Vấn đề phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Nghiên cứu sẽ tìm ra điều gì?

Nghiên cứu sẽ xác định vấn đề phát triển dịch vụ thuế cần được lựa chọn từ cơ sở lý luận về dịch vụ thuế, các loại dịch vụ thuế, vai trò và sự cần thiết phải phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra những vấn đề căn bản trong việc phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam hiện nay như: Lựa chọn loại hình dịch vụ nào để phát triển?.

Điều đó khác các nghiên cứu khác ở đâu?

Tổ chức bộ máy của dịch vụ thuế công được sắp xếp như thế nào?.

Điểm yếu và điểm mạnh của nghiên cứu

Đóng góp mới của nghiên cứu này

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ Ở VIỆT NAM.

Cơ sở lý luận về dịch vụ thuế 1. Khái niệm dịch vụ

Khái niệm dịch vụ thuế

- Theo Thông tư số 117/2012/TT-BTC ngày 19/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế “Dịch vụ làm thủ tục về thuế là hoạt động của đại lý thuế thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và các thủ tục hành chính thuế khác thay người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và hợp đồng dịch vụ đã ký kết” và “Đại lý thuế là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan” [22]. Các doanh nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ thuế cũng giống như các chủ thể sản xuất kinh doanh khác, được pháp luật ghi nhận, bảo hộ để thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dưới hai góc độ: thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với đối tác kinh doanh - người ủy thác; thực hiện nghĩa vụ với vai trò như một doanh nghiệp, cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật nói chung và thực hiện chấp hành các quy định của pháp luật thuế nói riêng.

Phân loại dịch vụ thuế

Như đã nêu trên, ở Việt Nam, từ khi Luật Quản lý thuế lần đầu tiên có hiệu lực (1/7/2007), Nhà nước cho phép các tổ chức kinh doanh thực hiện các dịch vụ làm thủ tục về thuế như: Thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, khiếu nại về thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thay người nộp thuế theo qui định của Luật Quản lý thuế và hợp đồng dịch vụ đã ký kết với người nộp thuế. Cách phân loại này cũng cho thấy, vì dịch vụ thuế có thể được cung cấp bởi cả cơ quan thuế và doanh nghiệp nên nếu dịch vụ thuế tư (dịch vụ thuế do các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ thuế thực hiện) phát triển mạnh mẽ thì một mặt sẽ có tác động góp phần nâng cao hiệu lực quản lý thuế (như sẽ phân tích trong mục 2.2 dưới đây), mặt khác sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế.

Các hình thức cung cấp dịch vụ thuế

Đối với việc trả lời tự động qua hộp thư thoại, cơ quan tư vấn thuế tập hợp các nhu cầu tư vấn thường xuất hiện nhất để ghi âm sẵn vào hộp thư thoại tự động của bưu điện (kiểu hộp thư trả lời tự động qua tổng đài của các nhà cung cấp thông tin di động như hiện nay); khi có nhu cầu tư vấn, người nộp thuế chỉ cần ấn số hộp thư này là có thể thoả mãn nhu cầu thông tin về thuế của mình. Tức là, cơ quan tư vấn thuế tập hợp các nhu cầu tư vấn của các người nộp thuế theo những nhóm giống nhau rồi soạn thảo các mẫu trả lời, khi có nhu cầu cụ thể của một đối tượng nào đó thì chỉ cần kiểm tra câu hỏi và có thể chuyển ngay câu trả lời đã chuẩn bị sẵn, chẳng hạn như nhu cầu về các bản mẫu tờ khai và hướng dẫn kê khai thuế, về nội dung các luật thuế, các mẫu sổ sách kế toán….

Tiêu thức đánh giá chất lượng và hiệu quả dịch vụ thuế

Bên cạnh việc là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, đời sống dân cư và góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội; thuế nói chung, quản lý thuế nói riêng đều hướng đến mục tiêu quan trọng là huy động đầy đủ, kịp thời nguồn lực cho NSNN và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Như vậy, số lượng các đơn thư khiếu tố mà cơ quan thuế nhận được qua các năm trong một phạm vi nhất định đã nói lên hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế hoặc cũng phản ảnh thái độ, sự đánh giá của người nộp thuế đối với cơ quan thuế, trong đó có dịch vụ thuế công mà cơ quan thuế cung cấp. Nếu như các yêu cầu của người nộp thuế được cơ quan thuế quan tâm, giải quyết thấu đáo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế, bên cạnh đó người nộp thuế luôn nhận được thái độ gần gũi, thân thiện và hợp tác nhiệt tình của cán bộ thuế, ắt hẳn họ sẽ rất hài lòng và đánh giá cao dịch vụ hỗ trợ của cơ quan thuế, từ đó góp phần nâng cao hình ảnh của cơ quan thuế trong mắt người dân và toàn xã hội.

Mặt khác, nếu những đề nghị cần hỗ trợ của người nộp thuế không được giải đáp đến nơi đến chốn, thêm vào đó là thái độ thơ ơ, thậm chí hách dịch, cửa quyền của bộ thuế, không xử lý kịp thời các vướng mắc, khó khăn cho người nộp thuế, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong trường hợp này mức độ hài lòng của người nộp thuế là rất thấp, hiện tượng này không xử lý dứt điểm sẽ tạo ra hình ảnh không tốt đẹp của ngành Thuế trong mắt người dân, dư luận. Việc hỗ trợ, giải quyết kịp thời các khó khăn liên quan đến cơ chế, chính sách thuế là một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thời gian tập trung sức lực để tính toán, lo lắng cho những hợp đồng làm ăn và có cơ hội tiếp cận các hợp đồng kinh doanh thuận lợi hơn, tiến tới góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ quan thuế thường thực hiện lựa chọn ngẫu nhiên các tờ khai trong dữ liệu của mình, trên cơ sở đó sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá về tờ khai có được nộp đúng hạn không, có được kê khai đầy đủ, trung thực không, tờ khai có bị mắc các lỗi kê khai không, lỗi kê khai nào thường mắc phải,.

Bối cảnh kinh tế - xã hội

Sự phát triển của thành phần kinh tế này trong thời gian qua thể hiện quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển thành phần kinh tế tư nhân nói riêng và kinh tế ngoài nhà nước nói chung. Điều này, đồng nghĩa với việc gia tăng sức ép tích cực đối với các thành phần kinh tế còn lại, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa nếu không muốn bị ảnh hưởng thị phần nội địa và thị trường xuất khẩu. Đối với dịch vụ thuế, thực tế này tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế tại Việt Nam, cùng với các đại lý thuế trong nước, điều này tạo ra tính đa dạng, sôi động và là động lực cho dịch vụ thuế phát triển.

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, sẽ là cơ hội của các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, học hỏi kinh nghiệm,… Tuy nhiên, do trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, khả năng cạnh tranh còn yếu, nên các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong tiến trình phát triển. Chính vì vậy, cần tạo môi trường, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, để góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế và hợp tác với các đối tác nước ngoài. Đặc biệt, với việc triển khai áp dụng thuế thu nhập cá nhân từ 01/01/2009 với nhiều quy định khác hơn so với trước đây, điều này cũng phát sinh nhu cầu tìm hiểu chính sách thuế của người nộp thuế, nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ các thủ tục, dịch vụ thuế đang có xu hướng tăng lên, điều này cũng dẫn đến dịch vụ thuế có điều kiện để phát triển.