Đánh giá thực trạng công tác phân tích công việc tại Công ty Tư vấn xây dựng Điện I

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN I

Như vậy chỉ với những tiêu chuẩn trên thì các CBCNV trong công ty chưa thể hiểu rừ chức năng nhiệm vụ chớnh của cỏc trưởng đơn vị là gỡ, hơn nữa những tiêu chuẩn này qui định chung cho trưởng các đơn vị mà công việc của mỗi người lãnh đạo bộ phận không giống nhau. Chính vì thế khi công việc cần có sự phối kết hợp giữa các phòng ban thì nhân viên thực hiện công việc ở phòng ban này phải liên hệ qua trưởng phòng kia sau đó mới biết mình phải làm việc với ai, việc đó cũng mất rất nhiều thời gian và sự phối kết hợp gặp khó khăn. Ví dụ khi ban thanh tra nhận được đơn khiếu kiện của một nhân viên về việc người đó được chia lương không công bằng, ban thanh tra phải qua trưởng phòng TCCB-LĐ mới biết nhân viên nào trong phòng chuyên phụ trách việc chia lương cho công nhân viên và sau đú sẽ làm việc trực tiếp với chuyờn viờn đú để làm rừ đơn khiếu kiện.

Đến nay sau một thời gian nỗ lực và phấn đấu, công ty đã trở thành một trong năm đơn vị tư vấn chính của ngành điện, có đủ chức năng thực hiện công tác tư vấn xây dựng điện toàn diện cả nguồn và lưới điện, đời sống của CBCNV đã được cải thiện rừ rệt, ban lónh đạo cụng ty cũng đó nhận thức được sự cần thiết phải thực hiện công tác PTCV ở công ty mình nhưng vẫn chưa có thời gian để tổ chức thực hiện. Hơn nữa, phòng TCCB-LĐ phụ trách về các vấn đề nhân sự của công ty cũng chưa quan tâm đến vấn đề này nên chưa tư vấn cho ban lãnh đạo về tầm quan trọng của công tác PTCV, cho rằng không có tiêu chuẩn nào để đo lường sự thực hiện công việc hoặc cho rằng mọi người trong công ty đều đã có năng lực…Các cán bộ của phòng lại chưa được đào tạo chính qui về chuyên ngành QTNL, để thực hiện công tác PTCV đầu tiên phải thuê chuyên gia bên ngoài về tập huấn cho cán bộ của phòng trước. Tuy nhiên, theo các cán bộ làm công tác lao động của công ty thì hiện nay công ty vẫn trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động, thừa những người nói trên mà công ty dự định sẽ giảm đi nhưng mặt khác công ty vẫn còn đang thiếu những cán bộ có năng lực làm việc.

Do không có bản yêu cầu của công việc với người lao động đối với từng vị trí công việc cho nên công ty chưa thực hiện kế hoạch hóa lao động một cách cụ thể và chi tiết, hay nói cụ thể hơn là công ty chưa dự tính được nguồn cung cấp những lao động mà công ty đang cần. Tuy nhiên vì chưa có bản yêu cầu của công việc với người thực hiện nên các tiêu chuẩn công ty đưa ra để tuyển chọn người lao động mới còn thiếu, mới chỉ chú trọng đến các tiêu chuẩn chuyên môn như trình độ được đào tạo, chuyên ngành được đào tạo và trình độ ngoại ngữ, tin học mà những người tham gia thi tuyển phải đạt được mà chưa chú trọng đến các kĩ năng khác như khả năng làm việc độc lập, khả năng thích nghi, sự hòa đồng…. Cũng chính vì không có tiêu chuẩn thực hiện công việc nên khi các trưởng phòng đánh giá nhân viên thường dựa vào cảm tính của mình để cho điểm, vì thế có thể với cùng một mức độ thực hiện công việc nhưng phòng này thì được đánh giá là hoàn thành công việc tốt nhưng phòng khác chỉ được đánh giá là hoàn thành công việc đạt yêu cầu.

Hiện nay theo đánh giá chung của Tổng công ty điện lực Việt Nam mặc dù các trang thiết bị của công ty trang bị cho các khóa đào tạo rất đầy đủ, theo thống kê năm 2003 một phần hai số lượng các giáo viên là lao động của công ty vẫn chưa có đủ các kĩ năng sư phạm và kinh nghiệm giảng dạy nên đã làm giảm hiệu quả của công tác đào tạo phát triển. Hiện nay công ty đang có khái niệm lương mới, ngoài lương theo thời gian và lương theo sản phẩm còn có lương hiệu quả sản phẩm: là tiền lương trả theo các tiêu thức điểm đạt được của từng cá nhân trong kỳ quyết toán lương, các điểm số đánh giá theo mức độ đóng góp mang lại hiệu quả công việc được giao với số ngày công thực tế không phụ thuộc vào lương cấp bậc bản thân.

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

Đối với công ty tư vấn xây dựng điện I công tác này nên để cho phòng TCCB-LĐ chịu trách nhiệm chính trong toàn bộ quá trình thực hiện vì phòng chịu trách nhiệm về công tác nhân sự trong công ty. Các nhà lãnh đạo công ty sử dụng các bản MTCV vào phân công công việc, đánh giá thực hiện đối với các nhân viên mà mình quản lí, yêu cầu những người lãnh đạo bộ phận sử dụng các bản MTCV để làm các công việc tương tự, có như thế công tác PTCV mới phát huy được đầy đủ tác dụng của nó. ∗ Phó phòng TCCB-LĐ là tổ trưởng tổ công tác vì phó phòng là người chịu trách nhiệm về cơ cấu bộ máy của toàn công ty, là người soạn thảo 47 qui trình hướng dẫn trong hệ thống văn bản thực hiện quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 do đó phó phòng là người am hiểu công việc của các phòng ban trong công ty.

Đối với chuyên viên phụ trách về công tác ĐT PTNNL trong khi thực hiện công việc luôn phải phối hợp với các phòng ban khác để xác định nhu cầu đào tạo, cỏn bộ được đào tạo… Đối với chuyờn viờn hiểu rừ cụng việc của từng loại lao động để làm căn cứ tính tiền lương. Đối với lao động quản lí thì do tính chất công việc là lao động bằng trí tuệ cho nên sử dụng phương pháp phỏng vấn là thích hợp nhất vì nhà phân tích nhiều khi không thể quan sát được họ thực hiện công việc như thế nào. − Xác định mục đích của quan sát là quan sát công nhân làm việc tại công trường để xem họ phải thực hiện những nhiệm vụ gì, họ thực hiện công việc như thế nào từ đó thu được những thông tin cần thiết để tiến hành công tác PTCV.

Việc thu thập thông tin bằng cách kết hợp từng cặp phương pháp đó có ưu điểm là: phương pháp bảng hỏi có thể áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng, phương pháp quan sát sẽ bổ sung cho nhà phân tích những thông tin không thu được qua bảng hỏi vì nó cho phép nhà phân tích thu được những thông tin chính xác và chi tiết. − Tin học: Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học liên quan đến lĩnh vực quản lí nhân lực: Quản lí lương hành chính sự nghiệp, phần mềm quản trị nhân lực và các chương trình tin học: Excel,Word. − Phải chấp hành sự phân công của trưởng phòng trong phạm vi nhiệm vụ được giao và những công việc kết hợp với các bộ phận khác trong công ty, có trách nhiệm phối hợp với các chuyên viên khác thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức trách.

− Mục tiêu của chương trình đào tạo phải cụ thể , thể hiện kết quả cần đạt tới của lớp học như trình độ và kiến thức kĩ năng cần đạt tới của CBCNV sau khóa đào tạo, cơ cấu và số lượng học viên, khoảng thời gian để thực hiện lớp học…. Ban lãnh đạo sau khi đã đồng ý thì phải có trách nhiệm trong suốt quá trình PTCV của công ty, xem xét lựa chọn những người có khả năng làm công việc này nhất để thành lập tổ công tác, có kế hoạch thuê chuyên gia bên ngoài đến tập huấn cho tổ công tác, hỗ trợ các phương tiện. Đối với phòng TCCB- LĐ sau khi đã tham mưu cho ban lãnh đạo nên tiến hành PTCV thì phải xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác này: dự trù kinh phí, xác định thời điểm phù hợp để tiến hành phân tích, tổng hợp lại các loại công việc trong công ty… Chỉ khi nào CBCNV nhiệt tình tham gia, giúp cán bộ phân tích trả lời trung thực các câu hỏi trong bảng câu hỏi, sẵn sàng hợp tác với tổ công tác thì công tác PTCV mới có thể tiến hành một cách thuận lợi.

Ban lãnh đạo cần phải sử dụng các bản MTCV để bố trí, sắp xếp, hướng dẫn người lao động hoàn thành các nhiệm vụ của phòng, lãnh đạo các bộ phận sử dụng các bản MTCV để đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên trong phòng.