MỤC LỤC
Tín dụng là một quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu với những điều kiện mà hai bên thoả thuận. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là Ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức cá nhân trong xã hội, trong đó Ngân hàng giao quyền sử dụng tiền cho họ với những điều kiện thoả thuận nhất định (thời gian, lãi suất, khối lượng, điều kiện đảm bảo).
Theo phương thức này ngân hàng hoặc công ty thuê mua (công ty con của Ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho khách hàng và theo định kỳ khách hàng hoàn trả nợ vay gồm cả gốc và lãi. e) Căn cứ vào xuất xứ của tín dụng. - Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách hàng có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ được phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Các hình thức này gồm có: chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng, nghiệp vụ thanh lý. f) Căn cứ vào phương thức cho vay. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Chất lượng tín dụng tốt không chỉ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của mỗi ngân hàng riêng lẻ mà còn cho cả hệ thống bởi mối quan hệ mật thiết của các ngân hàng thương mại với tổng thể nền kinh tế cũng như với từng chủ thể kinh tế bằng vai trò thực thi chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của mình.
- Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia: Điều này xuất phát từ nghiệm vụ tín dụng của NHTM có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông, thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, các NHTM có khả năng mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có. Mặt khác, thông qua sự phân tích, đánh giá khả năng phát triển của các đối tượng định đầu tư để có những quyết định đầu tư đúng đắn nhằm khai thác tiềm tàng về tài nguyên, lao động, tiền vốn… để tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động… Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế.
Tuy nhiên mức độ đánh giá nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất, chẳng hạn đối với các doanh nghiệp thương mại, vòng quay vốn tín dụng đòi hỏi phải lớn, có khi đạt 5-7lần/năm mới gọi là tốt trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất có thể chỉ cần đạt khoảng 1-2vòng/năm; ngoài ra vòng quay vốn tín dụng còn phụ thuộc vào tính thời vụ, tính chu kì của sản xuất; phụ thuộc vào thời gian của dự án. Ngoài các chỉ tiêu như trên, ngân hàng còn được đánh giá về chất lượng tín dụng trên cơ sở nhiều tiêu chuẩn khác như: thái độ tiếp đón, hướng dẫn và phục vụ khách hàng một cách hoà nhã ân cần, thủ tục nhanh gọn, hợp lý, đơn giản, phục vụ cho khách hàng nhanh nhất trong phạm vi thời gian quy định; đảm bảo cung ứng đúng và đủ lượng tiền theo Hợp đồng tín dụng đã ký; đồng thời tuân thủ các quy định do Nhà nước đề ra trong lĩnh vực cho vay (các Luật và văn bản dưới Luật).
Ví dụ: sự kiện Đông Âu làm cho hàng loạt hợp đồng tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu bị phá vỡ hợp hay do hàng nội địa không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập lậu về giá cả, chất lượng và chủng loại dẫn tới hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, gây khó khăn cho việc trả nợ… Ngoài ra, chất lượng hoạt động tín dụng còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường như tình hình thời tiết, dịch bệnh… cũng như các biện pháp tích cực trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - Công tác tổ chức của ngân hàng: Tổ chức của Ngân hàng được sắp xếp một cách có khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý… sẽ tạo điều kiện đỏp ứng kịp thời yờu cầu của khỏch hàng; theo dừi, quản lý sỏt sao các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, đây là cơ sở đển tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng.
Đến tháng 01/2007 được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền, Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An chuyển trụ sở làm việc và giao dịch từ số 296 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội về làm việc tại số 164 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với nhiệm vụ huy động vốn trong dân cư, các tổ chức và thực hiện những dịch vụ Ngân hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận, ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô. Trong thời gian qua công tác huy động vốn nội tệ ở các NHTM nói chung là rất khó khăn, điều này ảnh hưởng lớn về vốn kinh doanh: Trước tình hình đó, để giữ vững nguồn vốn, chi nhánh Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ huy động vốn: thường xuyên chỉ đạo cán bộ công nhân viên thực hiện tốt quy chế, lề lối làm việc, đặc biệt là chú trọng xây dựng văn hoá giao dịch với khách hàng, thường xuyên phát động các đợt thi đua huy động vốn, áp dụng các.
Đây là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao uy tín của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường mở. + Dịch vụ thu - chi theo yêu cầu: Dịch vụ này thu - chi tiền lưu động, chi tiền, chi hộ lương tại các cơ quan, đơn vị của khách hàng tiếp tục được duy trì và thực hiện tốt, được nhiều bạn hàng tín nhiệm, bình quân mỗi tháng chi khoản 100 tỷ đồng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh tuy có tăng nhưng còn rất thấp so với mức cho phép của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, điều đó thấy được chất lượng tín dụng của chi nhánh là tốt trong điều kiện thị trường tín dụng cạnh tranh gay gắt, tìm kiếm khách hàng mới có uy tín là vô cùng khó đối với một chi nhánh mới được thành lập. Mặt khác cũng nhờ vào hoạt động tín dụng phát triển mà Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An năm 2006 đã được xếp loại 3A và là chi nhánh cấp 1 loại 2 theo xếp hạng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng đầu tư vốn cho vay, khả năng sinh lời vốn, và tỷ lệ nợ xấu.
Từ những bất cập nói trên chứng tỏ thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An chưa phải thực sự tốt, còn tiềm tàng nhiều rủi ro vì vậy cần thiết phải tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và đề ra các giải pháp hợp lý để đảm bảo an toàn và nâng cao khả năng sinh lời cho chi nhánh trong thời gian tới. Trong các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn thì nguyên nhân do cơ chế chính sách chiếm một tỷ lệ không phải là nhỏ, sự thay đổi trong cơ chế chính sách của nhà nước khiến cho nhiều doanh nghiệp không thay đổi kịp và không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng..Tất cả những điều đó khiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn hơn và chứa đựng nhiều rủi ro hơn.
Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ- tín dụng cần có sự hướng dẫn và yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng một hệ thống các chỉ số và giới hạn có tính cảnh báo trước về các cạm bẫy và nguy cơ rủi ro cao cần phòng tránh như những lĩnh vực Ngân hàng không được cho vay thêm vì rủi ro đạo đức quá cao hoặc đã đến ngưỡng (giới hạn cho vay đối với một ngành, một vùng cụ thể để phân tán rủi ro). Nên cần cung cấp thêm cho các chi nhánh của mình các thông tin về hoạt động của ngành như lợi tức, lợi nhuận bình quân, thông tin về trình độ khoa học công nghệ của ngành, chủ trương chính sách quản lý vĩ mô của Nhà Nước, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các mối quan hệ của khách hàng với các chi nhánh khác trong và ngoài hệ thống.