MỤC LỤC
Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm hỗ trợ CĐCS có khả năng thương lượng với người sử dụng lao động (NSDLĐ) tại các doanh nghiệp FDI và không nhằm bình luận về hệ thống chính trị Việt Nam ảnh hưởng đến CĐCS. - Giải pháp nào giúp CĐCS thực hiện tốt hơn chức năng đại diện cho NLĐ trong thương lượng giải quyết tranh chấp lao động tập thể với NSDLĐ, giảm đình công tự phát?.
Dựa vào cơ sở lý luận về công đoàn và thực trạng đình công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia giải quyết đình công (xem phụ lục 12a) và phỏng vấn người lao động tại 3 doanh nghiệp FDI tác giả thực hiện nghiên cứu tình huống. Cuối cùng, dựa vào kết quả nghiên cứu tình huống (phụ lục 13), tác giả phân tích nguyên nhân CĐCS chưa đại diện được cho NLĐ, nhận định xu hướng phát triển của quan hệ lao động tại Việt Nam trong thời gian đến đề xuất chính sách giúp CĐCS tại doanh nghiệp FDI nói riêng và CĐCS nói chung có thể đại diện được cho NLĐ, giảm đình công không đúng trình tự luật định.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê mô tả kết hợp với nghiờn cứu tỡnh huống và phỏng vấn chuyờn gia để làm rừ cỏc nội dung nghiờn cứu. Nội dung phỏng vấn và khảo sỏt nhằm làm rừ nguyờn nhõn CĐCS chưa đại diện được cho NLĐ và chưa chuyển đổi phù hợp với QHLĐ đang thay đổi nhanh chóng tại TP.
Đề tài nghiên cứu hỗ trợ cho các nghiên cứu sâu hơn về QHLĐ tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi nói chung và Việt Nam nói riêng. Cuối cùng, đề tài giúp CĐCS tại Việt Nam hoạt động tốt hơn nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật lao động về giải quyết TCLĐTT và đình công.
Đồng thời môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng cạnh tranh công bằng hơn nên khả năng thu hút vốn FDI sẽ tăng nhanh. Năm 1998, 1999, dòng vốn FDI chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á nên lượng vốn vào Việt Nam tăng nhưng tăng ít hơn so với các năm trước.
Lượng vốn trung bình của mỗi dự án FDI của các quốc gia này thấp (4 triệu USD/ dự án) do các nước này đầu tư chủ yếu vào các ngành là dệt may, giày da, gia công hàng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động. Do vậy, song song với các chính sách thu hút vốn FDI, Nhà nước cần có các chính sách tương ứng để hỗ trợ quan hệ lao động phát triển hài hòa, giảm đình công tự phát thông qua việc thương lượng tiền lương và các lợi ích của người lao động một cách có trình tự.
Theo công ước số 154 về xúc tiến thương lượng tập thể của ILO được thông qua 1981 định nghĩa về thương lượng tập thể như sau: “Thuật ngữ "thương lượng tập thể" áp dụng cho mọi cuộc thương lượng giữa một bên là một người sử dụng lao động, một nhóm người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động, với một bên là một hay nhiều tổ chức của người lao động”. TCLĐTT về quyền gồm các tranh chấp của tập thể NLĐ về việc thực hiện các qui định của Bộ luật lao động, TƯLĐTT, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể NLĐ cho là NSDLĐ vi phạm.
Ngoài ra, Tác giả giới thiệu vai trò đại diện cho tập thể người lao động của CĐCS trong nghiên cứu này là đại diện cho NLĐ (1) Tham gia Hội đồng hòa giải cơ sở, (2) Đại diện thương lượng TƯLĐTT, (3) Đại diện tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể, cuối cùng là (4) Tổ chức lấy ý kiến và lãnh đạo đình công. Đây là cơ sở để tác giả đưa ra khung phân tích và thiết kế chính sách kiến nghị tại Chương 4 sau khi phân tích thực trạng và nguyên nhân CĐCS chưa hoạt động tốt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tại Chương 3 nhằm hoàn thiện khung pháp lý về CĐCS.
Nghiên cứu của Lee (2006) cũng cho thấy nguyên nhân đình công từ thập niên 1990 tại khu vực FDI là do khác biệt về văn hóa (một nửa đình công trước năm 2001 là do sự đánh đập, xúc phạm của người quản lý với công nhân) nhưng trong giai đoạn hiện nay là do cường độ làm việc trong doanh nghiệp FDI cao hơn. CĐCS không chỉ bảo vệ theo luật mà phải có khả năng thương lượng tăng thêm lợi ích cho NLĐ theo sự phát triển doanh nghiệp, dung hòa các mối quan hệ tại doanh nghiệp để xây dựng quan hệ hài hòa, giúp các bên trong quan hệ lao động cùng có lợi.
Thành viên trong tổ gồm đại diện các cơ quan như: DOLISA, Liên đoàn lao động (tỉnh hoặc quận), cơ quan đại diện NSDLĐ (VCCI, Liên minh các hợp tác xã) và các cơ quan quản lý nhà nước về lao động các quận, huyện, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất. Khi xảy ra đình công “Tổ công tác liên ngành xử lý đình công” đến doanh nghiệp và đề nghị doanh nghiệp làm việc với 7 cán bộ quản lý và yêu cầu NLĐ trở lại vị trí làm việc vì người lao động không có nội dung tranh chấp liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình. Cán bộ của DOLISA phối hợp với cán bộ Liên đoàn lao động quận, huyện, Ban quản lý KCN&KCX và thỉnh thoảng có sự tham gia của cán bộ VCCI gọi chung là “Tổ công tác giải quyết đình công” nhanh chóng có mặt doanh nghiệp và nói chuyện với NLĐ tham gia đình công để thu thập các ý kiến và yêu sách của tập thể NLĐ.
Lợi ích của thỏa thuận cấp ngành sẽ cân nhắc đầy đủ hơn các yêu tố vĩ mô liên quan đến lợi ích chung của NLĐ tại các doanh nghiệp hoạt động trong một nhóm ngành giống nhau và giúp CĐCS giảm áp lực trong thương lượng TƯLĐTT tại doanh nghiệp. Chính phủ phải tổ chức thực thi, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động tại doanh nghiệp thật sự nghiêm minh và cụng bằng hơn, qui định trỏch nhiệm rừ ràng của cỏc cơ quan quản lý Nhà nước trong trường hợp thiếu trách nhiệm trong công tác thanh tra, giám sát để dẫn đến đình công. Trong trường hợp NLĐ quyết định đình công cũng phải cần đến BCH CĐCS để chấp hành đúng trình tự luật định vì đình công sai NLĐ sẽ không được trả lương trong những ngày đình công và các yêu cầu với NSDLĐ cũng không đạt được còn NSDLĐ thì mất đi chi phí cố định và chi phí cơ hội kinh doanh trong những ngày ngừng sản xuất do NLĐ đình công và uy tín của doanh nghiệp.
Hiện nay, hầu hết các cán bộ CĐCS chưa có kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công hợp pháp nên cán bộ công đoàn cấp trên cần hỗ trợ, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ CĐCS về cách thức lấy ý kiến đình công, cách thức lãnh đạo đình công, chiến lược thương lượng trong quá trình thương lương, đình công v.v…. Ngoài các chính sách trên, Chính phủ và các địa phương cần có các chính sách thống nhất thu hút vốn FDI một cách có chọn lọc, giúp NLĐ có tay nghề cao có nhiều cơ hội chọn lựa việc làm có mức thu nhập cao hơn và tăng cường công tác đào tạo nghề để NLĐ dễ dàng chuyển đổi công việc có mức thu nhập cao hơn và thúc đẩy thị trường lao động phát triển cạnh tranh hơn. Đồng thời địa phương cần có chính sách hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho NLĐ có thu nhập thấp như: nhà ở, bệnh viện, trường học, nhà trẻ, trung tâm văn hóa, chợ để NLĐ giảm bớt một phần khó khăn, tạo tâm lý ổn định cho NLĐ yên tâm tham gia sản xuất, giảm áp lực trong quan hệ lao động, giảm bớt các tranh chấp lao động tập thể phát sinh do yếu tố bên ngoài như thị trường lao động, văn hóa doanh nghiệp mà BLLĐ và LCĐ không thể qui định cụ thể được.