Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong chương trình mới của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh theo chương trình mới ở trường THPT

Việc quản lý dạy học tiếng Anh cần: Quản lý mục tiêu và nội dung dạy học tiếng Anh, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh, quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, quản lý việc thực hiện chương trình, SGK mới, đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn, với hoàn cảnh của mỗi địa phương, đảm bảo học sinh được học liên tục 7 năm ở bậc trung học (từ lớp 6 đến lớp 12), đầu tư CSVC, thiết bị, sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả, đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá cho phù hợp chương trình, phương pháp giảng dạy và yêu cầu của bộ môn tiếng Anh. Hiệu trưởng có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về quản lý chuyên môn, tổ chức, hành chính trong nhà trường, Hiệu trưởng trực tiếp tổ chức, điều khiển các hoạt động giáo dục, quản lý, chỉ đạo việc thực hiện các công tác của nhà trường theo đường lối, quan điểm, mục tiêu giáo dục của Đảng, chấp hành tốt pháp luật, thể lệ, quy định của nhà nước, theo mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT

- Điều kiện về văn hoá, kinh tế – xã hội của địa phương nơi trường đóng và học sinh đang học ở trường phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia giáo dục học sinh của các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Quản lý dạy học ở trường THPT nhằm quản lý việc xây dựng mục tiêu, nội dung dạy học, kế hoạch giảng dạy và nội dung chương trình giảng dạy, quản lý phương pháp giảng dạy thực tế của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh, quản lý phương tiện dạy học, quản lý kiểm tra, đánh giá, làm cho các kế hoạch giảng dạy, nội dung chương trình giảng dạy được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác về nội dung và tiến độ thời gian, quán triệt được các yêu cầu của mục tiêu dạy học.

Thực trạng hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới ở các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Cả CBQL, GV và HS đều nhận thấy chương trình tiếng Anh đổi mới thực sự khó, trong đó HS khẳng định chương trình tiếng Anh đổi mới khó chiếm tỷ lệ cao nhất (93,33%); tiếp đến là các GV - những người trực tiếp giảng dạy tiếng Anh cũng đồng thuận với ý kiến trên với tỷ lệ thấp hơn (70%), còn CBQL cũng nhận thấy khó chỉ chiếm 65%. Tuy nhiên, số lượng GV dạy tiếng Anh và HS học tiếng Anh ngày càng tăng, hình thức dạy học tiếng Anh ngày càng phong phú, đa dạng; Đa số GV và HS cho rằng chương trình tiếng Anh đổi mới khó hơn chương trình cũ nên HS chưa thích nghi kịp; Các phương pháp dạy học đã được đổi mới song vẫn còn nhiều hạn chế do GV chưa quan tõm hết đến từng HS, chưa hiểu rừ đặc điểm tõm lý – nhận thức của HS nên lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học chưa phù hợp với đối tượng.

Bảng 3: Đánh giá của GV và HS về mức độ khó của các kỹ năng  học tiếng  Anh đối với HS
Bảng 3: Đánh giá của GV và HS về mức độ khó của các kỹ năng học tiếng Anh đối với HS

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới của hiệu trưởng các trường phổ thông

X = 3.00; công tác quản lý việc xây dựng, thực hiện kế hoạch; quản lý việc lên lớp của giáo viên; quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị giảng dạy với X = 2.91; Quản lý việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh, , quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên với X ≥ 2,85. Biện pháp quản lý thực hiện chương trình dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường THPT của huyện được hiệu trưởng và giáo viên đánh giá thực hiện tương đối tốt, các hiệu trưởng đã có nhiều cách thức để quản lý, chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt, đầy đủ chương trình dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (phụ lục số 4,5) với X = 2,73.

Bảng 12. Nhận thức của cán bộ quản lý cấp dưới và giáo viên về tầm quan  trọng các nội dung quản lý HĐDH tiếng Anh của hiệu trưởng trường THPT.
Bảng 12. Nhận thức của cán bộ quản lý cấp dưới và giáo viên về tầm quan trọng các nội dung quản lý HĐDH tiếng Anh của hiệu trưởng trường THPT.

Đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới của hiệu trưởng các trường THPT

Kết quả ở bảng trên còn cho thấy CBQL và GV mới chỉ tập trung coi trọng việc quản lý các hoạt động bồi dưỡng, phục vụ giảng dạy của GV mà chưa quan tâm đến quản lý các hoạt động học tập của HS ở các biện pháp như “Yêu cầu GV nắm vững nội dung chương trình mới của bộ môn”, “Xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng học kỳ và cả năm học”, “ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra GV về thực hiện các quy định chuyên môn, nhằm đánh giá xếp loại GV hàng tháng”, “Tổ chức cho GV tiếng Anh tham quan học tập kinh nghiệm các trường trong tỉnh và ngoài tỉnh”. Ngược lại, có một số biện pháp khác thì nhận thức tốt và thực hiện lại chưa tốt như biện pháp “Tổ chức cho GV học tập, bồi dưỡng chuyên môn về chương trình mới” trong đó mức độ nhận thức xếp thứ bậc 1,5 nhưng mức độ thực hiện xếp thứ 8 và biện pháp “Thường xuyên kiểm tra trang thiết bị phục vụ việc dạy học môn tiếng Anh và có kế hoạch bổ sung, mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại” trong khi mức độ nhận thức xếp thứ 3 thì mức độ thực hiện lại xếp thứ 10,5.

Bảng 14: Nhận thức của CBQL và GV về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình  mới của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 14: Nhận thức của CBQL và GV về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyên nhân tồn tại và yếu kém của QL HĐDH tiếng Anh

- Ý thức học tập của một bộ phận HS chưa tốt, chưa coi trọng học tập bộ môn này, chưa hứng thú, tích cực, tự giác nên kết quả học tập chưa cao, phong trào chưa sôi nổi, khả năng biểu đạt ngôn ngữ tiếng Anh còn thấp do ngại nói, chưa có môi trường giao tiếp, luyện tập, khả năng nghe cũng còn thấp, kỹ năng viết chưa chắc chắn, chủ yếu còn mang tính dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Anh. - Về phương pháp dạy tiếng Anh: GV đã áp dụng phương pháp dạy tiếng Anh mới, song chưa thật thành thạo, nhuần nhuyễn, còn chậm đổi mới (Còn tồn đọng ở một số GV đã có tuổi và GV từ tiếng Nga, tiếng Pháp chuyển sang dạy tiếng Anh), chủ yếu vẫn chú trọng dạy ngữ pháp, chưa có đủ thời lượng để rèn luyện kỹ năng nghe - nói trên lớp, nên phương pháp còn chưa phù hợp với nội dung, chương trình trong sách giáo khoa đổi mới.

Một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh theo chương trình mới ở các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề quan trọng trong giảng dạy tiếng Anh, cần lưu ý cách dạy ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm không tách rời nhau mà luôn gắn liền với ngữ cảnh, giáo viên phải quan tâm phối hợp các kỹ năng ngay từ đầu, không biến các bài học thành bài dạy đọc hay dạy ngữ pháp thuần tuý, tổ trưởng bộ môn luôn động viên khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo các tình huống, thúc đẩy động cơ học tập của học sinh, động cơ học tập được hình thành khi học sinh cảm thấy hứng thú với môn học và sự tiến bộ của chính mình, do vậy giáo viên cần sử dụng những tình huống hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động trong lớp, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình trong học tập, giáo viên cần đề ra mục tiêu học tập vừa sức với học sinh, chấp nhận sự mắc lỗi của học sinh trong quá trình thực hành tiếng, tạo nên không khí không sợ mắc lỗi của học sinh trong thực hành giao tiếp, góp phần vào việc tiếp thu tiếng Anh có hiệu quả hơn. - Để GV có thể áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại hiệu quả, các nhà trường còn cần quan tâm đầu tư và hướng dẫn GV sử dụng được các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, đèn chiếu, máy projector, bồi dưỡng GV cách sử dụng phần mềm powerpoint để soạn giáo án điện tử, xây dựng phần mềm dùng trên máy vi tính hỗ trợ dạy học tiếng Anh, quản lý hoạt động dạy và học, nắm được các tính năng, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học sáng tạo, triệt để, không lãng phí, kết hợp sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và các đồ dùng dạy học đơn giản.

Mối quan hệ giữa các biện pháp

- Kiểm tra việc thực hiện theo trách nhiệm được phân công của các bộ phận, tổ, nhóm chuyên môn trong quá trình thực hiện chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo chương trình mới. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định về các đầu điểm, điểm kiểm tra thường xuyên và định kỳ để từ đó có thể đánh giá được chất lượng giảng dạy của từng GV, chất lượng học tập của từng lớp, từng khối và chất lượng chung của cả trường.

Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Để có thể vận dụng được các biện pháp nêu trên vào thực tiễn quản lý

Biện pháp được cán bộ, GV đánh giá cao nhất là biện pháp “ Quản việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu đội ngũ GV, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV giảng dạy môn tiếng Anh theo chương trình mới” với X = 2,96 điểm, xếp thứ 1. Kết quả trên khẳng định, để nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Anh theo chương trình mới, cũng như hiệu quả quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới thì Hiệu trưởng các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc phải quan tâm đến việc quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng thời phải tăng cường công tác quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh cho phù hợp với chương trình mới.

Bảng 19: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính độ khả thi  của các biện pháp đề xuất
Bảng 19: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính độ khả thi của các biện pháp đề xuất

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

9 Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị trong giảng dạy 10 Quản lý công tác kiểm tra và đánh giá giáo. Quản lý việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu đội ngũ GV, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV giảng dạy môn tiếng Anh theo chương trình mới.