MỤC LỤC
Nhằm tăng tính linh hoạt trong dự báo, phương pháp Holt chỉ sử dụng hai tham số là α và γ; với α xác lập mật độ của các dữ liệu, và γ để xác lập độ dốc của đường khuynh hướng. Công thức (1) được dùng để tìm các dữ liệu hiện tại và công thức (2) cho thấy giá trị hiện tại của đường khuynh hướng (độ nghiêng ), công thức (3) cho biết số liệu cần dự báo. Dựa trên giả thuyết cho rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ dựa trên sự ổn định trong doanh số bán tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ.
Chi phí khả biến, hầu hết các thành phần cấu thành tài sản lưu động và nợ ngắn hạn điều chịu sự tác động trực tiếp từ sự biến động của doanh thu, tất nhiên không phải tất cả các khoản mục trong báo cáo tài chinh điều chịu ảnh hưởng này, và một vài dự báo cần tính độc lập. Các khoản mục bên nguồn vốn: Phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước Sau khi lựa chọn các khoản mục, để dự đoán nhu cầu tài chính của kỳ tiếp theo, cần tính tỷ lệ của các khoản mục này ở cuối năm so với tổng số doanh thu thuần và tiêu thụ trong năm. Còn phương pháp chi tiêu kế hoạch được xây dựng dựa trên những thông tin liên quan đến thời kỳ tương lai mà doanh nghiệp sẽ xây dựng báo cáo dự kiến cho nó.
Cả hai phương pháp trên đều có những điểm thuận lợi và bất lợi riêng, vì trong báo cáo tài chính có một số khoản mục có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với doanh số, việc dự toán chi tiêu cho chúng là không cần thiết và đôi khi kém chính xác do các yếu tố chủ quan. Và cũng có những khoản mục trong Báo Cáo Tài Chính không tăng tỷ lệ thuận với doanh số nên khi sử dụng phương pháp phần trăm doanh số sẽ không chính xác.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với hàng tồn kho là thành phẩm chờ xuất, công ty tổng kết lưu kho cuối mỗi năm tài chính sẽ được công ty xuất giao cho khách hàng vào những tháng đầu của năm tài chính tiếp theo.
Bao gồm những khoản như chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, tạm ứng… Trong đó chi phí trả trước là chi phí liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện tại và được tính vào chi phí sản xuất trong năm. Năm 2007, chỉ tiêu này có 35 tỷ đồng bao gồm thuế GTGT được khấu trừ và tài sản ngắn hạn khác, trong đó thuế GTGT được khấu trừ chiếm tỷ trọng 18,77% với hơn 6 tỷ đồng do công ty đã đầu tư xây dựng them công ty con ( Công ty TNHH Ấn Độ Dương) nên thuế GTGT đầu vào nhiều hơn thuế GTGT đầu ra. Năm 2008, khoản mục này tăng lên 14% với hơn 5 tỷ đồng do công ty xây dựng them nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và nhà máy chế biến dầu ăn.
Tài sản cố định của công ty được xác định gồm giá gốc và những chi phí lien quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến, công ty đã áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản. TSCĐ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản so với TSLĐ, TSCĐ dao động từ 18% đến 28% trong tổng tài sản nhưng tăng lien tục trong 3 năm. Từ đó đánh giá được quá trình huy động vốn của công ty có đảm bảo được yêu cầu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay không.
Nghĩa là khi tài sản công ty gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguồn vốn hoạt động của công ty cũng tăng với tỷ lệ tương ứng. Do đó sự biến động nguồn vốn công ty cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân khác biệt mà cụ thể là do sự biến động nợ phải trả và vốn chủ sở hữu công ty. Nợ phải trả của công ty tăng nhanh trong năm 2008 với hơn 286,6 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn tăng nhanh với tỷ lệ 55,49% so với năm 2007 do doanh nghiệp phải đi vay vốn trong điều kiện khủng hoảng tài chính làm cho thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời công ty còn phát sinh khoản người mua trả trước với giá trị hơn 14 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế TNDN sau khi được hội đồng thành viên phê duyệt sẽ được trích cho các quỹ và sau đó sẽ được phân chia cho các bên theo tỷ lệ vốn góp với tỷ lệ trích. VCSH của công ty cao nhất là vào năm 2007 chiếm 75,01% trong tổng nguồn vốn do trong năm công ty đã huy động thêm 60 tỷ nguồn vốn góp bằng cách phát hành thêm 6 triệu cổ phiếu ra công chúng .Điều này cũng đã mang lại cho công ty một khoản thặng dư lớn (611.9 tỷ đồng) góp phần làm tăng đáng kể nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Năm 2008, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty là có lợi nhuận nhưng chưa đủ để bù trừ lại số lỗ từ năm tài chính 2007 về trước nên công ty đã không trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế.
Tất cả các khoản mục trong bảng 5.2 chiếm tỷ lệ ổn định trong doanh số bán tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ.
Nhu cầu ngân quỹ vượt quá hạn mức nợ vay cho phép nên công ty phải huy động thêm vốn cổ phần để tài trợ cho phần thiếu hụt này. Nhu cầu ngân quỹ cần thiết trong 3 năm lớn hơn số vốn vay được phép vay tối đa nên Công ty sẽ phải huy động thêm từ nguồn vốn cổ phần. Vốn cổ phần tối thiểu = Tổng vốn cần thêm – Vay dài hạn tăng tối đa.
Báo cáo tài chính đã hoàn tất nhưng chưa phản ánh các chi phí trả lãi vay cho các nguồn vốn vay dài hạn vừa mới huy động thêm. Các khoản chi phí lãi vay này là các khoản điều chỉnh,làm giảm lợi nhuận trước thuế của công ty, do đó ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận giữ lại trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến, và lợi nhuận giữ lại trong bảng Cân đối kế toán dự kiến. Lợi nhuận giữ lại giảm bằng Lợi nhuận giữ lại trong bảng 5.2.3 trừ lợi nhuận giữ lại trong bảng 6.2.2.
Do lợi nhuận giữ lại giảm, làm cho nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán thiếu hụt. Vốn chủ sở hữu tăng thêm tương ứng với Lũy kế của từng năm Bảng 6.2.3 Bảng cân đối kế toán hoàn chỉnh. Sự chênh lệch giữa các khoản mục này được phân thành Nguồn hay Sử dụng nguồn.
Có hai loại khoản mục trong bảng cân đối, đó là tài sản và nguồn vốn. Bên phần tài sản, nếu có sự giảm xuống của phần tài sản sẽ tạo nên nguồn thu. Ngược lại, khi có sự tăng lên của tài sản chúng ta sẽ phải tìm nguồn tài trợ cho phần tăng thêm đó tạo nên sử dụng nguồn.
Phần tài sản ngắn hạn khác giảm 59,914,000 triệu đồng, tiền được thu hồi bằng đúng giá trị phần tài sản giảm đó. Bên phần nguồn vốn, khi một khoản mục trong phần nguồn vốn tăng sẽ tạo nên nguồn thu, ngược lại là sử dụng nguồn. Ví dụ, năm 2011 khoản phải trả giảm, tiền đã được chi ra để trả cho khách hàng hoặc nhà cung cấp.