Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm huy động vốn trong ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Phân tích sự biến động của các nguồn vốn huy động theo các chỉ tiêu sau

- Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi ngắn hạn - Tiền gửi trung và dài hạn - Tiền gửi ký quỹ.

BẢNG 2.4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO HÌNH  THỨC TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG
BẢNG 2.4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO HÌNH THỨC TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG

Tiền gừi khoâng kỳ hạn Tiền gửi ngắn hạn Tiền gửi trung & dài hạn Tiền gửi ký quỹ

TèNH HèNH HUY ĐỘNG VỐN THEO GIẤY TỜ Cể GIÁ

Trong đó nguồn ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao chiếm 83,3% tổng vốn huy động từ chứng chỉ tiền gửi. Đây là một trong những hình thức huy động vốn phổ biến của các tổ chức tín dụng. Chứng chỉ tiền gửi của Sacombank có nhiều mệnh giá với các kỳ hạn và loại tiền tệ khác nhau.

Đối tượng khách hàng chủ yếu của các đợt phát hành là các quỹ đầu tư, công ty tài chính, bảo hiểm, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Đối với Sacombank, để đạt mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động nhằm tăng nhanh tổng tài sản, yêu cầu đặt ra là phải chủ động trong việc phát triển nguồn vốn cũng như sử dụng vốn trong thời gian tới. Viêc đa dạng các hình thức huy động vốn trong đó có phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và dài hạn đang được nghiên cứu lựa chọn để sớm triển khai.

Mặc dù hiệu quả của việc phát hành chứng chỉ tiền gửi nếu so với các kênh huy động vốn khác không cao, tuy trong năm 2006 vốn huy động từ chứng chỉ tiền gửi chỉ chiếm 11,8 % nhưng qua đó góp phần quảng bá thương hiệu Sacombank đến khách hàng. Vay chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá trong năm qua có xu hướng giảm đáng kể. Mục đích của khoản vay này là đáp ứng nhu cầu thanh khoản bị thiếu hụt tạm thời với chi phí thấp.

Năm 2006, nguồn vốn này có xu hướng giảm là do ngân hàng tận dụng được các nguồn vốn khác để chi trả cho nhu cầu rút. Mặt khác, giá trị của nguồn vốn này còn phụ thuộc vào chính sách quản trị tài sản nợ của Sacombank. Trong năm 2006, do phải đáp ứng nhu cầu về vốn cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, mở rộng cho vay nhu cầu tiêu dùng trong dân cư, cho nên tốc độ gia tăng nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng trong nước.

BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA VAY NGÂN  HÀNG NHÀ NƯỚC
BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA VAY NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

2005 2006 Naêm Tiền gửi không kỳ hạn

Mối quan hệ giữa vốn huy động và tình hình sử dụng vốn

Nguồn Thống kê tổng hợp - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín HÌNH 2.4: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ VÀ CHO VAY. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động được ngân hàng sử dụng có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh. Các con số này bản thân nó đã cho thấy sự nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng tài sản của Sacombank, nếu chúng ta so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn là 17,6% tại thời điểm đầu năm 2000.

Định hướng phát triển của Sacombank là hướng vào các khu vực kinh doanh bán lẻ, do đó khoảng 65,9 % các khoản tín dụng của Sacombank là cho vay ngắn hạn, 33 % là cho vay trung và dài hạn. Phần còn lại là cho vay từ các nguồn tài trợ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác và chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,1% là các khoản nợ chờ xử lý. Đối với các ngân hàng bán lẻ, chủ yếu là cho vay ngắn hạn để bổ sung nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu bổ sung vốn lưu động, nên trong tổng nguồn vốn huy động, các nguồn tiền gửi không kỳ hạn phải chiếm tỉ trọng cao để đảm bảo chi phí huy động vốn thấp.

Ngoài ra, Sacombank cũng tận dụng tối đa nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế để cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với nguồn vốn 80 tỷ đồng vay từ Quỹ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của cộng đồng Châu Âu , Sacombank đã và đang hỗ trợ cho vay. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những khách hàng mục tiêu của Sacombank.

Đây cũng chính là hệ khách hàng sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.

HÌNH 2.4: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ VÀ CHO VAY
HÌNH 2.4: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ VÀ CHO VAY

Đánh giá mối quan hệ giữa chi phí huy động vốn với doanh thu và lợi nhuận

Chi phí cho công tác huy động vốn tăng khá nhanh, gần 65,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều này còn thể hiện, trong năm 2006, tỷ lệ nguồn vốn huy động với chi phí thấp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động. Mặc dù chi phí lãi tăng nhanh, nhưng tổng thu nhập kinh doanh của Sacombank cũng tăng trưởng với tốc độ tương ứng.

Cơ cấu thu nhập cũng đã có thay đổi so với năm 2005, thu nhập từ hoạt động phi tín dụng chiếm tỷ trọng gần 35% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Trong những năm qua, Sacombank đã có nhiều nỗ lực để cải thiện cơ cấu thu nhập theo hướng hiện đại: giảm dần tỷ trọng thu tín dụng trong tổng thu nhập, từng bước tăng tỷ trọng thu phi tín dụng theo sự phát triển của xã hội nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Trong công tác huy động vốn, sự nỗ lực tìm kiếm, thu hút nguồn tiền có chi phí rẻ luôn được Sacombank quan tâm.

Bên cạnh đó, cùng với các chiến lược sử dụng vốn có hiệu quả đã góp phần gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG THỰC TIÊN HUY ĐỘNG VỐN CỦA SACOMBANK SO VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN

    Về phân chia thị phần huy động vốn, thế mạnh đang thuộc về các NHTM cổ phần và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh: khối NHTM cổ phần đạt 99.013 tỷ đồng, chiếm 38,13% và tăng thêm tỷ trọng thị phần 4%, khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại trên địa bàn đạt 39.560 tỷ đồng chiếm 15,23%; phần còn lại thuộc về các liên doanh, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính và các ngân hàng thương mại quốc doanh. Trong năm 2006, vốn huy động của Sacombank chiếm 8,3% tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, và chiếm gần 20% vốn huy động của khối ngân hàng thương mại cổ phần. Với tốc độ huy đông vốn tăng 67,3%, Sacombank góp phần quan trọng vào tốc độ gia tăng chung của nguồn vốn huy động trong thời gian qua.

    Với chủ trương thực hiện chiến lược khách hàng nhằm khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế đến dân cư, từ các khách hàng trong nước đến các ngân hàng nước ngoài, từ tiền gửi bằn đồng Việt Nam đến huy động bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, các NHTM đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những kỳ hạn linh hoạt, mở rộng mạng lưới, kể cả Liên kết với các tổ chức , mở rộng mạng lưới kể cả liên kết với các tổ chức phi ngân hàng, các công ty thương mại - dịch vụ để tăng doanh số huy động, thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi với khách hàng như quà tặng, xổ số, trúng thưởng. Đặc biệt, từ năm 2003 đến nay, các ngân hàng thương mại rất chú trọng phát triển các dịch vụ thanh toán ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện tăng nguồn tiền gửi.

    Ước tính đến cuối năm 2006, trong cả nước các ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát hành đạt khoảng 3,8 – 4 triệu thẻ các loại, tương ứng với nó là hệ thống các máy rút tiền tự động ATM được các ngân hàng thương mại cũng tăng nhanh. Có thể nói, trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đã góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành ngân hàng. Nguồn vốn huy động nội tệ chiếm tỷ trọng bình quân khoảng trên 60% tổng nguồn vốn huy động, còn lại khoảng gần 40% là nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ.

    Do đó từ năm 2004 đến nay huy động vốn bằng ngoại tệ có gia tăng, nhưng do lãi su ất VND cao gần gấp 2 lần lãi suất huy động bằng USD nên người dân vấn thích gửi tiền Việt Nam. Trong năm 2006, huy động vốn bằng ngoại tệ của Sacombank cũng có xu thế như tại thành phố Hồ Chí Minh, huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm gần 30 % tổng vốn huy động của Sacombank, chiếm gần 6,7 % tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó một số NHTM có ưu thế về mạng lưới đã tích cực phối hợp với các công ty bảo hiểm nhằm tăng cường thu hút khách hàng như: ACB hợp tác với Prudential, Vietcombank hợp tác với AIA và Prudential.

    Thị trường các loại giấy tờ có giá chưa có điều kiện phát triển nên nguồn huy động qua phát hành các loại kỳ phiếu ngân hàng còn rất thấp, đa số chỉ tập trung vào phát hành trái phiếu của ngân hàng Đầu tư và Phát triển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong cơ cấu tính chất gửi tiền, nguồn vốn thanh toán chỉ chiếm khoảng 17% trong tổng vốn huy động từ dân cư, trong khi đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm đến gần 67.

    BẢNG 2.14 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG  TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    BẢNG 2.14 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH