MỤC LỤC
Sau sự kiện 11/9 nền kinh tế nhiều nước trên thế giới lâm vào khó khăn và chậm phục hồi, cộng với những khó khăn trong giải quyết hàng rào thuế quan, các tranh chấp thương mại như xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào thị trường EU, Canada. Thời gian qua, tuy có nhiều biến động của thị trường quốc tế nhưng với việc thực hiện tốt chương trình xuất khẩu của ngành thủy sản, giá trị các sản phẩm xuất khẩu đó phỏt triển mạnh, liờn tục tăng qua cỏc năm. Thời kỳ này sản phẩm Tôm vẫn là sản phẩm chính của xuất khẩu, đóng góp tỷ trọng lớn nhất cho kim ngạch xuất khẩu của ngành; giá trị các sản phẩm cá, hải sản khô và mực liên tục tăng qua các năm và lần lượt đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 42.26%, 30.4% và 14.54%.
Thực tế cho thấy, với tiềm năng phong phú và đa dạng về chủng loại sản phẩm, công nghệ chế biến đã có những bước tiến đáng kể, do vậy mà các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua đã được đa dạng hoá, với nhiều chủng loại phong phú đáp ứng các nhu cầu của thị trường thế giới. Xu thế thay đổi trong cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta một phần là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chế biến và do sức ép cạnh tranh lớn, nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng vv. Mặt hàng Tôm vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm 45% giá trị xuất khẩu ( con số này có giảm so với những năm trước đây từ năm 2000 trở về trước tỷ trọng Tôm trong cơ cấu giá trị xuất khẩu là 50%).
Tuy nhiên, một số sản phẩm do thời gian gần đây với sự bất ổn của thị trường quốc tế cộng với cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản giữa các nước rất gay gắt, trong khi chất lượng vẫn còn nhiều bất cập đã làm giảm giá trị xuất khẩu của chúng ta. Thị trường ASEAN năm 2001 có giảm do giảm xuất khẩu nguyên liệu thô sang thị trường tái sản xuất này nhằm tăng giá trị sản phẩm, tuy nhiên thời gian này tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực này đạt 2,94%/ năm. Sở dĩ tăng nhanh như vậy vì sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ ký kết, với các chính sách khuyến khích nhập khẩu của Mỹ đối với hàng Việt Nam, chính sách không phân biệt hàng hóa Việt Nam, sự giúp đỡ của Nhà nước và đặc biệt là nỗ lực của ngành.
Bên cạnh đó thị trường Tung Quốc và Hồng Kông cũng đã vươn lên đứng thứ vị trí thứ ba trong cơ cấu thị trường thủy sản Việt Nam, đây là thị trường rất có tiềm năng vì dân số đông mà nhu cầu đa dạng không đòi hỏi nhiều về chất lượng và an toàn vệ sinh như thị trường Mỹ và EU.
Như vậy, lao động trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản có số lượng tương đương nhau chiến xấp xỉ 15%, lao động trong chế biến và dịch vụ khác chiếm phần lớn lao động (70%) gấp hơn 2 lần tổng lao động trong khai thác và nuôi trồng. Qua bảng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng lao động của các lĩnh vực sản xuất ngành thủy sản thời gian qua là tương đối cao, đặc biệt là lao động trong nuôi trồng thủy sản (5,4%/ năm); chế biến thủy sản 2,06%. Lượng lao động trong lĩnh vực này giảm xuống là do nguồn lợi biển đã giảm trông thấy trong thời gian qua dẫn đến sự không hiệu quả của sản xuất kinh lĩnh vực khai thác thủy sản.
Hiện nay lực lượng lao động khai thác còn khá dư thừa, kể cả lực lượng lao động kỹ thuật và lao động đến tuổi được bổ sung hàng năm ở vùng ven biển, nhiều nơi phải đi xen đi ghép trên một phương tiện đánh bắt. Nhìn chung, lao động qua đào tạo của ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển lơn mạnh, đã đáp ứng được tương đối tốt nhu cầu phát triển, tuy nhiên lao động kỹ thuật cao còn rất hạn chế. Thời gian này đào tạo nguồn nhân lực còn gặp phải nhiều khó khăn, trình độ tuy có nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu phát triển ngành.
Với việc khai thác một cách ồ ạt trong những năm trước đã làm cho nguồn lợi thuỷ sản suy kiệt, rút kinh nghiệm trong 2 năm vừa qua ngành chủ trương khai thác thuỷ sản có hệ thống và khoa học hơn, giảm mạnh khai thác gần bồ đồng thời tăng nhanh nuôi trồng thuỷ sản. Chế biến thuỷ sản và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong 2 năm qua tuy giảm về tỷ trọng nhưng đều cao hơn rất nhiều so với những năm trước đây, tăng 2 - 3 lần năm 2000. Với cơ cấu đầu tư như trên đã một phần nào hợp lý và tạo thuận lợi cho thực hiện kế hoạch, thực hiện có kết quả các chương trình kinh tế của ngành.
Nhìn chung, hoạt động thu hút đầu tư trong thời gian qua tiến triển tốt, mặc dù nguồn vốn ngân sách hoạt động không hiệu quả nhưng hoạt động thu hút nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp và của dân rất tốt nên đã lấp được khoản thiếu hụt mà vốn ngân sách tạo ra.
Do sức ép về công ăn việc làm và thu nhập thấp, sức ép về sự phát triển dân số ở các vùng ven biển, do truyền thống và lịch sử chưa gặp và chưa biết đến sự hạn chế của tài nguyên biển nên khai thác hải sản ở Việt Nam trở thành cửa mở cho mọi người, không giới hạn. - Nguy cơ nghèo đói của một bộ phận dân cư không thể chuyển sang nghề khác được và lực lượng này lại tích cực tàn sát nguồn lợi bằng cách dùng các phương tiện bất hợp pháp để khai thác, mong kiếm được thu nhập cao do cạnh tranh khốc liệt tranh giành quyền lợi. - Lao động và tàu thuyền cho khu vực ven bờ dư thừa nhưng phát triển đánh cá khơi không phải là lối thoát, là cứu cánh có triển vọng nhất để cứu nghề cá ven bờ vỡ: Chưa rừ ràng về trữ lượng nguồn lợi để phỏt triển ồ ạt nghề khơi.
Đây là một yếu kém trong khâu quản lý bởi vì: Không phỉ vùng khơi nào cũng có nhiều cá, hơn nữa không phải nhiều cá là mang lại hiệu quả kinh tế vì chỉ có hải sản có giá trị kinh tế cao mới mang lại kết quả cho nghề cá. - Nghề nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi trồng thủy sản trên biển và nước lợ phát triển đem lại thành tựu kinh tế lớn lao nhưng sự phát triển tự phát, thiếu quản lý đã và đang dẫn đến những thảm họa như: Môi trường sinh thái bị phá vỡ, nguồn tài nguyên suy kiệt, bệnh dịch hoành hành làm cho sự phát triển không bền vững. Tiềm năng đất, mặt nước, lao động, nguồn vốn trong dân còn dồi dào nhưng với cơ chế chính sách hiện nay cũng như cố gắng của Bộ vẫn chưa được khai thác hợp lý cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá lớn tạo thế tăng mạnh hơn và bền vững hơn cho Ngành.
- Phát triển ồ ạt chế biến và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản một mặt tăng nhanh được kim ngạch xuất khẩu và chống được sự độc quyền trong buôn bán, làm thiệt hại đến người sản xuất trực tiếp và làm cho giá nguyên vật liệu. - Nhiều dự án nuôi trồng thủy sản đã được xây dựng nhưng số lượng hoàn thành để đưa vào sản xuất chưa nhiều do các khâu tư vấn, thiết kế, thẩm định dự án, việc cấp vốn, đền bù giải toả và một số chính sách chưa đồng bộ, nên hạn chế hiệu quả đầu tư. - Những năm 2001-2002 lần đầu tiên ngành gặp phải cùng một lúc nhiều khú khăn, vướng mắc lớn trờn thị trường xuất khẩu, thể hiện rừ sự lỳng tỳng trong việc đối phó với các rào cản thương mại và các biện pháp hỗ trợ ngư dân và các doanh nghiệp.
Đầu tư vào thủy sản rất tốn kém nhưng chưa thực sự theo quy hoạch, nhiều phương án phát triển sản xuất hay chuyển đổi cơ cấu sản xuất chưa có căn cứ đã và đang gây ra lãng phí và thất thoạt lớn trong khi vốn ngân sách Nhà nước cho phát triển ngành thủy sản càn rất eo hẹp.