MỤC LỤC
Viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 25% tổng số ODA toàn cầu và thường ưu tiên cho những chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực: y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục-đào tạo, các vấn đề về xã hội: xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và miền núi, cấp thoát nước sinh hoạt, nghiên cứu các chương trình-dự án phát triển và tăng cường thể chế bảo vệ môi trường môi sinh, quản lý đô thị, nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, hỗ trợ ngân sách, thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm hỗ trợ Chính phủ nước nhận viện trợ hoạch định các chính sách hoặc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư bằng hoạt động điều tra, giám sát, đánh giá tài nguyên, hiện trạng kinh tế kỹ thuật xã hội các ngành, vùng, lãnh thổ. Viện trợ có hoàn lại (ODA có hoàn lại-tín dụng ưu đãi): Nhà tài trợ sẽ cho nước cần vốn vay một khoản tiền hoặc hàng hóa (bao gồm cả vật tư, nguyên nhiên liệu) tùy theo quy mô và mục đích đầu tư với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp, trong đó yếu tố không hoàn lại của khoản vay tối thiểu phải là 25%.
ODA hỗn hợp: Là các khoản ODA kết hợp một phần không hoàn lại và có hoàn lại theo các điều kiện của OECD, những yếu tố không hoàn lại phải đạt không dưới 25% của tổng giá trị các khoản đó; hoặc có thể kết hợp một phần không hoàn lại, một phần ưu đãi và một phần tín dụng thương mại. - WB: Hiện có 180 nước thành viên với chức năng chính là cung cấp vốn vay, viện trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách giúp các nước thành viên đang phát triển xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống bằng cách thúc đẩy tăng trưởng bền vững và đầu tư vào con người.
Các công ty này nhận được sự ưu đãi của nước tiếp nhận trong công việc kinh doanh, cụ thể như: giành được quyền ưu tiên trong các cuộc đấu thầu, bán sản phẩm, có môi trường hạ tầng tốt thông qua tài trợ ODA để nâng cao hiệu quả nguồn vốn FDI của mình vào nước tiếp nhận ODA. - Đối với quốc gia hỗ trợ dự án, khi chấp nhận cung cấp ODA có nghĩa là một động tác cộng phí từ ngân sách nước họ đã được hình thành, tiếp theo là nhà thầu của quốc gia này cũng trúng thầu để họ trực tiếp thực hiện dự án theo nội dung điều ước hỗ trợ nguồn vốn ODA mà Chính phủ hai nước đã chấp thuận và ký kết.
Chúng ta nằm ngoài danh sách các nước nhận viện trợ của Mỹ trong một thời gian khá dài kể từ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam (kể từ ngày 30/04/1975). Trong thời gian ấy, Mỹ viện trợ cho chủ yếu Thailand và Phillipine. Đối với khu vực Châu Phi, các nước như Cameroon, Tanzanya.. đây là khu vực tập trung hầu hết các nước nghèo nhất trên thế giới nên nguồn viện trợ đi vào các nước này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại và nguồn viện trợ thường chiếm tỷ lệ cao so với các khu vực khác. Tuy nhiên, nguồn viện trợ dành cho các nước này lại không mấy hiệu quả, tổng chi phí đầu tư vào khu vực này rất cao, thấp nhất cũng chiếm 20% GDP của các nước này nhưng mặc dù có viện trợ nhưng mức tăng trưởng của các nước này chỉ đạt khoảng 1% đến 3%). Với một nguồn vốn đầu tư quá lớn nhưng hiệu quả mang lại thấp đã làm nản lòng các Nhà tài trợ và họ muốn tìm kiếm một khu vực khác có tính hấp dẫn hơn và Châu Á là khu vực họ thấy là có thể đáp ứng được yêu cầu đó do tốc độ phát triển của GDP ngày càng tăng, điều kiện về môi trường kinh tế-chính trị ổn định.
- Thứ ba: Đối với các chương trình, dự án về phát triển giáo dục, xóa đói giảm nghèo, điện khí hóa nông thôn. Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam cần có chính sách thích hợp để thu hút nguồn vốn này.
- Vấn đề giải phóng mặt bằng và tái định cư cho dân luôn gặp khó khăn do phần phân bổ ngân sách để đền bù cho người dân thường thiếu và chưa hợp lý làm chậm tiến độ của dự án dẫn đến thời gian giải ngân bị kéo dài, theo đó giá cả tăng kinh phí đền bù lại thiếu phải điều chỉnh dự án. - Các khó khăn trong khâu chuẩn bị dự án, các quy định hiện hành không chỉ quy định nguồn vốn ngân sách cho hoạt động của bộ phận chuẩn bị dự án mà chỉ quy định dự án được thực hiện bằng nguồn vốn nào thì giai đoạn chuẩn bị cũng phải sử dụng nguồn vốn đó. - Chưa cú quy chế tài chớnh trong nước rừ ràng cho từng lọai tài trợ, trờn cơ sở đó khi chuẩn bị dự án các chủ đầu tư tính tóan dự trù cân đối tài chính cho từng giai đoạn phát triển ở địa phương, cơ chế vay lại theo qui định của Chính phủ quá chung chung không cụ thể, khi thực hiện thì thiếu tính thống nhất giữa các địa phương, thiếu và không thực tế các quy định về chế độ chi tiêu từ nguồn vốn đối ứng cho việc thuê chuyên gia ngắn hạn trong và ngoài nước, lao động hợp đồng ngắn hạn cho dự án, thuê văn phòng Ban QLDA, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách thuế và các cơ quan hữu quan như Hải quan trong việc tính thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu phục vụ cho dự án thuộc nhóm hàng phải chịu thuế (giá tính thuế là giá trúng thầu của dự án hay giá quy định của cơ quan Hải quan) vì đây là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến khâu lập kế hoạch vốn đối ứng hàng năm của Ban QLDA;.
- Hoạt động của Ban QLDA là một hoạt động phối hợp giữa hai khung pháp luật của Nhà tài trợ và bên tiếp nhận, vì vậy đòi hỏi các cán bộ thuộc Ban QLDA phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm nhất định.
Vận động vốn ODA từ WB: WB là tổ chức tài chính đa phương lớn nhất thế giới, có khả năng tài trợ các dự án có quy mô lớn về các lĩnh vực từ nghiên cứu chính sách đến các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở nhiều cấp độ khác nhau mang tính chiến lược, một khi các tổ chức của WB tham gia nghiên cứu hoặc đầu tư ở một lĩnh vực nào đó sẽ là điểm khởi đầu thu hút các nhà tài trợ khác cùng quan tâm và sẽ đồng tài trợ cho các dự án có liên quan. Bên cạnh đó, các bộ phận trong quá trình quản lý dự án sẽ cùng nhau họp, làm việc và chia sẻ các kỹ năng và kiến thức cần thiết với nhau (Knowledge Sharing) để khi cần thiết (trường hợp chuyên viên của 1 bộ phận nghỉ hoặc có việc bận đột xuất hoặc bộ phận nào đó có quá nhiều dự án) có thể sử dụng chuyên viên các bộ phận khác để thực hiện dự án mà vẫn đảm bảo dự án được quản lý một cách có hiệu quả và khoa học. - Sau khi hoàn thành các chương trình, dự án ODA, trên cơ sở báo cáo về quá trình của dự án và tính hiệu quả mà các chương trình, dự án mang lại, UBND TP, Sở KHĐT TP nên cùng Ban QLDA và các Nhà tài trợ tiến hành đánh giá tổng thể lại dự án để thấy được những thành công và những điểm còn bất cập của mỗi dự án để từ đó có cái nhìn tổng thể cũng như kế hoạch, chiến lược cho các chương trình, dự án tiếp theo.
Củng cố lại các Ban QLDA về công tác chuyên môn, cần bổ sung cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm trong quản lý dự án, không kiêm nhiệm, đào tạo bổ sung, tăng cường trách nghiệm, yêu cầu các Ban QLDA xây dựng các quy chế hoạt động của từng Ban QLDA, trong đó phải xác định được mối quan hệ với các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương, nội dung và trách nhiệm của từng chức danh trong bộ máy Ban QLDA theo từng giai đoạn của dự án.