Chiến lược phát triển dài hạn của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đến năm 2015 và những giải pháp thực hiện

MỤC LỤC

Các loại chiến lược kinh doanh

Căn cứ vào phạm vi của chiến lược, người ta chia chiến lược kinh doanh làm hai loại

Chiến lược chung của doanh nghiệp thường đề cập tới những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài. Thông thường trong doanh nghiệp, loại chiến lược bộ phận này gồm : Chiến lược sản phẩm, chiến lược gía cả, chiến lược phân phối và chiến lược giao tiếp và khuếch trương (chiến lược yểm trợ bán hàng). Chiến lược chung và chiến lược bộ phận liên kết với nhau thành một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh.

Không thể coi là một chiến lược kinh doanh, nếu chỉ có chiến lược chung mà không có chiến lược bộ phận được thể hiện bằng các mục tiêu và mỗi mục tiêu lại được thể hiện bằng một số chỉ tiêu nhất định. Nếu căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược thì chiến lược kinh doanh được.

Nếu căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược thì chiến lược kinh doanh được chia làm bốn loại

Tư tưởng chỉ đạo hoạch định chiến lược ở đây bắt đầu từ sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnh tranh. Thí dụ, trong số các loại sản phẩm thì doanh nghiệp có ưu thế hơn các doanh nghiệp khác sản phẩm nào hoặc trong một loại sản phẩm thì chi tiết nào. Ưu thế tương đối có thể biểu hiện bằng nhiều mặt như : chất lượng hoặc gía bán sản phẩm, dịch vụ ; hoặc công nghệ sản xuất, mạnh lưới tiêu thụ….

Trong loại chiến lược này, việc xây dựng được tiếp cận theo cách cơ bản là luôn luôn nhìn thẳng vào những vấn đề vẫn được coi là phổ biến, khú làm khỏc được để đặt cõu hỏi ô tại sao ằ, nhằm xột lại những điều tưởng như đã kết luận. Từ việc đặt liên tiếp các câu hỏi và nghi ngờ sự bất biến của vấn đề, có thể có được những khám phá mới làm cơ sở cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. Cách xây dựng chiến lược ở đây không nhằm vào nhân tố then chốt, mà nhằm vào khai thác khả năng có thể có của các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt.

Tóm lại, doanh nghiệp nên có một cách thức chủ động hơn là chỉ phản ứng lại với môi trường hoạt động, và nên nổ lực tạo ảnh hưởng, dự đoán trước và tạo ra môi trường hơn là chỉ phản ứng với những sự kiện. Các chiến lược gia thành công thường giành thời gian để nghĩ về công việc của mình, họ đang ở đâu cùng với doanh nghiệp, và họ muốn gì với cương vị một nhà quản trị doanh nghiệp, rồi thực hiện các chương trình và chính sách để từ nơi đang đứng đến được nơi mà họ mong muốn trong một thời gian hợp lý.

Ý nghĩa của việc định hướng chiến lược phát triển Hãng hàng không quốc gia Việt Nam

Trên nền thành tựu chung của đất nước thời kỳ đổi mới, với vị thế đã được khẳng định, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đề ra nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ phát triển chiến lược giai đoạn 2006-2015, Tổng công ty sẽ lãnh đạo thực hiện mục tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển Tổng công ty với định hướng: “Nhanh chóng đi vào hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, chú trọng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng vị thế của Vietnam Airlines trở thành một hãng có tầm cỡ, tiến tới là một trong những hãng dẫn đầu khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng” (Trích Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam lần thứ II). Thực hiện mục tiêu chiến lược này, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đưa ra những định hướng lớn trong lãnh đạo xây dựng và phát triển Vietnam Airlines gồm phát triển và tham gia thị trường vận tải hàng không, hiện đại hóa đội máy bay, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, điều hành khai thác, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ…. Tóm lại, chiến lược phát triển của Vietnam Airlines là một bộ phận quan trọng trong việc hoạch định sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Trong chiến lược phát triển của Vietnam Airlines thì vấn đề hiện đại hóa đội máy bay, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, điều hành khai thác, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cải tổ bộ máy tổ chức… là những vấn đề cốt lừi. Chiến lược phát triển giúp cho ngành vận tải hàng không phát triển phù hợp với tốc độ phát triển của đất nước, với thị trường ngày càng lớn và với nhu cầu ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng của ngành hàng không. Xây dựng chiến lược phát triển của Vietnam Airlines là hướng vào quá trình phát triển và hội nhập theo xu hướng toàn cầu hóa, nằm trong chiến lược phát triển ngành hàng không Việt Nam nói riêng và giao thông vận tải nói chung và trong tổng thể chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc dân.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA.

Quá trình hình thành và phát triển Hãng hàng không quốc gia Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam Airlines đã mở rộng mạng đường bay đến hơn 20 điểm trong nước và 22 điểm quốc tế tại các nước châu Á, châu Úc, châu Âu và châu Mỹ.

Đánh giá tổng quát thực trạng

    Sản lượng vận chuyển hàng hoá của Vietnam Airlines và các đối thủ cạnh tranh giai đoạn 1995-2005

    MẠNG ĐƯỜNG BAY VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRỰC TIẾP CỦA VIETNAM AIRLINES TẠI THỜI ĐIỂM 30/06/2004.