với người cao tuổi đạt hiệu quả, đồng thời giải quyết những khó khăn về tâm lý, chú ý đến việc huy động các nguồn lực cũng như đời sống tinh thần của của người cao tuổi tại Trung tâm, thiết nghĩ Trung tâm phải phát huy hết nguồn lực hiện có của nhân viên CTXH, kể cả đào tạo chuyển đổi sang làm CTXH, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên CTXH, kể cả các cấp quản lý - là nhà quản trị CTXH, họ là những nhà quản lý trong cơ sở bảo trợ xã hội do vậy yêu cầu nhà quản lý phải nắm được những hoạt động của CTXH để giúp đỡ nhân viên CTXH đạt hiệu quả cao trong công việc.
Nhân viên xã hội không chỉ dựa vào kiến thức và kỹ năng để tạo mối quan hệ nghề nghiệp với người cao tuổi trên địa bàn mà còn thông qua những quan hệ giao tiếp, tiếp xúc chân thành để tạo nên mối quan hệ chan hòa, thân thiết với họ, có như thế mới tạo lòng tin tưởng và hoạt động trợ giúp mới đạt hiệu quả cao. Xã hội ngày càng phát triển song hành với các chiến lược phát triển kinh tế thì công tác xã hội giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm công bằng và bất bình đẳng xã hội, người cao tuổi có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, họ được xã hội quan tâm chia sẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.