Truyền thống và Cách tân trong Thơ Hữu Thỉnh: Kiểu tư duy thơ hiện đại và những nỗ lực cách tân về thể thơ

MỤC LỤC

Hành trình sáng tạo thơ của Hữu Thỉnh

Thơ viết về chiến tranh

Trên đường hành binh, những bài thơ của Hữu Thỉnh lần lượt đến với công chúng: Ý nghĩ không vần, Qua sông, Sau trận đánh, Giấc ngủ trên đường ra trận..Tuy nhiên, phải đến Chuyến đò đêm giáp ranh và Sức bền của đất – hai bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1975 – 1976 tên tuổi Hữu Thỉnh mới thực sự được khẳng định. Từ “ngọn lửa chiến trường những người lính đốt lên ở giữa” (Đường tới thành phố) mở rộng cả hai chiều không gian: “Trước mặt là bao nhiêu miền quê” – những miền quê người lính đang ngày đêm hy sinh, chiến đấu để tiến về giải phóng và “Sau lưng là bao nhiêu miền quê” – miền hậu phương nơi Mẹ vẫn đỏ miếng trầu/ Ấm một vùng tin cậy phía sau” – yêu thương, chắt chiu dành dụm cho con, cho tiền tuyến chiến đấu và chiến thắng.

Thơ viết về đời sống hậu chiến

Nhờ đi sâu vào những quặng vỉa tình cam của con người trong cuộc, những uẩn chìm của hiện thực đời sống, thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh có sự kết hợp nhuần nhị giữa chất triết lý, chính luận với chất trữ tình nồng hậu đằm thắm, không dễ lẫn, không dễ nhạt nhòa. Trở lên, chúng tôi đã tìm hiểu quan niệm của Hữu Thỉnh về thơ – Quan niệm đó được hình thành và bồi đắp chính trong hành trình sống, tìm tòi và sáng tạo của nhà thơ: mà cốt lừi của nú là phải sống, phải dấn thõn, phải tỡm tũi và sỏng tạo, tỡm cho mình một giọng riêng không lẫn.

Tính truyền thống trong thơ Hữu Thỉnh

Cảm hứng về quê hương

Chiến tranh kiên cường và anh dũng là vậy, trải qua trường kỳ kháng chiến cho độc lập dân tộc, hòa bình lập lại, quê hương trở lại sự thanh bình vốn có, với những “Bình yên” của những “buổi sáng thức dậy”, của những “hạnh phúc”, của sự êm ả, tĩnh lặng, nơi nảy sinh những suy tư, tâm cảm con người như được trỗi dậy. Người chiến sĩ nắm chặt cây súng trong tay, “dằn” bằng tất cả sức lực mà mình có, tưởng như đó không đơn thuần là chỉ sức nặng về thể xác, không đơn thuần chỉ là sự đơn lẻ của một người lính hiến dâng cho đất nước mà trên lưng anh chính là đất nước, là nhân dân, là những giá trị không thể nào thay thế, sức nặng đó như tiếp thêm cho người lính sự bền bỉ, gan dạ, sự mạnh mẽ và quyết tâm trụ vững đến cùng “cắn môi tìm đường” chứ không bao giờ chịu lùi bước.

Cốt cách của con người Việt Nam 1. Trọng tình nghĩa, nhân nghĩa

    Đó là những hạnh phúc mong manh chưa kịp nhóm lên đã tan vỡ; những người lính chưa kịp ăn bữa cơm cuối cùng, những người vợ thủy chung chờ đợi chồng lặng lẽ chịu đựng nỗi nhớ thương xót xa vẫn ăn mòn, gặm nhấm; những người lính mãi mãi đắm mình ngoài biển khơi; những người láng giềng ý trí không khoe con trước mặt người đàn bà cô đơn chờ chồng; là nỗi xót đau của đồng đội khi nhìn “đống súng thừa” sau trận đánh quá tổn thương đến nỗi “không dám nhận mình là may” khi được sống sót. Trong thơ Hữu Thỉnh, bên cạnh hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống, chiến tranh, đạn lửa, bên cạnh những niềm vui, nỗi đau do chiến tranh mang lại, chia sẻ những khó khăn của cuộc sống vật chất con người trong thời chiến còn ẩn chứa những tâm tỉnh sâu lắng “những tâm tình đằng sau tâm tình” (Nguyễn Duy), đó là những tâm sự về gia đình, vợ chồng, về tình yêu đôi lứa, về những gì chỉ lưu giữ.

    Tiếp nhận sáng tạo những trầm tích lịch sử văn hóa dân tộc

      Đọc thơ Hữu Thỉnh luốn thấy ẩn hiện dấu tích những kỳ tích của truyền thuyết lịch sử, thấp thoáng bóng dáng những vị anh hùng dân tộc, lừng lẫy một thời ghi dấu tích những chiến công như một lời động viên, như một ý chí, nghị lực, quyết tâm noi gương sáng: “Sông ta quăng lưới giặc đến đằng sông/ Núi ta lấy nâu giặc tràn qua núi/ Ngô Quyền nhìn người dân binh cuối cùng trước giáo gươm giặc tới/ Người lệnh cho thủy triều đầu quân/ Sai rừng gỗ lim trùng trùng làm cọc/ Trần Quốc Tuấn đại bản doanh trên nước/ Kế đầu tiên là kế nhân hòa/ Lệnh đầu tiên: Người hiền không. Có những hình ảnh hết sức bình dị, thân quen, gần gũi với đời sống dù trong thời chiến binh máu lửa hay thời bình: những bà mẹ địu con, mòn mỏi chờ chồng, những người chị vùi lấp tuổi xuân cho kháng chiến, vẫn một lòng thủy chung son sắt, những đứa con lớn lên trong thời buổi loạn lạc sống một cuộc sống như những tù binh dưới hầm đất, tuổi thơ gắn liền với đạn lửa, hình ảnh những bữa cơm đạm bạc, bát canh rau muống, muối trắng, hình ảnh khói bếp lan tỏa trong không trung làm cho những người lính xa nhà lại nao nao, khôn xiết, dằng dặc nỗi nhớ quê.

      Hữu Thỉnh và những nỗ lực cách tân thơ

      Kiểu tư duy thơ hiện đại, đậm cá tính sáng tạo 1. Sáng tạo trường liên tưởng độc đáo

        Đó là cách cảm nhận về thời gian quá khứ đan xen thời gian tương lai đầy lạ lẫm, sắc sảo, tính hàm ẩn cao, tạo sự liên tưởng sâu xa từ ý thơ: “Cau vườn rụng một tàu đã cũ”: “em cứ tô đậm nữa đi em/ Tô thật đậm để hiện ra đất nước/ Hiện ra ngày chỳng ta hằng mong/ Đất nước theo em ra ngừ một mỡnh/ Cau vườn rụng một tàu đã cũ/ Đất nước đêm nay/ Năm mươi triệu người không ngủ/ Đang bóc đi tờ lịch cuối cùng”. Đêm xuống là khi anh cảm thấy “Nghe giờ nén nhớ trong anh/ Gấp đêm làm gối chẳng thành giấc em” (Một mình), hay “Mây đen đi đóng cửa trời/ Lá non mong thấy mặt người sau mưa” (Em), “Em đi chiều bỏ không/ Thất tình loang bóng cỏ/ Lá đem những mảnh chiều/ Trút đầy lên nỗi nhớ” (Thư mùa đông), hay “Tôi lặng bước dưới cây/ Chiều đã làm tan chợ/ Những lời ngon ngọt bày bán khắp nơi/ Con chim đói phải bay về mùa cũ” (Đi dưới cây).

        Những nỗ lực cách tân về thể thơ

        • Sáng tạo của Hữu Thỉnh ở những thể thơ mới
          • Sáng tạo trên những thể thơ truyền thống 1. Thể lục bát

            Số lượng thơ năm chữ của Hữu Thỉnh chiếm tỉ lệ tương đối, đa phần đó là những tác phẩm bộc lộ tâm tư cảm xúc trước thiên nhiên, con người, những phát hiện, quan niệm mang tính triết lý nhân sinh giàu nhạc tính làm cho câu thơ có chút dân dã, quen thuộc nhưng không hề nhàm chán, đặc biệt tạo được chiều sâu cảm xúc: “ Nhớ sen đi tìm đầm/ Gặp toàn bong bóng nước/ Quay về hoa vẫn cúc/ Anh cầm như trăm năm” (Chăn – Đa em ơi). Nếu thơ năm chữ của nhà thơ có nhịp thơ 2/3 hoặc 3/2 nghiêng về những mạch thơ có đôi phần là những vần thơ chiêm nghiệm, thường là nói về những khía cạnh chìm khuất có chút đượm buồn của chiến tranh, tình cảm, giọng thơ cũng có sự chiêm nghiệm, đúc kết, trầm lắng thì thơ sáu chữ là một sự bổ sung hài hòa và hợp lý, nhịp thơ chẵn nhẹ nhàng uyển chuyển, giọng thơ đa phần thể hiện sự lạc quan, hai thể thơ này đã tạo nên một sự tổng hòa, một bảng màu hoàn chỉnh.

            Nỗ lực hiện đại hóa ngôn ngữ thơ 1. Mở rộng trường ngôn ngữ của thơ

            • Những biện pháp tu từ đặc sắc 1. So sánh

              Một loạt những hình ảnh mang tính hiện thực, đầy u ám nhưng lại dí dỏm đến lạ thường: Gió như người chạy chân trần trên cỏ, Đất chiến hào như một người hay chuyện, Những mặt người như cờ đỏ mới bay, hạt phù sa rất quen/ Sao mà như cổ tích, Hoàng hôn là ban mai của cô gái bán mình, Hầm là nơi che máu che sương/ Là cửa sổ mở về hướng mẹ, Các anh về như núi, Đêm như tàu lá sen che nửa phần trái đất… Qua từ “như” “là”, tác giả nhân hóa sự vật, tạo nên nét sinh động, so sánh giữa cái cụ thể với cái cụ thể, cái trừu tượng với cái cụ thể hoặc ngược lại. Một loạt hình ảnh ví von so sánh mà ở đó từ so sánh mang tính tiềm ẩn được sử dụng trong thơ Hữu Thỉnh: Cỏ run rẩy một lá buồm nhỏ xớu, Anh đanh lại và nấu nung như thế/ Lừi lim già mưa nắng lẩn vào trong, Điện thoại chôn ngầm dưới đất chằng chịt rễ cây chiến dịch, Kính ô tô đập vỡ vết chân chim/ Mui xe bạc những hiểm nghèo chồng chất, Chiếc lá mở trước cửa hầm thân mật/ Thư của trời súc tích chỉ mùa xanh, Chiêc dây phơi căng chéo góc sân/ Cây đàn ấy hát bằng mầu áo, Những quả trứng dập dờn giữa sóng, Những nhớ thương không ở ngoài tầm, Em ở kề bên hoa trước mặt… Việc ẩn đi từ so sánh tạo nên một sự hòa hợp, thống nhất giữa hai chỉnh thể được ví như hai đầu của một sợi dây, khi vết nối được dấu đi gợi lên một sự hòa đồng kết dính, tạo nên một sức mạnh phi thường, câu thơ tưởng như đứt mạch mà lại là liền mạch, tưởng như khác xa mà lại tương hợp, tưởng như thiếu khuyết mà lại là hoàn hảo, hoàn hảo trong ý thơ và trong cả mục đích biểu đạt thơ.

              Nghệ thuật xây dựng biểu tượng 1. Biểu tượng con đường

                Đất là nơi lưu giữ những kỉ niệm, đất còn là nơi nuôi dưỡng những dấu ấn không thể phai mờ, làm nên những đặc trưng , sắc vị riêng dù ở bất cứ nơi đâu, những hương vị riêng của đất trời mà đất tạo ra cũng đem lại những hương cảm xúc động, nghẹn ngào về quê hương đất nước, là nơi cho con người nghỉ chân, thư giãn, là nơi cho cây cối đâm trồi nảy lộc, đơm hoa kết trái tạo nên tinh hoa của đất trơi: “Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong giú se/ Sương chựng chựng chỡnh qua ngừ/ Hỡnh như thu đã về”. Những trường ca về sau này mang những giá trị mới mẻ, đó là chiến tranh qua cách nhìn nhận của nhà thơ dưới dạng tái hiện hiện thực đời sống với những nỗi đau, những mất mát, những khuất lấp tâm trạng với những cảm xúc cá nhân ẩn chứa nhiều ẩn ức thế sự đậm tính triết lí nhân sinh, cùng sự thấm nhuần của những giá trị văn hóa dân gian truyền thống đã đem đến một tầm cảm nhận mới ở chiều sâu trí tuệ cho thơ Hữu Thỉnh.